Theo Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê, Phú Thọ, các bác sĩ tại đây mới tiếp nhận một bệnh nhân có tiền sử bệnh gút và huyết áp cao. Một tuần trước khi nhập viện, bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, khát nước, đi tiểu nhiều và sụt cân.
Sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ cho biết các chỉ số của bệnh nhân tăng bất thường: Đường huyết 35,04 mmol/L, HbA1c 10,4%, đường niệu 28 mmol/L, Triglycerid: 9,24 mmol/L, Acid uric: 834 micromol/L, men gan tăng. Mặc dù còn trẻ nhưng các khớp nhỏ đã tập trung hạt tophi – biến chứng do bệnh gút gây ra.
Hình minh họa
Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh: Bệnh tiểu đường (đái tháo đường), bệnh gút, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, đáng chú ý bệnh nhân mới 33 tuổi.
BSCKI. Hà Huy Mến – Trưởng khoa Cấp cứu giải thích nguyên nhân: hội chứng này có liên quan chặt chẽ đến lối sống và chế độ ăn uống, đây là những yếu tố góp phần làm gia tăng hội chứng chuyển hóa tại Việt Nam.
Hội chứng chuyển hóa là gì?
Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các yếu tố nguy cơ tim mạch có nguyên nhân cơ bản liên quan đến tình trạng kháng insulin. Hội chứng này bao gồm béo phì, huyết áp cao, lượng đường trong máu cao và lượng triglyceride trong máu cao.
Béo phì, đặc biệt là béo phì trung tâm (vòng eo lớn hơn 94cm ở nam giới và 80cm ở nữ giới)
Tăng đường huyết (đường huyết lúc đói 100 đến 125 mg/dl hoặc HbA1C 5,7 đến 6,4%)
Xem thêm : TPHCM: Sở Y tế đưa ra nguyên nhân khiến dịch sởi gia tăng
Huyết áp cao (>130/85 mmHg) hoặc nếu bạn đang dùng thuốc điều trị huyết áp.
Nồng độ triglyceride trong máu tăng cao (cao hơn 150 mg/dL hoặc 1,7 mmol/L) hoặc giảm HDL (thấp hơn 40 mg/dL hoặc 1 mmol/L ở nam giới hoặc 50 mg/dL hoặc 1,3 mmol/L ở nữ giới) hoặc bạn đang dùng thuốc để điều trị rối loạn lipid.
Hình minh họa
Có thể làm gì để ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa?
Để giảm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa, cần chú ý điều chỉnh những thói quen không lành mạnh, cụ thể như sau:
– Giảm cân để đạt được cân nặng lý tưởng (BMI 18,5 – 22,9 kg/m2).
– Tập thể dục vừa phải ít nhất 30 phút mỗi ngày, chẳng hạn như đi bộ, hầu hết các ngày trong tuần.
– Chế độ ăn ít chất béo bão hòa, ít cholesterol.
– Giảm 5 – 10% trọng lượng cơ thể giúp giảm lượng insulin, hạ huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Xem thêm : Ý nghĩa của hoa giấy trong phong thủy, đời sống
– Chế độ ăn uống lành mạnh: hạn chế chất béo có hại, tăng cường rau, trái cây, cá và các loại hạt.
– Bỏ thuốc lá vì hút thuốc làm tăng tình trạng kháng insulin.
Khi nào người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa nên đi khám bác sĩ?
Hình minh họa
Rối loạn chuyển hóa có liên quan chặt chẽ đến tình trạng béo phì hoặc ít vận động. Theo các bác sĩ, dựa trên chỉ số khối cơ thể (BMI), những người có BMI lớn hơn 23, béo bụng thường có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Kháng insulin – hormone giúp kiểm soát lượng đường trong máu – cũng là một yếu tố quan trọng có thể dẫn đến tình trạng này.
Một yếu tố khác cần xem xét là tuổi tác: một số nghiên cứu cho thấy người càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Do đó, khi bạn thấy mình có ít nhất một yếu tố tạo nên hội chứng chuyển hóa như: Huyết áp cao, cholesterol máu cao, thân hình quả táo… thì đã đến lúc bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám, xét nghiệm và điều trị nhằm ngăn ngừa những hậu quả nguy hiểm của bệnh.
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/nguoi-dan-ong-33-tuoi-phat-hien-benh-tieu-duong-sau-dau-hieu-giam-can-bac-si-chi-ro-nguoi-viet-nen-tu-bo-thoi-quen-gay-benh-nay-172240731213359004.htm
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Cẩm nang