Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
- Giáo viên dạy lớp 9 tập huấn về kỳ thi đầu tiên vào lớp 10 theo chương trình mới
- Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đào tạo Dược Lâm sàng gắn chặt với yêu cầu tuyển dụng
- Thế hệ trẻ là người tiên phong dẫn dắt Việt Nam trong kỷ nguyên AI
- Chi tiết điểm trúng tuyển đợt 2 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
- Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên khai giảng, chào đón hơn 3.500 tân sinh viên
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu. Sự phát triển của một số công nghệ đột phá như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ sinh học, công nghệ mạng 5G… đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của xã hội, trong đó có hoạt động kinh tế, làm thay đổi nền tảng, thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế tri thức, đổi mới sáng tạo, mang lại nhiều cơ hội cho nền kinh tế.
Bạn đang xem: Thách thức của cuộc cách mạng 4.0 và tầm quan trọng của kiến thức Luật Kinh tế
Internet, điện toán đám mây… tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận các ứng dụng khoa học công nghệ thuận tiện, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi các tổ chức, doanh nghiệp phải tìm cách thích ứng với khoa học công nghệ hiện đại, tìm giải pháp quản lý phù hợp, ứng dụng công nghệ mạnh vào hoạt động kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh. Môi trường mới này sẽ phát sinh nhiều vấn đề mới, phức tạp đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải nghiên cứu, đánh giá, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách phù hợp, tạo hành lang pháp lý phục vụ cho hoạt động kinh tế.
Tại sao kiến thức về Luật kinh tế lại quan trọng?
Tiến sĩ Vũ Hải Anh – Giảng viên Khoa Luật, Học viện Ngân hàng cho biết, Luật kinh tế là ngành luật chuyên ngành, trang bị cho người học kiến thức pháp lý về lĩnh vực kinh tế để giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực này cũng như góp phần bảo đảm các hoạt động kinh tế được duy trì theo trật tự chung phù hợp.
“Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng chịu tác động lớn của xu hướng toàn cầu hóa, phát triển không biên giới, hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đang tạo ra nhiều thay đổi trong phương thức lãnh đạo, quản lý, điều hành của các tổ chức nói chung và doanh nghiệp nói riêng, thúc đẩy nhu cầu học hỏi, nâng cao trình độ của nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực cốt lõi, chất lượng cao. Việc hiểu biết các vấn đề pháp lý phức tạp trong lĩnh vực kinh doanh sẽ là lợi thế lớn cho các đơn vị tham gia vào các hoạt động này”, TS. Vũ Hải Anh cho biết.
Cơ hội và thách thức đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực Luật kinh tế
Luật kinh tế hiện nay được xác định là một trong những ngành nghề nhận được sự quan tâm đặc biệt của xã hội với nhu cầu học tập ngày càng tăng. Trước những biến động liên tục của môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế, việc trang bị kiến thức về Luật kinh tế là nền tảng, tiền đề để có chính sách phát triển kinh doanh phù hợp cũng như hạn chế rủi ro trong hoạt động này.
Ngoài ra, việc trang bị kiến thức về Luật kinh tế sẽ là nền tảng vững chắc tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người học. Nhu cầu về tư vấn pháp lý, phân tích, đánh giá các vấn đề phát sinh trong kinh doanh cũng như hỗ trợ các thủ tục pháp lý cần thiết ngày càng được nhiều doanh nghiệp có thu nhập khá cao tìm kiếm.
Hiểu được điều này, Học viện Ngân hàng đã mở chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Luật kinh tế. Với thế mạnh đào tạo trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Luật kinh tế của Học viện Ngân hàng được xây dựng với các học phần chuyên sâu về luật tài chính và luật ngân hàng, tạo nên nét riêng biệt và khác biệt so với các cơ sở đào tạo khác.
Xem thêm : Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực hoạt động xuất bản
Học viện Ngân hàng mở và tuyển sinh chương trình thạc sĩ Luật kinh tế
Khi theo học chương trình đào tạo này, học viên không chỉ được cung cấp kiến thức lý thuyết và thực hành sâu rộng, hiện đại về pháp luật kinh tế mà còn được trang bị kiến thức liên ngành phù hợp, đặc biệt là lĩnh vực tài chính – ngân hàng với các chuyên ngành như: Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp; Thẩm định dự án đầu tư; Kỹ năng giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, Kỹ năng lãnh đạo, quản lý…
Bên cạnh đó, Học viện Ngân hàng đặc biệt chú trọng đến hoạt động thực hành hỗ trợ cho hoạt động đào tạo. Học viện Ngân hàng đã xây dựng và củng cố mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với nhiều đơn vị đào tạo, cơ quan nhà nước, đơn vị sử dụng lao động trong lĩnh vực pháp luật. Điều này giúp chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật kinh tế tại Học viện có sự gắn kết chặt chẽ giữa kiến thức lý thuyết và kinh nghiệm thực tế.
Trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động kinh tế, việc trang bị cho nhà đầu tư kiến thức pháp luật kinh tế sẽ giúp họ tự tin, chủ động và thành công. Chương trình thạc sĩ Luật kinh tế tại Học viện Ngân hàng sẽ trang bị cho học viên không chỉ kiến thức mà còn cả kỹ năng, giúp người tốt nghiệp có năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc triển khai, quản lý và nâng cao hoạt động chuyên môn, thích ứng tốt với môi trường làm việc trong nước và quốc tế.
Thông tin tuyển sinh chương trình Thạc sĩ Luật kinh tế của Học viện Ngân hàng năm 2024, thí sinh có thể xem TẠI ĐÂY.
Hà An
https://giaoduc.net.vn/thach-thuc-cua-cuoc-cach-mang-40-va-tam-quan-trong-cua-kien-thuc-luat-kinh-te-post244653.gd
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục