Công bố nghiên cứu trên tạp chí Nature, các tác giả của UCSD cho biết họ đã phát hiện ra một quá trình hoạt động như một “quả bom hẹn giờ” đối với bệnh ung thư gan, thúc đẩy sự tiến triển của bệnh gan nhiễm mỡ thành ung thư. .
- Bảng giá xe Honda Future FI mới nhất 05/2024
- Bình Định ghi nhận 4 ca tử vong do cúm A(H1N1)pdm, Bộ Y tế đề nghị xử lý triệt để, hạn chế lây lan diện rộng
- 3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung
- 6 lưu ý đặc biệt quan trọng khi dùng thực phẩm đóng hộp cho người dân vùng lũ lụt
- Lễ cúng ông Công ông Táo (23 tháng chạp) đầy đủ nhất từ A đến Z
Chính sự tương tác phức tạp giữa chuyển hóa tế bào và tổn thương DNA đã mở ra con đường mới cho việc phòng ngừa và điều trị ung thư gan, nâng cao hiểu biết về nguồn gốc của bệnh ung thư cũng như những ảnh hưởng của nó. Ảnh hưởng của chế độ ăn uống lên DNA.
Bạn đang xem: Phát hiện ‘bom hẹn giờ ung thư’, liên quan đến gan nhiễm mỡ
Theo Medical Xpress, tỷ lệ mắc loại ung thư gan phổ biến nhất, ung thư biểu mô tế bào gan (HCC), đã tăng 25-30% trong hai thập kỷ qua, chủ yếu là do sự gia tăng bệnh gan nhiễm mỡ.
Khoảng 20% số người mắc bệnh gan nhiễm mỡ mắc một dạng bệnh nghiêm trọng, được gọi là viêm gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chuyển hóa (MASH), làm tăng đáng kể nguy cơ mắc HCC. Nhưng tại sao MASH dễ dàng dẫn đến HCC vẫn chưa được hiểu rõ ràng.
Xem thêm : Làm thế nào để phòng ngừa ốm trong mùa đông?
Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã tiến hành nhiều thí nghiệm trên mẫu mô của chuột và người. Họ phát hiện ra rằng chế độ ăn kiêng gây ra MASH – giàu chất béo và đường – và gây tổn thương DNA trong tế bào gan, khiến chúng sớm bước vào trạng thái lão hóa.
Lão hóa là trạng thái các tế bào còn sống nhưng không thể phân chia, đây là phản ứng bình thường đối với các tác nhân gây căng thẳng.
Trong điều kiện tốt, lão hóa giúp cơ thể có thời gian để sửa chữa tổn thương hoặc loại bỏ các tế bào bị hư hỏng trước khi chúng phát triển rộng hơn và trở thành ung thư.
Tuy nhiên, đó không phải là những gì xảy ra ở tế bào gan: Một số tế bào gan bị tổn thương vẫn sống sót sau quá trình này.
Tiến sĩ Michael Karin từ Trường Y khoa UCSD gọi những tế bào sống sót này là “quả bom hẹn giờ”. Chúng có thể bắt đầu nhân lên bất cứ lúc nào và trở thành ung thư.
Xem thêm : Mâm cúng ông Công ông Táo đơn giản 3 miền, cúng chay
“Các phân tích toàn diện về DNA khối u chỉ ra rằng chúng có nguồn gốc từ các tế bào gan bị tổn thương bởi MASH, nêu bật mối liên hệ trực tiếp giữa tổn thương DNA do chế độ ăn uống gây ra và sự phát triển ung thư” – Phó Giáo sư Tiến sĩ Ludmil Alexandrov, cũng từ UCSD, giải thích.
Nguyên nhân xuất hiện “quả bom hẹn giờ gây ung thư” có thể là do chế độ ăn nhiều chất béo dẫn đến mất cân bằng về nguyên liệu thô mà tế bào của chúng ta sử dụng để xây dựng và sửa chữa DNA.
Vì vậy, các tác giả tin rằng thuốc hoặc hóa chất dinh dưỡng có thể được sử dụng để điều chỉnh sự mất cân bằng này, ngăn ngừa hoặc đảo ngược tổn thương DNA.
Một ý tưởng khác là phát triển các chất chống oxy hóa mới, hiệu quả và đặc hiệu hơn nhiều so với những chất chúng ta có ngày nay, để ngăn ngừa hoặc đảo ngược tình trạng căng thẳng của tế bào gây ra tổn thương DNA ngay từ đầu.
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/phat-hien-bom-hen-gio-ung-thu-lien-quan-den-gan-nhiem-mo-172250104212140398.htm
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Cẩm nang