Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 01/2024/TT-BGDĐT quy định Chuẩn mực cơ sở giáo dục đại học gồm 6 tiêu chuẩn và 20 tiêu chí.
- Ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Đông hoàn thành xuất sắc 13/13 chỉ tiêu thi đua
- Không còn chỉ tiêu hạng cao hơn, GV có thành tích làm sao để được thăng hạng?
- Từ ngày mai 2-5, thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT
- Trường ĐH Nguyễn Tất Thành: Ngành Y đa khoa điểm chuẩn cao nhất 23 điểm
- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam in thêm 10 triệu bản SGK cho học sinh vùng lũ
Theo đó, Tiêu chuẩn 2.3 của Tiêu chuẩn 2 quy định tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ như sau:
Bạn đang xem: Tỷ lệ GV có trình độ tiến sĩ ở một số trường thấp hơn nhiều so với chuẩn
“Không thấp hơn 20% và từ năm 2030 không thấp hơn 30% đối với các cơ sở giáo dục đại học không đào tạo trình độ tiến sĩ; không thấp hơn 5% và từ năm 2030 không thấp hơn 10% đối với các trường đào tạo chuyên ngành không đào tạo trình độ tiến sĩ;
Không thấp hơn 40% và từ năm 2030 không thấp hơn 50% đối với cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ tiến sĩ; không thấp hơn 10% và từ năm 2030 không thấp hơn 15% đối với trường đào tạo chuyên ngành có đào tạo tiến sĩ”.
Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT cũng nêu rõ: “Công bố kết quả thực hiện Chuẩn đầu ra của cơ sở giáo dục đại học đối với các cơ sở giáo dục đại học trước ngày 30 tháng 6 hằng năm, bắt đầu từ năm 2025 đối với năm báo cáo trước đó”.
Như vậy, đến thời điểm công bố kết quả thực hiện Chuẩn đầu ra giáo dục đại học (2025), tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ tại các trường đại học không đào tạo tiến sĩ phải đạt tối thiểu 20%, tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ tại các trường đại học đào tạo tiến sĩ phải đạt tối thiểu 40%.
Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ ở một số trường đại học vẫn còn thấp.
Theo tìm hiểu của phóng viên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam, hiện nay, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ tại một số trường đại học đang đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ vẫn còn thấp so với chuẩn tại Thông tư 01: “Không thấp hơn 20% và từ năm 2030 không thấp hơn 30% đối với các cơ sở giáo dục đại học không đào tạo trình độ tiến sĩ”.
Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng: Theo báo cáo công khai về đội ngũ giảng viên cơ hữu năm học 2023-2024, hiện nay trường có 71 giảng viên cơ hữu. Trong đó, có 13 giảng viên có trình độ tiến sĩ.
Theo đó, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ của trường chiếm 18,3%.
Có thể thấy, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ của trường tuy đã gần với yêu cầu của Thông tư 01 nhưng là 20% đối với các cơ sở giáo dục đại học không đào tạo trình độ tiến sĩ. Tuy nhiên, đến năm 2030, trường cần đạt tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ không dưới 30% để đáp ứng yêu cầu của thông tư này.
Theo báo cáo công khai về đội ngũ giảng viên cơ hữu của Trường Đại học Kinh tế – Công nghệ năm học 2023-2024, hiện nay nhà trường có 732 giảng viên cơ hữu. Trong đó, có 95 giảng viên có trình độ tiến sĩ, chiếm 13% số giảng viên có trình độ tiến sĩ của trường.
Như vậy, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ của trường cần tăng thêm 7% để đạt chuẩn vào năm 2025 và từ năm 2030 toàn trường phải đạt không dưới 30% đối với các cơ sở giáo dục đại học không đào tạo trình độ tiến sĩ.
Ngoài ra, Tiêu chuẩn 2.3 của Tiêu chuẩn 2 quy định tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ cũng nêu rõ: “Không thấp hơn 40% và từ năm 2030 không thấp hơn 50% đối với các cơ sở giáo dục đại học có trình độ tiến sĩ”.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên Tạp chí Giáo dục điện tử Việt Nam với một số cơ sở đào tạo đến trình độ tiến sĩ thì tỷ lệ này vẫn còn khá xa.
Theo báo cáo công khai về đội ngũ giảng viên cơ hữu của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng năm học 2024-2025, trường có 227 giảng viên cơ hữu. Trong đó, 59 giảng viên có trình độ tiến sĩ, chiếm 25,9%.
So với tiêu chí 2.3, tiêu chuẩn 2 của Thông tư 01, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ của trường vẫn còn khá xa so với yêu cầu là 40% vào năm 2025. Và mục tiêu phấn đấu đạt tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ không dưới 50% vào năm 2030 càng khó khăn hơn.
Theo báo cáo công khai về đội ngũ giảng viên cơ hữu của Trường Đại học Bách khoa Thái Nguyên năm học 2023-2024, trường có 367 giảng viên cơ hữu. Trong đó, 95 giảng viên có trình độ tiến sĩ, chiếm 25,8%.
Có thể thấy đây là một thách thức vì từ nay đến năm 2025, nhà trường cần tăng 14,2% giảng viên có trình độ tiến sĩ để đáp ứng yêu cầu của Thông tư 01 và 24,2% giảng viên có trình độ tiến sĩ để đạt mục tiêu tối thiểu 50% vào năm 2030.
Nhiều thách thức trong việc thu hút giảng viên có trình độ tiến sĩ
Trao đổi với phóng viên, PGS, TS Ngô Như Khoa – Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp (Đại học Thái Nguyên) cho biết, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định về chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học là đúng đắn và cần thiết.
Tuy nhiên, Thông tư số 01/2024/TT-BGDĐT ban hành Chuẩn mực cơ sở giáo dục đại học (có hiệu lực từ ngày 22/3/2024) hiện đang là một trong những thách thức đối với các trường, đặc biệt là việc đảm bảo điều kiện cho giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ.
Việc thu hút giảng viên có trình độ tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư là rất khó khăn vì để thu hút được giảng viên có trình độ cao cần phải có chế độ đãi ngộ, thu nhập tốt.
Ngoài ra, phần lớn số lượng này tập trung ở hai khu vực chính là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đối với các trường xa trung tâm, điều kiện về vị trí địa lý và điều kiện kinh tế – xã hội còn hạn chế, gặp khó khăn về kinh phí để thu hút đội ngũ giáo viên có trình độ cao. Do đó, các trường chỉ có thể đi theo con đường tự xây dựng, đào tạo đội ngũ, cử giảng viên đi học chứ không thể chi nhiều tiền để thu hút.
Mặt khác, một số trường đại học tư thục có nguồn đầu tư lớn và nằm ở trung tâm sẽ thu hút được giảng viên có trình độ cao khi trường có số lượng sinh viên đông, các trường đại học tư thục sẽ sẵn sàng chi trả, tạo ra chính sách đãi ngộ tốt hơn so với các trường đại học công lập. Điều này cũng tạo ra sự cạnh tranh trong việc tuyển dụng giảng viên.
Thu Trang
https://giaoduc.net.vn/ty-le-gv-co-trinh-do-tien-si-o-mot-so-truong-thap-hon-nhieu-so-voi-chuan-post245278.gd
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục