Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn vừa ký và ban hành Công văn số 4606/BGDĐT-GDĐH về việc triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025 đối với giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm.
- Đạt chuẩn PGS ngành Văn hóa, TS Lê Ngọc Diệp theo đuổi hướng nghiên cứu nào?
- Kiểm tra Ngữ văn không dùng ngữ liệu trong SGK: Bớt lo học thêm mới có điểm cao
- Hà Nội: 30 trường chưa thể đón học sinh trở lại vào ngày mai 9-9
- Giáo dục tài chính cho tân sinh viên với “Đồng tiền thông thái”
- Phụ cấp ưu đãi khi giáo viên ốm đau, thai sản sẽ do đơn vị nào chi trả?
Nâng cao năng lực quản trị đại học, tăng cường điều kiện đảm bảo chất lượng
Bạn đang xem: Những nhiệm vụ của giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm ở năm học 2024-2025
Theo đó, thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường đại học, học viện, cao đẳng, trường sư phạm tiếp tục đẩy mạnh triển khai, hoàn thành tốt các nhiệm vụ của ngành theo các chương trình hành động, chương trình công tác trong nhiệm kỳ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là triển khai Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;
Đồng thời, huy động mọi nguồn lực để nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động, tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ về chất lượng đào tạo, nghiên cứu trong toàn hệ thống; chuẩn bị tốt tiền đề cho giai đoạn phát triển mới của giáo dục đại học, tạo đột phá chiến lược về nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực, ngành nghề trọng điểm.
Sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh minh họa: USTH
Trên cơ sở đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra 5 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá như sau:
Hoàn thiện chiến lược phát triển, kiện toàn bộ máy tổ chức, huy động mọi nguồn lực để nâng cao năng lực quản trị nhà trường, tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, hoàn thiện và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ, cải thiện các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của từng cơ sở đào tạo, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí chuẩn mực của cơ sở giáo dục đại học.
Xem thêm : Bỏ khống chế tỉ lệ chiến sĩ thi đua cơ sở, trường có “lạm phát” danh hiệu này?
Đổi mới mạnh mẽ chương trình, phương pháp đào tạo gắn với tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và năng lực nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, nhất là trong các lĩnh vực, ngành mũi nhọn theo định hướng phát triển của vùng, địa phương.
Tăng cường ứng dụng công nghệ số, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong toàn bộ hệ thống giáo dục đại học, gắn với cải cách hành chính, đổi mới phương pháp quản lý và điều hành nhà trường, đổi mới phương pháp dạy và học, kiểm tra, đánh giá, tạo tác động tích cực đến đổi mới giáo dục phổ thông.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và phát triển đội ngũ giảng viên, nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành có trình độ cao, nhất là ở một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, quan trọng, công nghệ cao.
Cuối cùng, tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, chuẩn bị tốt các đề án, kế hoạch theo chương trình hành động của Chính phủ triển khai các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị; các chiến lược, kế hoạch, chương trình, kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao của Việt Nam, tập trung vào công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng, công nghệ sinh học và năng lượng xanh.
Hoàn thiện phương thức tuyển sinh từ năm 2025 để đảm bảo chất lượng và công bằng
Trong các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện 8 nhiệm vụ cụ thể sau:
Thứ nhất, hoàn thiện chiến lược phát triển, kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực quản trị, thúc đẩy quyền tự chủ của trường đại học theo chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Thứ hai, tăng cường đào tạo, thu hút và phát triển đội ngũ giảng viên, đặc biệt là đội ngũ giảng viên STEM và các lĩnh vực trọng điểm khác; chú trọng đào tạo, nâng cao năng lực cốt lõi cho giảng viên.
Xem thêm : Phân luồng học sinh từ sớm, chú trọng phát triển nhân lực chất lượng cao
Thứ ba, hoàn thành tuyển sinh năm 2024 theo đúng quy định; hoàn thiện phương thức tuyển sinh từ năm 2025 bảo đảm chất lượng, công bằng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, phương pháp giáo dục phổ thông.
Thứ tư, đổi mới, hiện đại hóa chương trình, phương pháp đào tạo để đáp ứng tốt hơn nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của thị trường lao động và nhu cầu học tập đa dạng của người học trong bối cảnh mới.
Thứ năm, thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với đào tạo trình độ cao và nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên, chú trọng đến chất lượng và tác động xã hội.
Thứ sáu, nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng tại các cơ sở đào tạo, thực hiện đầy đủ trách nhiệm giải trình và tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát.
Thứ bảy, tổ chức hiệu quả và tiếp tục chuẩn bị các điều kiện thực hiện nhiệm vụ theo các chương trình hành động, chiến lược, đề án, kế hoạch của Chính phủ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Thứ tám, chủ động và phối hợp thực hiện tốt công tác truyền thông, định hướng chính sách, tăng cường niềm tin xã hội vào sự phát triển giáo dục đại học, nâng cao vai trò của giáo dục đại học trong phát triển quốc gia, khu vực và địa phương.
Xem toàn văn Công văn số 4606/BGDĐT-GDĐH TẠI ĐÂY.
Minh Chí
https://giaoduc.net.vn/nhung-nhiem-vu-cua-giao-duc-dai-hoc-cao-dang-su-pham-o-nam-hoc-2024-2025-post245095.gd
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục