Ngày 27/8, Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG TP.HCM) phối hợp với Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ, Tổng lãnh sự quán Nhật Bản, Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP.HCM tổ chức Hội thảo “Đối thoại giữa trường đại học và doanh nghiệp về phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ cao”.
- Xem xét quy định thời gian công bố phương án thi tuyển sinh lớp 10 sớm
- Biết đỗ ĐH nhờ xét tuyển sớm, có học sinh trượt tốt nghiệp vì chểnh mảng ôn tập
- Năm học này, Sở GD TPHCM tăng cường kiểm tra, giám sát các trường ngoài công lập
- Quận Hoàn Kiếm khai mạc tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời
- Quận Ba Đình trao quyết định cho 17 thầy cô làm HT, hiệu phó trường công lập
Quang cảnh buổi thảo luận. Ảnh: PV
Bạn đang xem: TP Hồ Chí Minh: Sẽ đào tạo hàng chục nghìn kỹ sư, thạc sĩ lĩnh vực công nghệ cao
Hội thảo tập trung thảo luận về nhu cầu, chất lượng, thách thức và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực công nghệ bán dẫn, công nghệ sinh học và trí tuệ nhân tạo.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), một trong những thách thức đối với Việt Nam để đạt được mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045 là nguồn nhân lực. Nguồn cung nhân lực trình độ cao hiện nay của Việt Nam vẫn còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của các ngành công nghiệp và công nghệ.
Xem thêm : Trường Đại học Mở Hà Nội mở cổng đăng ký xét tuyển sớm năm 2024
Từ đó, WB khuyến nghị các giải pháp, bao gồm cam kết cung ứng từ các cơ sở giáo dục đại học, tăng đầu tư vào R&D và mở rộng đào tạo trong các lĩnh vực STEM, trong đó Nhà nước đóng vai trò chủ đạo.
Trong chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh xác định ba định hướng đào tạo và nghiên cứu trọng tâm cho các lĩnh vực công nghệ bán dẫn, công nghệ sinh học và trí tuệ nhân tạo (AI).
Về đào tạo, chiến lược xác định đào tạo: 1.800 kỹ sư và 500 thạc sĩ thiết kế vi mạch; đào tạo và cấp chứng chỉ công nghiệp và quốc tế về thiết kế vi mạch cho khoảng 15.000 kỹ sư; 10.000 kỹ sư, cử nhân, 3.200 thạc sĩ và 600 tiến sĩ công nghệ sinh học và một số lĩnh vực liên quan; 20.000 cử nhân, kỹ sư, 2.000 thạc sĩ, 300 tiến sĩ công nghệ thông tin và AI.
Về nghiên cứu, chiến lược xác định nắm vững một số công nghệ cốt lõi và nền tảng trong các lĩnh vực công nghệ bán dẫn, công nghệ sinh học và trí tuệ nhân tạo. Đồng thời, một số doanh nghiệp ban đầu và khởi nghiệp sẽ được hình thành trong các lĩnh vực này.
Xem thêm : Làm gì để thu hút thí sinh giỏi theo học các ngành khoa học cơ bản?
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM phát biểu tại hội thảo. Ảnh: PV
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM nhấn mạnh, cùng với sứ mệnh đào tạo, bồi dưỡng nhân tài có tri thức toàn diện, trách nhiệm xã hội, năng lực lãnh đạo và tư duy đổi mới sáng tạo, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vai trò của giáo dục đào tạo, khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo đối với sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước đặt ra yêu cầu cao đối với Đại học Quốc gia TP.HCM trong việc tạo ra động lực tăng trưởng mới, không gian phát triển mới cho TP.HCM và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ.
Tại hội thảo, nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn đang hoạt động tại Khu công nghệ cao TP.HCM như Samsung, Intel, Synopsys, Kaopiz, Realtech… cho rằng, việc hợp tác với các trường đại học để phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ cao đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp là rất cần thiết. Để sự hợp tác này đi vào thực chất, các trường đại học cần hợp tác với doanh nghiệp để đào tạo nguồn nhân lực cả về lý thuyết và kiến thức thực hành, đáp ứng ngay yêu cầu làm việc tại các phòng nghiên cứu, nhà máy.
Cũng tại hội thảo, Tổng lãnh sự quán 3 nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc tại TP.HCM cũng trao đổi về kế hoạch đầu tư của các nước này vào Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao và các chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực.
https://hanoimoi.vn/tp-ho-chi-minh-se-dao-tao-hang-chuc-nghin-ky-su-thac-si-linh-vuc-cong-nghe-cao-676007.html
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục