- Liên tiếp 2 người ở Phú Thọ bất ngờ hôn mê sâu sau khi xuống bể chứa ngâm thực phẩm
- Sẩn ngứa khắp người, người phụ nữ 51 tuổi ở Phú Thọ đi khám bất ngờ dương tính với giun đũa chó mèo
- Huyết áp thấp uống gì để nhanh hồi phục sức khỏe?
- Sản phẩm hỗ trợ lợi sữa khoa học, thành phần thiên nhiên
- Phát động cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3: ‘Cùng khỏe, cùng đẹp, cùng hạnh phúc’
Sau khi Báo Sức khỏe và Đời sống đăng tải loạt bài “Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi”, tòa soạn đã nhận được nhiều điện thoại, email chia sẻ và đồng cảm với nguyện vọng chính đáng của các y bác sĩ, người lao động trên cả nước. Không chỉ trong hệ thống y tế công lập, mà nhiều đồng nghiệp trong khối y y tế tư nhân, các ngchuyên gia, nhà xây dựng chính sách… đều ủng hộ đề xuất của Bộ Y tế xây dựng dư thảo về tăng phụ cấp đặc thù với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch.
Nhiều cơ quan báo chí trung ương, địa phương, cũng như các tài khoản mạng xã hội uy tín cũng thể hiện quan điểm về việc cần có sự thay đổi bứt phá sau 13 năm qua rất nhiều lần tăng lương mà phụ cấp trực, phẫu thuật của y bác sĩ có người ở mức thấp nhất vẫn “mười mấy nghìn” (!).
Bạn đang xem: Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (5): Thu nhập tương xứng là xung lực thúc đẩy nền y tế phát triển
Những quy định này thấp và trễ nhịp với thời giá đến mức làm bất ngờ cả những người thụ hưởng dịch vụ y tế công.
Gần nửa đêm giữa tháng 10 tại Trung tâm Cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai, chị Nguyên đã chăm chồng 2 tuần ở đây. Đây là tuyến cuối của tuyến cuối. Là đặc biệt của đặc biệt. Bệnh chồng chị nặng nhưng “vào Bạch Mai” vốn đã là sự trấn an tinh thần quá lớn cho anh chị rồi. Chị chắc mẩm không ở đâu tốt hơn được nữa. Bởi chị Nguyên đã được chứng kiến và bị choáng váng bởi guồng quay công việc của các thầy thuốc, nhân viên y tế Bạch Mai.
Ngay hôm đầu chồng ở Trung tâm Cấp cứu, chị đã chóng mặt. Bệnh nhân vào viện liên tục, từ người già, trẻ con, thanh niên bị tai nạn giao thông… Nhân viên y tế chạy đi chạy lại phòng này, phòng kia nào khám, nào hội chẩn, nào hỏi tiền sử bệnh, nào tiêm, nào uống thuốc… Đủ thứ âm thanh quay cuồng. Người kêu đau, người hối hả. Cả đêm không lúc nào yên. Y bác sĩ ngồi ấm chỗ còn khó, đừng nói đến chuyện tranh thủ ngủ.
Y bác sĩ làm công tác cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai.
“Nhà báo thông tin chuẩn không đấy”, chị Nguyên ngỡ ngàng khi chúng tôi phỏng vấn và tiện chia sẻ rằng những người đang trực điều trị cứu chị được phụ cấp mỗi đêm là 115.000 đồng. Đây là Bạch Mai, là hạng đặc biệt, còn y bác sĩ ở tuyến huyện, xã còn thấp hơn nhiều.
“Là một người dân, tôi hoàn toàn đồng ý tăng phụ cấp trực cho y bác sĩ, bởi họ quá vất vả”, chị Nguyên nói ngắn gọn dù không thể nhớ hết được những con số, nhưng mức phụ cấp khác nhau. Nhưng ở đây 2 tuần, người phụ nữ này thấu hiểu 15.000 đồng tiền ăn mỗi phiên trực 24/24h là cao hay thấp, chị biết ca mổ hạng đặc biệt đứng chôn chân 8 đến 12 tiếng nhận cao nhất 280.000 đồng là xứng hay không…
Từ năm 2022, trong phát biểu tại hội nghị câu lạc bộ giám đốc bệnh viện các tỉnh phía Bắc, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã chia sẻ, mặc dù thời gian đào tạo y bác sĩ dài hơn các ngành nghề khác, chưa kể đến thời gian đào tạo chuyên sâu, thực hành sau đó, học tập liên tục nhưng đãi ngộ, tiền lương lại không nhiều. Thực tế, hiện nay việc thu hút học sinh cho ngành điều dưỡng rất khó khăn, sinh viên học ra trường đi làm lương thấp, áp lực cao.
“Bên cạnh đó, chế độ tiền trực, phụ cấp cho nhân viên y tế hiện rất thấp được xây dựng từ nhiều năm trước, đến nay đã không còn phù hợp” – Bộ trưởng Đào Hồng Lan nói.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trò chuyện với lực lượng y tế ứng trực tại điểm sạt lở do ảnh hưởng bão số 3 ở Yên Bái.
Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ về đánh giá tình hình KT-XH tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, ĐBQH Nguyễn Tri Thức – Đoàn ĐBQH TPHCM, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, các khoản phụ cấp cho nhân viên y tế vẫn thực hiện theo Quyết định 73 từ năm 2011, đến nay đã 13 năm nên rất lạc hậu.
ĐBQH – Thứ trưởng Nguyễn Tri Thức dẫn lại quy định trong Quyết định 73, mức phụ cấp thường trực 24/24h là 115.000 đồng/người, hỗ trợ tiền ăn 15.000/người đối với bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt.
“Ca ghép thận hay phẫu thuật tim đòi hỏi kỹ thuật rất cao, bác sỹ phẫu thuật chính, bác sỹ gây mê chính được bồi dưỡng 280.000 đồng; 2 bác sỹ phụ mổ, kỹ thuật viên gây mê 200.000 đồng; điều dưỡng giúp việc 120.000 đồng” – ĐBQH – Thứ trưởng Nguyễn Tri Thức dẫn chứng.
ĐBQH Nguyễn Tri Thức – Đoàn ĐBQH TP HCM, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu trong phiên thảo luận KT-XH.
Còn ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga – Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho biết nhận được nhiều phản ánh của nhân viên y tế rằng chế độ phụ cấp quá ít ỏi, trong khi công việc lại quá vất vả, đặc biệt thời điểm xảy ra dịch COVID-19.
Phân tích thêm cho quan điểm đồng ý tăng phụ cấp thường trực, phụ cấp chống dịch, bà Việt Nga nói: “Không ai chắc chắn rằng trong tương lai có thể xảy ra một dịch bệnh nào tương tự như COVID-19, hoặc thậm chí thảm khốc hơn hay không. Khi xảy ra dịch bệnh, trọng trách của nhân viên y tế, trong đó có nhân viên tuyến cơ sở rất nặng nề bởi họ là đội ngũ chăm sóc sức khỏe ban đầu, đội ngũ tại chỗ và tham gia chống dịch đầu tiên…”
Xem thêm : Bàn thờ ông Táo chuẩn phong thủy, đúng quy cách nhất
Chia sẻ thêm, đại biểu Việt Nga trăn trở, sau dịch COVID-19, nhân viên y tế cơ sở bỏ việc, chuyển việc khá nhiều. Nguyên nhân có một phần do chế độ đãi ngộ không phù hợp, không xứng đáng với công sức!
ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga – Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương.
Bà Phạm Thị Thanh Thuỷ – Phó Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam chia sẻ, nghề y được xác định “là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt”. Quyết định 73 được ban hành từ năm 2011, qua 13 năm triển khai áp dụng, trong khi lương cơ sở đã có 8 lần điều chỉnh từ 830.000 đồng đến nay là 2.340.000 đồng, tăng 182% so với năm 2011, nhưng phụ cấp ngành y tế vẫn chưa có sự điều chỉnh tương xứng, hơn nữa quy định về phụ cấp hiện nay là quá thấp và không còn phù hợp với chỉ số trượt giá giá tiêu dùng với tình hình kinh tế, đời sống hiện nay.
Thực trạng này ảnh hướng rất lớn đến lương, thu nhập của cán bộ y tế, chưa tương xứng với những đóng góp, sự hy sinh, vất vả của đội ngũ cán bộ y tế trong công tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Thấu hiểu những vất vả của hàng trăm nghìn cán bộ y tế, người lao động ngành y và lắng nghe ý kiến đề xuất, kiến nghị của cử tri, Bộ Y tế đã xin ý kiến cấp có thẩm quyền nhất trí và Bộ đã triển khai xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch.
Hôm 8/10, Bộ Y tế đã công bố dự thảo này để lấy ý kiến người dân và các đơn vị liên quan, dự kiến trình Chính phủ vào tháng 11 tới đây. Trong dự thảo này có nhiều điều chỉnh tăng cả mức phụ cấp trực, phẫu thuật và chống dịch…
Các y bác sĩ Bệnh viện Việt Đức thực hiện ghép gan cho bệnh nhân.
Theo đó, đề xuất tăng tiền trực 24/24h lên 325.000 đồng đối với bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt; 255.000 đồng với bệnh viện hạng II. Các bệnh viện còn lại tăng lên 185.000 đồng. Trạm y tế xã tăng gấp 3, lên 75.000 đồng. Còn tiền ăn điều chỉnh lên 45.000 đồng/người/phiên trực.
Chế độ phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật cũng tăng theo. Cụ thể, phẫu thuật viên chính của ca mổ loại đặc biệt tăng gấp 3 lần lên 790.000 đồng. Với ca mổ loại I, loại II, loại III, mức tăng cho phẫu thuật viên chính lần lượt là 230.000, 120.000 và 95.000 đồng so với cũ.
Dự thảo cũng phân loại 5 nhóm đối tượng y bác sĩ trong một ca mổ theo quy định hiện nay thành 3 nhóm, ví dụ người phụ mổ từ nhóm có phụ cấp 200.000 đồng được chuyển lên nhóm hai với mức đề xuất là 565.000 đồng, còn người giúp việc trực tiếp cho ca mổ từ nhóm 5 lên nhóm ba với phụ cấp 120.000 đồng được đề xuất hưởng 340.000 đồng (đối với bệnh viện hạng đặc biệt).
ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga bày tỏ rất đồng tình khi Bộ Y tế đã xây dựng và dự kiến Chính phủ trong tháng tới về quyết định mới nhất quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch sửa đổi Quyết định số 73/2011.
Việc xem xét tăng chế độ thường trực, chế độ chống dịch cho nhân viên y tế là hoàn toàn hợp lý và là một quyết định hoàn toàn đúng đắn.
ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga
ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga nhấn mạnh: Việc tăng bao nhiêu, tăng như thế nào phải dựa trên cơ sở thực tế và cần có đánh giá tác động nhiều chiều.
“Chúng ta tăng làm sao hài hòa để vừa giữ chân, động viên nhân viên y tế yên tâm cống hiến và vừa tính toán đến sự đáp ứng của nguồn lực nhà nước. Một trong những cơ sở để thực hiện điều chỉnh phụ cấp cho nhân viên y tế là mức lương cơ sở hiện nay là 2.340.000 đồng/tháng”- Đại biểu Việt Nga bày tỏ.
Còn ĐBQH Nguyễn Công Hoàng – Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên cho rằng, bản thân ông đồng ý và ủng hộ việc tăng chế độ thường trực, chế độ chống dịch đối cán bộ, nhân viên y tế tại các cơ sở công lập. Đây là sự quan tâm của ngành y tế, đặc biệt lãnh đạo Bộ Y tế rất hợp lý, kịp thời.
ĐBQH Nguyễn Công Hoàng – Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên.
Xem thêm : Nữ sinh 16 tuổi xuất huyết dạ dày thừa nhận thường xuyên làm việc này sau bữa ăn
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Công Hoàng nhìn nhận, nguyên nhân dẫn tới nhân viên y tế nghỉ việc, chuyển việc chỉ có một phần do chế độ lương, phụ cấp mà nguyên nhân sâu xa còn do môi trường làm việc – mà đây là yếu tố quyết định. Do đó, đại biểu mong sớm xây dựng luật cho cán bộ, nhân viên, người lao động ngành y tế giống như Bộ GD&ĐT sắp trình Quốc hội Luật Nhà giáo bởi giáo dục và y tế là 2 ngành có vai trò vô cùng đặc thù, đặc biệt.
ĐBQH Trần Hoàng Ngân – Đoàn ĐBQH TPHCM cho biết, Chính phủ đề xuất năm 2025 không tăng lương khu vực công và lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công. Ông nói “chỉ ủng hộ một phần thôi”, bởi vì theo đại biểu, cần lưu ý đến tiền lương khu vực giáo dục đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa và lương, phụ cấp của đội ngũ y, bác sỹ.
“Tôi thấy “giá” của các ca mổ quá thấp. Nhưng quan trọng hơn là lương hưu thấp lắm”- ông Trần Hoàng Ngân nói.
Một bác sĩ ngoại công tác tại một bệnh viện lớn của Hà Nội bày tỏ: “Tôi và các đồng nghiệp khá vui trước đề xuất tăng phụ cấp trực, phẫu thuật, chống dịch của Bộ Y tế, bởi nếu dự thảo được thông qua, cũng phần nào làm cho chúng tôi cảm thấy nghề – nghiệp của mình dần dần được nhìn nhận công bằng hơn. Không phải chúng tôi tự kêu mình vất vả khi theo ngành y, mà thực tế là thế. Ca mổ kéo dài vài tiếng, thậm chí có ca mổ trên 10 tiếng, phẫu thuật viên, kỹ thuật viên hay điều dưỡng đều không biết bữa cơm thường quy theo bình thường là gì, nhịn đói xuyên bữa là điều diễn ra thường xuyên với chúng tôi”.
Các y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang phẫu thuật cho bệnh nhân.
Phẫu thuật viên này cho rằng, tăng phụ cấp phải đi đôi với điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo hướng tính đúng, tính đủ bởi nếu không sẽ khó cho các bệnh viện tự chủ, đặc biệt là bệnh viện tuyến dưới.
“Lúc đó người làm quản lý bệnh viện lại lấy chỗ này bù chỗ kia thì có khi thu nhập của y bác sĩ không khác gì chưa tăng phụ cấp”, vị bác sĩ nói.
Cũng đồng quan điểm về vấn đề giá dịch vụ y tế phải được tính đúng tính đủ nếu không việc điều chỉnh phụ cấp sẽ rất khó khăn cho các bệnh viện tự chủ, một lãnh đạo đơn vị của Bộ Y tế cho rằng hiện nay, việc chưa tính đúng và đủ giá dịch vụ y tế đang gây ra những thách thức lớn cho các bệnh viện khi được giao thực hiện cơ chế tự chủ.
Theo đó, tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tài chính, chất lượng khám chữa bệnh, và các chính sách đãi ngộ cho y bác sĩ, đặc biệt là các bệnh viện tuyến dưới và chuyên khoa đặc thù. Khi giá dịch vụ y tế không phản ánh đầy đủ các chi phí thực tế, việc tự chủ trở nên khó khăn và có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
“Việc tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế là yêu cầu cấp thiết để đảm bảo các bệnh viện có đủ nguồn lực tài chính trong bối cảnh thực hiện cơ chế tự chủ. Khi giá dịch vụ y tế phản ánh đúng chi phí, chất lượng khám chữa bệnh sẽ được nâng cao, và các chính sách đãi ngộ cho nhân viên y tế cũng được đảm bảo, từ đó góp phần phát triển hệ thống y tế bền vững và công bằng” – vị lãnh đạo này nói.
Nhiều ý kiến cho rằng tăng phụ cấp phải đi đôi với tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế.
Đã từng chia sẻ với nhiều công đoàn viên của mình khi họ ‘dứt áo’ dời ngành y sau cuộc chiến phòng chống dịch COVID-19, bà Phạm Thị Thanh Thuỷ cho rằng việc Bộ Y tế xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch, trong đó đề xuất tăng phụ cấp trực, phẫu thuật, phòng chống dịch là hết sức cần thiết, đáp ứng với tâm tư, nguyện vọng của người lao động ngành y tế.
Đề xuất này cũng rất phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay, giúp cán bộ y tế nâng cao thu nhập, góp phần đảm bảo cuộc sống, yên tâm thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ cho nhân dân trong tình hình mới.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Trong một chia sẻ về vấn đề đang được hàng trăm nghìn người lao động ngành y tế quan tâm, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trải lòng: “Vào những thời điểm rất khó khăn của ngành y, tôi từng “nói cứng” với anh em: Đã dấn thân vào ngành này là phải chịu thiệt thòi! Nhưng khi xã hội đã phát triển, thu nhập bình quân đầu người đã cải thiện, không thể để nhân viên y tế chịu khó chịu khổ mãi được. Thu nhập tương xứng sẽ tạo động lực cống hiến và đốt cháy mình cho công việc cứu người, sáng tạo, phát minh về y học, tạo thành xung lực thúc đẩy nền y tế phát triển”.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, đề xuất tăng mức tiền trực, phụ cấp cho nhân viên y tế là một tín hiệu đáng mừng nhằm trả lại công bằng cho những người đang đảm nhận loại công việc khó, đòi hỏi nỗ lực rất lớn và trách nhiệm rất cao trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Thực tế là người lao động ngành y tế đã và đang mong chờ một quyết định thay đổi về phụ cấp trực, phẫu thuật, chống dịch từ rất lâu, bởi đúng là ‘có thực mới vực được đạo’, không thể dấn thân khi đời sống của mình còn đang bấp bênh…
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/phu-cap-nganh-y-13-nam-khong-doi-5-thu-nhap-tuong-xung-la-xung-luc-thuc-day-nen-y-te-phat-trien-172241101201504648.htm
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Cẩm nang