Mùa đông là thời điểm cao điểm mọi người thích tụ tập cùng nhau thưởng thức món lẩu. Tuy nhiên, ăn quá nhiều lẩu sẽ không tốt cho sức khỏe.
- 4 cuộc đời được hồi sinh nhờ tạng hiến của chàng trai 17 tuổi quê Phú Thọ
- Người đàn ông 54 tuổi phải cắt cụt chân do sai lầm sau khi trật khớp gối
- Cứu ngư dân gặp tai nạn đứt gần lìa chân ở Trường Sa
- Củng cố đề kháng cho con trong giai đoạn thiếu hụt miễn dịch
- Uống bao nhiêu ly rượu mỗi tuần có nguy cơ mắc ung thư?
Bác sĩ tiêu hóa Vương Uy Đạo vừa chia sẻ về một trường hợp của mình. Một người đàn ông Trung Quốc 50 tuổi phát hiện mình bị trào ngược dạ dày thực quản cách đây 10 năm. Mỗi lần đi khám sức khỏe, bệnh nhân đều từ chối nội soi. Thay vào đó, anh ta tùy tiện mua thuốc suốt 2 năm qua.
Bạn đang xem: Từ ca bệnh mắc ung thư dạ dày, bác sĩ cảnh báo thói quen ăn lẩu
Nhưng gần đây, anh cảm thấy mệt mỏi, sụt cân, đi tiêu phân đen nên quyết định đến bệnh viện. Lúc này, bệnh nhân nam được buộc phải nội soi dạ dày và phát hiện khối u. Kết quả sinh thiết cho thấy đó là ung thư giai đoạn 2. Bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật ngay và được theo dõi trong thời gian tới.
Xem thêm : Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (4): Thương người bệnh mà ở lại, lỡ ra đi sẽ quay về
Lẩu là sự lựa chọn yêu thích của nhiều người trong mùa đông. Ảnh minh họa: Bản Mai
Theo Thời báo Trung Quốc Bệnh nhân trên là giám đốc công ty nên thường xuyên đi ăn để tiếp khách. Anh thường chọn đi đến các quán lẩu.
Ung thư dạ dày và chế độ ăn uống có liên quan. Thực phẩm quá mặn, thực phẩm nướng và thực phẩm chua lần lượt là ba yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh. Trong số đó, lẩu là món ăn tiềm ẩn nhiều dầu mỡ và mặn, đặc biệt có hại cho những người thích uống nước.
Trang Aboluowang cũng cảnh báo một số thói quen thường gặp khi ăn lẩu không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là dạ dày như đun sôi liên tục, ăn đồ chưa chín kỹ và cho nhiều ớt cay.
Xem thêm : Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh
Bác sĩ Vương thông tin, ung thư dạ dày không có nhiều dấu hiệu ở giai đoạn đầu. Sau đó, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như trào ngược dạ dày thực quản, chán ăn, khó tiêu và sưng tấy vùng bụng dưới. Tuy nhiên, đa số người bệnh sẽ không coi trọng và cho rằng đây là những triệu chứng thường gặp của bệnh đường tiêu hóa.
Các triệu chứng giai đoạn cuối của ung thư dạ dày bao gồm nôn mửa, đau bụng, phân có máu, cổ trướng, vàng da và sụt cân. Trong trường hợp bệnh nhân bị phù nề, họ có thể tăng cân.
Theo bác sĩ Vương, nếu người dân muốn tránh xa ung thư dạ dày cần hạn chế ăn đồ mặn, đồ nướng, đồ chua. Trường hợp phát hiện nhiễm Helicobacter pylori phải điều trị triệt để, đặc biệt đối với người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày. Nguy cơ mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa trong cùng một gia đình tăng cao vì mọi người đều có thói quen sinh hoạt và ăn uống giống nhau.
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/tu-ca-benh-mac-ung-thu-da-day-bac-si-canh-bao-thoi-quen-an-lau-172241222090015507.htm
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Cẩm nang