Tiến sĩ Lê Thanh Minh, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Nghiêm Y.
- TH Ngô Quyền xếp TKB 8 tiết/ngày: Phụ huynh ý kiến, lãnh đạo trường nói gì?
- Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 đầu tiên theo chương trình mới: Khẩn trương chuẩn bị, hỗ trợ tối đa
- Học viện Múa Việt Nam: Chưa đăng tải báo cáo công khai vì mới đào tạo hệ đại học
- Giá cả tăng cao nhưng mức hỗ trợ HS nội trú giữ nguyên, hiệu trưởng có kiến nghị
- Trường Đại học Gia Định công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học năm 2024
Phát biểu tại hội thảo, TS Lê Thanh Minh, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cho biết, TP.HCM có khoảng 55 trường đại học và 35 trường cao đẳng nghề. Mặc dù số lượng các cơ sở đào tạo này khá lớn nhưng sự kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Một khảo sát gần đây cho thấy, chỉ có khoảng 42% chương trình đào tạo của trường đại học có tính thực tiễn cao và khoảng 35% sinh viên tham gia chương trình thực tập tại doanh nghiệp.
Bạn đang xem: TP Hồ Chí Minh: Khoảng 35% sinh viên tham gia các chương trình thực tập tại doanh nghiệp
Tương tự, Thạc sĩ Trần Văn Tứ, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM, cho biết thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập trong việc định hướng đào tạo, đáp ứng thời lượng 50-70% thời lượng dành cho thực hành, nhất là thực hành, thực tế tại doanh nghiệp.
Xem thêm : 17h ngày 27-8, thí sinh trúng tuyển đại học phải hoàn thành việc xác nhận nhập học trực tuyến
Theo Thạc sĩ Trần Văn Tứ, hiện nay chưa có cơ chế chính thức về phối hợp, kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp để phục vụ cho quá trình đào tạo, thực hành, thực tập của sinh viên tại doanh nghiệp; mức độ quan tâm, chủ động của cả nhà trường và doanh nghiệp chưa phù hợp; đặc thù của từng ngành đào tạo có yêu cầu khác nhau về tổ chức thực hành, thực tập, thực tế nên cả nhà trường và doanh nghiệp đều gặp khó khăn…
Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: Nghiêm Y.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Chi Lan, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sài Gòn cho biết, việc tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp và cơ sở giáo dục là bước đi quan trọng để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế – xã hội. Để thành công, cần có sự hợp tác, nỗ lực của tất cả các bên liên quan. Do đó, sự kết nối chặt chẽ, hiệu quả giữa doanh nghiệp và cơ sở giáo dục là yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng đào tạo, bảo đảm người tốt nghiệp có thể đáp ứng ngay nhu cầu của thị trường lao động.
Xem thêm : Tháo gỡ rào cản thể chế đối với các cơ sở giáo dục đại học tự chủ
Sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM tìm kiếm thông tin tuyển dụng từ doanh nghiệp. Ảnh: Nghiêm Y.
Trong khi đó, TS Đỗ Thanh Vân, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố, cho biết, việc kết nối giữa các cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp đã làm tăng đáng kể chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, cho thấy tính đúng đắn và cần thiết của nó. Tuy nhiên, trong các hoạt động cụ thể của sự kết nối này vẫn còn một số hạn chế như việc ký kết các thỏa thuận hợp tác giữa hai bên đôi khi chỉ mang tính hình thức.
Vì vậy, đi vào bản chất, doanh nghiệp cần thực sự quan tâm đến nội dung kết nối giữa hai bên, cần xem nhà trường là khách hàng về mặt cung ứng lao động, thực sự chia sẻ mong muốn với hoạt động đào tạo của nhà trường để đáp ứng thực tiễn công nghệ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại doanh nghiệp. Về phía nhà trường, cần tiếp tục đa dạng hóa các loại hình, phương thức đào tạo như đào tạo tập trung tại trường, đào tạo tại cơ sở sản xuất kinh doanh, đào tạo theo nhu cầu của xã hội… để kết nối hiệu quả trong khai thác, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, tránh lãng phí cho xã hội.
https://hanoimoi.vn/tp-ho-chi-minh-khoang-35-sinh-vien-tham-gia-cac-chuong-trinh-thuc-tap-tai-doanh-nghiep-674341.html
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục