Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ trao danh hiệu tập thể lao động xuất sắc cho các đơn vị. Ảnh: Nghiêm Y
- Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh mới nhất
- Đề xuất tách dạy thêm độc lập, trường học, GV không dạy thêm thu tiền
- PGS.TS Đào Thanh Trường được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
- Nhiều ĐH “trắng” ký túc xá, trường có thì xa địa điểm học tập, SV chật vật
- GS.Chử Đức Trình: Bồi dưỡng nhân tài là kim chỉ nam của Trường Đại học Công nghệ
Năm học 2024-2025, TP.HCM có 1.707.220 học sinh, tăng 24.097 học sinh so với năm học trước. Trong đó, tăng cao nhất là bậc trung học cơ sở với 490.394 học sinh, tăng hơn 7.000 học sinh.
Bạn đang xem: Thành phố Hồ Chí Minh: Tiếp tục triển khai xây dựng “thành phố học tập toàn cầu UNESCO”
Xem thêm : Giảm 3% nguồn thu học phí dành cho học bổng: Trường đại học nói gì?
Năm học vừa qua, ngành đã đưa vào sử dụng 48 công trình, với 672 phòng học mới, với tổng mức đầu tư hơn 1.503 tỷ đồng. Tuy nhiên, năm học này vẫn còn những khó khăn như: Chỉ tiêu xây dựng trường chuẩn quốc gia còn thấp. Tiến độ xây dựng trường theo kế hoạch mặc dù được quan tâm nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu. Sĩ số học sinh/lớp vẫn cao so với quy định, tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày chưa đạt chỉ tiêu. Trang thiết bị dạy học hiện đại chưa được đầu tư đồng bộ, kịp thời giữa lớp học và trường học…
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Hiếu cho biết, ngành giáo dục và đào tạo thành phố đã xác định chủ đề cho năm học 2024-2025 là “Kỷ cương, trách nhiệm, đổi mới, chuyển đổi số để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tại TP.HCM”.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, số lượng học sinh tăng khoảng 25.000 người mỗi năm, áp lực lên nhà trường rất lớn, nhưng thành phố đã làm tốt công tác chuyển đổi số, tạo điều kiện cho học sinh không có hộ khẩu vẫn được tham gia học tập (thành phố có 347.000 học sinh không có hộ khẩu)…
Xem thêm : Trưởng phòng Phòng Đào tạo Trường ĐH Phạm Văn Đồng đạt tiêu chuẩn xét PGS
Theo ông Phạm Ngọc Thưởng, điểm ấn tượng là thành phố có những mô hình, chương trình, dự án thành công như: Mô hình lớp học số, mô hình lớp học mở, Đề án 5695 về “Dạy và học toán, khoa học, tiếng Anh tích hợp chương trình tiếng Anh và tiếng Việt” tại các trường công lập trên địa bàn đã phát huy được lợi thế của thành phố. Đặc biệt, trong công tác quản lý, Sở đã phân cấp, giao quyền, tự chủ cho các trường, phân cấp tự chủ về tài chính, tuyển sinh…
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Lệ đề nghị, trong năm học 2024-2025, ngành Giáo dục và Đào tạo cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như: Tiếp tục triển khai kế hoạch xây dựng “Thành phố học tập toàn cầu UNESCO trên địa bàn giai đoạn 2024-2030” vào năm 2024, thực hiện đầy đủ cam kết xây dựng thành phố học tập, tạo điều kiện cho mọi người dân có cơ hội học tập suốt đời, không phân biệt độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn hay hoàn cảnh xã hội. Đồng thời, triển khai hiệu quả kế hoạch thực hiện “Chiến lược phát triển giáo dục thành phố từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, xây dựng thành phố trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho cả nước và khu vực Châu Á.
https://hanoimoi.vn/thanh-pho-ho-chi-minh-tiep-tuc-trien-khai-xay-dung-thanh-pho-hoc-tap-toan-cau-unesco-674940.html
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục