Tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc ở Việt Nam vẫn còn cao.
Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Trần Thị Nhị Thủy, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, theo Tổ chức Y tế Thế giới, hút thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Khói thuốc lá chứa 69 chất gây ung thư, các bệnh tim mạch, bệnh đường hô hấp và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ. Sử dụng thuốc lá gây ra hơn 8 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới.
- Người phụ nữ 39 tuổi ở Phú Thọ bị đột quỵ sau 5 ngày đau đầu
- Cách làm nước chấm thịt gà luộc chuẩn vừa ngon ngọt, vừa đậm đà
- Giá bia Tiger hôm nay 2024 Giá bao nhiêu tiền 1 thùng, 1 két, lon?
- 100gr Súp lơ bao nhiêu calo? Ăn súp lơ có tăng cân không?
- Trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu kịp thời sơ cứu cho bệnh nhân cao tuổi bị đột quỵ
Tại Việt Nam, mặc dù đã có nhiều nỗ lực và đạt được kết quả bước đầu trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá nhưng nước ta vẫn là một trong 15 nước có tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc lá cao nhất thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN.
Bạn đang xem: Việt Nam thuộc nhóm 15 quốc gia có tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc lá nhiều nhất thế giới
Toàn cảnh Hội thảo cung cấp thông tin về tác hại của thuốc lá và vai trò của chính sách thuế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá. Ảnh: N.Mai
Theo bà Trần Thị Nhị Thủy, trước những tác hại về sức khỏe, thiệt hại kinh tế mà thuốc lá gây ra cho cá nhân, gia đình, xã hội và môi trường, Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Nghị quyết 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cũng đã xác định giải pháp “Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng có hại cho sức khỏe như đồ uống có cồn, đồ uống có ga, thuốc lá để hạn chế tiêu dùng”.
Ngày 08/6/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đến năm 2025. Theo đó, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đến năm 2025, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10 năm 2024) và được thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5 năm 2025).
Bà Thủy cho biết, việc áp dụng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ tác động đến nhận thức và hành vi tiêu dùng thuốc lá được đánh giá trên nhiều khía cạnh.
Tuy nhiên, hiện nay, theo đánh giá của các chuyên gia, mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá tại dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) vẫn còn thấp, tác động kiểm soát tốt hơn tình trạng tiêu thụ thuốc lá, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân chưa được như mong đợi.
Tăng thuế thuốc lá để giảm bệnh tật và tử vong
Tại hội thảo, các chuyên gia cho biết một trong những thách thức lớn nhất mà chúng ta đang phải đối mặt là thuốc lá rất rẻ ở Việt Nam. Trong những năm qua, thuốc lá đã trở nên dễ mua hơn đối với người dân vì giá thuốc lá vẫn giữ nguyên trong khi thu nhập của họ tăng lên. Đây là điều cần phải thay đổi.
Xem thêm : Phát hiện viên sỏi ‘khủng’ trong bàng quang người đàn ông 34 tuổi ở Ninh Bình
Số liệu mới nhất do Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, mức tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam đang bắt đầu tăng trở lại. Từ năm 2022 đến năm 2023, tổng sản lượng thuốc lá tăng hơn 10%.
Theo TS Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, với xu hướng hiện nay, Việt Nam sẽ khó đạt được mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá là giảm tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới xuống dưới 36% vào năm 2030.
“Chúng ta cần phải hành động mạnh mẽ hơn để giảm tình trạng sử dụng thuốc lá ở Việt Nam và bảo vệ sức khỏe cũng như tính mạng của người dân”, Angela Pratt cho biết.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tăng thuế và giá thuốc lá là giải pháp quan trọng, đóng góp khoảng 60% hiệu quả trong việc giảm sử dụng thuốc lá. Theo đó, tỷ lệ thuế thuốc lá so với giá bán lẻ phải cao, đạt ít nhất 75% giá bán lẻ mới thực sự có tác động hiệu quả trong việc giảm tiêu thụ.
Trong khi đó, tại Việt Nam, thuế và giá thuốc lá vẫn còn thấp, giúp người dân và trẻ em dễ dàng tiếp cận và sử dụng.
Hình minh họa
Theo Bộ Y tế, từ năm 2008 đến năm 2019, Việt Nam đã 3 lần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá, nhưng mức tăng thuế mỗi lần chỉ 5% và khoảng thời gian giữa các lần tăng thuế khá dài (năm 2008: tăng thuế suất từ 55% lên 65%; năm 2016 (sau 8 năm) tăng từ 65% lên 70%; năm 2019 (sau 3 năm): tăng từ 70% lên 75%).
Mặc dù thuế tiêu thụ đặc biệt là 75% nhưng tổng thuế trên giá bán lẻ chỉ chiếm 38,8%. Do đó, Việt Nam nằm trong số các nước có mức thuế suất và giá thuốc lá thấp nhất thế giới, thấp hơn mức trung bình của các nước ASEAN.
Xem thêm : Trái tim của thanh niên chết não hiến tạng tại Hà Nội đã đập những nhịp đầu tiên
Do đó, tại Hội thảo, Bộ Y tế đề xuất, để đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thuốc lá và mức thuế theo khuyến cáo của WHO trong Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030, ngoài mức thuế suất 75%, thuế suất tuyệt đối phải đạt 15.000 đồng/bao (20 điếu/bao).
Lựa chọn này sẽ giúp đạt được mức thuế suất là 65% giá bán lẻ, gần với khuyến nghị của WHO (70-75% giá bán lẻ) và giúp giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở nam giới xuống còn 36% vào năm 2030.
Mối quan ngại về việc tăng thuế thuốc lá và sự thật
Trước đề xuất tăng thuế thuốc lá, một số ý kiến cho rằng việc này sẽ làm tăng giá sản phẩm, dẫn đến thuốc lá nhập lậu vào Việt Nam nhiều hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, điều này không đúng.
Trên thực tế, có nhiều bằng chứng cho thấy giá cả không phải là động lực thúc đẩy buôn lậu. Nhiều người hút thuốc lá lậu sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các nhãn hiệu không có sẵn trong nước. Yếu tố quan trọng nhất trong việc giải quyết nạn buôn lậu hoặc buôn bán thuốc lá bất hợp pháp là năng lực thực thi và nỗ lực của chính quyền.
Ngoài ra, một số nhà sản xuất thuốc lá cho rằng việc tăng thuế sẽ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên, điều này cũng không đúng. Bởi vì khi giá thuốc lá tăng, mọi người sẽ chi tiền cho các sản phẩm khác.
Từ đó, đất nước chúng ta có nhiều doanh thu hơn để đầu tư trở lại nền kinh tế – trong các lĩnh vực như y tế và giáo dục. Những lĩnh vực này sẽ làm tăng năng suất và tăng trưởng của đất nước.
Nghệ An triển khai Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/viet-nam-thuoc-nhom-15-quoc-gia-co-ty-le-nam-gioi-truong-thanh-hut-thuoc-la-nhieu-nhat-the-gioi-172240813150252442.htm
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Cẩm nang