Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 01/2024/TT-BGDĐT quy định Chuẩn mực cơ sở giáo dục đại học, bao gồm các chuẩn mực, tiêu chí là yêu cầu tối thiểu về điều kiện đảm bảo chất lượng và chỉ số đánh giá kết quả hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
- 8 góp ý của Hiệp hội với dự thảo đề án đào tạo nhân lực phát triển công nghệ cao
- Diện mạo công trình giáo dục chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô của quận Cầu Giấy
- Lớp học dựng cấp tốc trong 2 ngày ở Sơn La: Không để học sinh gián đoạn việc học
- Điều động, luân chuyển để giải quyết bài toán thừa – thiếu GV cục bộ
- Những chính sách về lương, phụ cấp trong dự thảo Luật Nhà giáo mới nhất
Đặc biệt, một trong những yêu cầu về tiêu chuẩn cơ sở vật chất theo Thông tư 01 quy định ít nhất 70% giảng viên cơ hữu được bố trí khu vực làm việc và bàn làm việc riêng tại trường, theo phòng chung hoặc phòng riêng nhưng không ít hơn 6m2 cho mỗi người.
Bạn đang xem: Yêu cầu GV toàn thời gian có diện tích làm việc riêng 6m2/người, ĐH gặp khó
Nội dung này nhận được nhiều ý kiến khác nhau, trong đó đa số ý kiến cho rằng, quy định ít nhất 70% giảng viên cơ hữu được bố trí không gian làm việc riêng, tối thiểu 6m2/giáo viên là một trong những khó khăn, thách thức lớn đối với một số trường.
Việc quy định diện tích làm việc riêng 6m2 cho mỗi giảng viên tại các trường học là một thách thức lớn.
Trao đổi với Tạp chí Giáo dục Việt Nam, Nhà giáo Ưu tú, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phương, Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng cho biết, đây là điểm mới tích cực với hướng dẫn chi tiết cụ thể tại Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT ngày 05/02/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về điều kiện làm việc đối với giảng viên.
Về mặt lợi ích, đối với giảng viên, quy định này thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với điều kiện làm việc của nhà giáo, tạo không gian làm việc tốt hơn cho nhà giáo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Đối với các cơ sở giáo dục mới đầu tư, đây là cơ sở pháp lý giúp cho việc lập kế hoạch, xin cấp đất cho các dự án đầu tư, đầu tư xây dựng mới… được thuận tiện, dễ dàng và minh bạch.
Đồng thời, đối với các cơ sở giáo dục đã xây dựng trước đó, đây cũng là cơ sở để các trường rà soát, sắp xếp lại nơi làm việc theo hướng ưu tiên giảng viên trong phạm vi nguồn lực hiện có.
Nhà giáo ưu tú, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phương, Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng. Ảnh: Website nhà trường
Bên cạnh những ưu điểm, theo ông Phương, quy định này cũng đặt ra thách thức đối với các trường học xây dựng sẵn tại nội thành, diện tích khuôn viên trường hạn chế.
Các cơ sở này đang gặp khó khăn trong việc cấp phép cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới do chủ trương di dời các bộ, ngành, trường học ra khỏi nội thành theo Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ. Cho đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa có tiêu chí cụ thể về việc di dời các trường đại học ra khỏi nội thành.
Xem thêm : Nắm vững quy trình lọc ảo, tránh trượt đại học oan
Bên cạnh đó, nhiều cơ sở giáo dục cũng gặp khó khăn trong việc bố trí, sắp xếp lại không gian cho giảng viên vì không có nhiều vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất.
“Khó khăn hiện nay của Học viện Ngân hàng cũng như nhiều cơ sở giáo dục khác trong nội thành là việc cấp phép các dự án xây dựng mới do chủ trương di dời các trường đại học ra khỏi nội thành theo Quyết định 130/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Trụ sở chính tại 12 Chùa Bộc được xây dựng từ những năm 1960 và đã được cải tạo nhiều lần để đáp ứng quy mô đào tạo của trường. Việc bố trí không gian làm việc cho giảng viên tuân thủ theo quy định của nhà nước. Đồng thời, Ban giám hiệu nhà trường luôn xác định, ưu tiên và tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho đội ngũ giảng viên trong điều kiện thực tế của trường và luôn được các giảng viên chia sẻ”, ông Phương cho biết.
Cùng quan điểm, theo Thạc sĩ Phạm Thái Sơn – Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Trường Đại học Công thương TP.HCM, quy định phân bổ 6m2 cho mỗi giảng viên giúp đảm bảo điều kiện làm việc cho giảng viên, thuận lợi hoàn thành nhiệm vụ.
Tuy nhiên, quy định phân bổ 6m2 cho mỗi giảng viên là một thách thức lớn đối với các trường đại học về mặt cơ sở vật chất. Đối với các trường gặp khó khăn về cơ sở vật chất, việc bố trí không gian làm việc riêng cho giảng viên có thể là thách thức. Các trường cần có kế hoạch cải thiện cơ sở vật chất và không gian làm việc để đáp ứng các yêu cầu của Thông tư.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung, Giám đốc Trung tâm truyền thông, Trường Đại học Bách khoa TP.HCM, Thông tư số 01/2024/TT-BGDĐT về tiêu chuẩn giảng viên quy định ít nhất 70% giảng viên cơ hữu được bố trí không gian làm việc riêng, tối thiểu 6m2/giảng viên. Nhìn chung, quy định này sẽ giúp giảng viên có không gian riêng để hoàn thành tốt nhiệm vụ tại đơn vị công tác của mình.
Trên thực tế, giảng viên cần có không gian riêng để thực hiện các nhiệm vụ khác ngoài công tác giảng dạy, vì vậy khi một trường đại học có quỹ đất lớn đảm bảo các quy định trên sẽ tạo điều kiện rất tốt để giảng viên thực hiện nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả.
Trường hiện đang đào tạo trình độ tiến sĩ, đào tạo theo định hướng ứng dụng thực tiễn cao nên hệ thống phòng thực hành, trung tâm thí nghiệm, nghiên cứu và không gian hoạt động ngoại khóa, nghệ thuật, thể thao đã chiếm dụng quỹ đất rất lớn.
Vì vậy, cho đến nay, song song với việc bố trí không gian làm việc riêng, đầy đủ bàn ghế, máy tính cho cán bộ, giảng viên tại các phòng làm việc của Khoa/Viện, nhà trường đã chú trọng xây dựng các không gian như thư viện, phòng nghiên cứu, phòng hội nghị, phòng họp, phòng vệ sinh để giảng viên sử dụng ngoài giờ giảng dạy tại giảng đường.
Đối với cán bộ nghiên cứu, có phòng làm việc riêng phục vụ cho quá trình nghiên cứu và đóng góp cho hoạt động khoa học. Với quy mô hiện tại, nhà trường có thể đáp ứng được quy định về phòng làm việc riêng cho giảng viên.
Nên đầu tư vào những khu vực cần cơ sở hạ tầng
Theo ông Sơn, việc bố trí không gian làm việc cho giảng viên là cần thiết để giúp giảng viên tập trung hơn vào công việc. Tuy nhiên, quy định về bố trí không gian làm việc cho giảng viên cần được triển khai linh hoạt, tùy theo điều kiện thực tế của từng cơ sở giáo dục.
Xem thêm : Ngành Luật, Luật Kinh tế có điểm chuẩn cao nhất 2024 của Trường Đại học Mở TPHCM
Ngoài ra, trong thời đại số hiện nay, một số ngành nghề như luật, kinh tế, du lịch…, giảng viên có thể tiến hành công tác nghiên cứu và giảng dạy thông qua các công cụ trực tuyến như phần mềm quản lý nghiên cứu, hệ thống học tập điện tử (LMS), nền tảng họp trực tuyến như Zoom, Microsoft Teams hay Google Meet.
Do đó, có thể ưu tiên đầu tư vào các ngành đòi hỏi cơ sở vật chất, các ngành như công nghệ, kỹ thuật, y học… cần không gian làm việc như phòng thí nghiệm, phòng nghiên cứu.
Đồng thời, cần có cơ chế khuyến khích hình thành các phòng nghiên cứu trong trường để giảng viên có thể nghiên cứu, phục vụ cho việc hướng dẫn học viên cao học, nghiên cứu sinh…
Ảnh minh họa: HUTECH
Cùng quan điểm đó, theo cô Dung, phần lớn giảng viên dành thời gian ở giảng đường, ngoài thời gian nghiên cứu ở thư viện, họp chuyên môn hay làm việc theo phân công… ở nhiều không gian khác nhau.
Việc bố trí không gian làm việc thoải mái, đầy đủ tiện nghi sẽ tạo điều kiện cho giáo viên làm việc tốt tại đơn vị, bên cạnh đó còn tạo điều kiện, cơ hội để đội ngũ giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển bản thân, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy.
Đề xuất để các cơ sở giáo dục đại học có thể triển khai nội dung này dễ dàng, thuận tiện hơn mà vẫn đảm bảo yêu cầu, chất lượng đào tạo, ông Phương chia sẻ, trước mắt, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm ban hành danh mục, nêu rõ tiêu chí, lộ trình, biện pháp di dời các trường đại học cần di dời ra khỏi nội đô Hà Nội.
Thứ hai, để quy định trên đi vào thực tế, các cơ quan hữu quan như Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân các địa phương… cần ban hành văn bản hướng dẫn thống nhất để các trường dễ thực hiện. Đối với các trường xây dựng trong nội thành có diện tích vừa và nhỏ, cần có hướng dẫn chi tiết để thuận lợi cho việc xác định đánh giá, xếp hạng chuẩn giáo dục đại học;
Thứ ba, thành phố Hà Nội cần có chính sách hỗ trợ cho các trường học nội thành có nguồn lực về vốn, đất đai được xây dựng các công trình tạm trong khuôn viên trường để đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập của học sinh như bãi đỗ xe cho học sinh, không gian làm việc của giảng viên.
Cuối cùng, cũng cần có nguồn hỗ trợ đầu tư để các trường chưa tự chủ được về chi đầu tư có thể đầu tư xây dựng thêm cơ sở vật chất đáp ứng được các điều kiện trên.
Hiền Trang
https://giaoduc.net.vn/yeu-cau-gv-toan-thoi-gian-co-dien-tich-lam-viec-rieng-6m2nguoi-dh-gap-kho-post245577.gd
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục