Nina Munro, 41 tuổi, uống khoảng 4 lít nước mỗi ngày để chữa cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước cùng với các loại thuốc Nina đang dùng để điều trị bệnh đã khiến cơ thể cô bị quá tải. Cô gái trẻ sống ở Queensland (Úc) phải nhập viện cấp cứu và nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt 5 ngày. Các bác sĩ cho biết sự sống sót của cô là một điều kỳ diệu.
- Cháo ghẹ nấu với rau gì ngon nhất? Những món cháo ghẹ ngon bổ dưỡng
- Loại lá làm đẹp da, tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
- Hoa Cúc Chi – Hương Vị Tiến Vua của vùng đất Hưng Yên
- Giá quả cherry bao nhiêu tiền 1kg hiện nay? (Cách chọn, Địa điểm mua)
- Liên tiếp 2 người ở Phú Thọ bị đột quỵ nhưng bỏ qua ‘giờ vàng’ vì không biết dấu hiệu cảnh báo bệnh
“Tôi đã không gặp con gái suốt 5 ngày. Tôi không muốn con bé nhìn thấy tình trạng của tôi lúc đó. Những ngày đầu nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt, tôi không thể uống bất cứ thứ gì và khi rời bệnh viện, tôi Nina đã phải tuân theo chế độ uống hạn chế 1,5 lít nước mỗi ngày”, Nina chia sẻ.
Bạn đang xem: Người phụ nữ trẻ đi cấp cứu sau khi uống 4 lít nước mỗi ngày chữa cảm
Nina Munro và chồng. Ảnh: Nina Munro
Xem thêm : Cách nấu lẩu hải sản chua cay, thơm ngon chuẩn vị tại nhà
Theo Bản ghi hàng ngày 6 tuần trước khi nhập viện, Nina bắt đầu ho nhẹ và cảm thấy không khỏe. Sau đó, cô bị đau tai và đau họng nên liên tục đi khám. Cô đã đến gặp tới 5 bác sĩ, mua nhiều loại thuốc và được khuyên uống nhiều nước hơn. Cô nói: “Tôi đã dùng 3 đợt steroid, 3 đợt kháng sinh, thuốc xịt mũi và thuốc hạ sốt làm giảm natri. Đó là những yếu tố góp phần khiến tôi bị hạ natri máu”.
Dù mệt mỏi nhưng Nina vẫn không dành thời gian nghỉ ngơi vì luôn bận rộn chăm sóc con cái và lo công việc. Cô thậm chí còn đến phòng gym nhưng kiệt sức nên phải về nhà.
Sau 3 ngày nôn mửa liên tục, Nina uống 4 lít nước/ngày mà không ăn gì. Tình trạng của cô trở nên tồi tệ hơn. Nina nói: “Tôi cứ nghĩ rằng mình cần phải uống hết chỗ nước này để khỏe lại.
Chồng Nina đã gọi xe cấp cứu đưa vợ đến bệnh viện vào đêm 15/6. Nồng độ natri của cô lúc đó là 100 mEq/L – thấp hơn đáng kể so với bình thường (từ 135 đến 145 mEq/L).
Xem thêm : Khám phá các kiểu đi bộ khác nhau để tránh nhàm chán
Các bác sĩ giải thích nồng độ natri trong máu thấp của Nina là do Nina uống quá nhiều nước kết hợp với các loại thuốc cô đang dùng để điều trị cảm lạnh nhẹ gần đây, cũng như nhiễm trùng mycoplasma (gây ho dai dẳng).
Ký ức của Nina về thời gian nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt có phần mơ hồ, nhưng cô biết mình đã may mắn sống sót biết bao. Sau một thời gian theo dõi, Nina đã bình phục hoàn toàn và hiện khỏe mạnh trở lại. Tuy nhiên, cô không được phép lái xe trong 6 tháng.
Các chuyên gia khuyên mọi người nên hấp thụ khoảng 2 lít nước mỗi ngày để các cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn tru. Tuy nhiên, ngoài nước lọc, chúng ta còn có thể lấy nước từ các nguồn thực phẩm khác. Vì vậy, bạn không cần phải uống quá nhiều nước. Một dấu hiệu đơn giản cho thấy một người đã hấp thụ đủ nước là nước tiểu màu vàng nhạt.
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/nguoi-phu-nu-tre-di-cap-cuu-sau-khi-uong-4-lit-nuoc-moi-ngay-chua-cam-172241024095511992.htm
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Cẩm nang