Khoa học thực phẩm không chỉ là nấu ăn, mà là lĩnh vực khoa học tập trung vào nghiên cứu và phát triển các phương pháp, kỹ thuật và công nghệ để chế biến thực phẩm theo cách tối ưu và sáng tạo. Từ khâu lựa chọn nguyên liệu, quy trình chế biến… mọi thứ đều được nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo hương vị, dinh dưỡng và an toàn thực phẩm.
- Trường Quốc tế tạo môi trường làm việc lý tưởng cho GV, nhà khoa học xuất sắc
- Vụ việc tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3: Sở GD-ĐT Hà Nội chỉ đạo bảo đảm quyền lợi học tập
- “Bùng nổ” sáng tạo tại Chung kết Cuộc thi AI Hackathon 2024
- Quy mô giáo dục tiểu học giảm
- Bài báo KH bị gỡ, Quỹ Nafosted cần đánh giá lại đề tài, có giải trình cụ thể
Tại trường Đại học Công thương Thành phố Hồ Chí Minh, ngành Khoa học ẩm thực được thành lập từ năm 2018 và đã trở thành ngành học chủ chốt của trường, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp và thúc đẩy sự sáng tạo trong nghệ thuật ẩm thực.
Bạn đang xem: Ngành Khoa học chế biến món ăn không chỉ dạy SV cách nấu các món ăn ngon
Ngành học này đòi hỏi sự đam mê, kiên nhẫn và tỉ mỉ trong công việc.
Trao đổi với Tạp chí Giáo dục điện tử Việt Nam, Thạc sĩ Phạm Thái Sơn – Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Trường Đại học Công thương TP.HCM chia sẻ, sinh viên chuyên ngành Khoa học ẩm thực sẽ được trang bị kiến thức về nguyên lý khoa học trong chế biến thực phẩm, dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng thực phẩm.
Ngoài ra, sinh viên theo học chuyên ngành này còn được học các kỹ năng nấu ăn thực tế từ cơ bản đến nâng cao, các món ăn mới sáng tạo, kỹ năng quản lý bếp chuyên nghiệp. Đặc biệt, trường có trung tâm thực hành ngay trong trường, được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, sang trọng như trong khách sạn, sinh viên có thể vừa học lý thuyết vừa thực hành.
Theo anh Sơn, Khoa học ẩm thực không chỉ là học cách chế biến những món ăn ngon mà còn là hiểu biết về nguyên liệu, kỹ thuật nấu ăn và văn hóa ẩm thực.
Sinh viên cũng học về tối ưu hóa dinh dưỡng, quản lý an toàn thực phẩm, phát triển và cải tiến công thức nấu ăn, và nghiên cứu các phương pháp nấu ăn mới và bền vững. Sinh viên trong lĩnh vực này trải qua nhiều khóa học thực hành, từ việc nắm vững các kỹ thuật cơ bản đến thử nghiệm và tạo ra các món ăn mới.
Cùng với đó, sinh viên còn được học về quản lý, vận hành bếp ăn công nghiệp, nhà hàng, khách sạn, kỹ năng giao tiếp trong môi trường nấu ăn chuyên nghiệp.
Vì vậy, ngành học này không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn và kỹ năng nấu nướng mà còn đòi hỏi cả lòng đam mê, sự tận tụy và đặc biệt là sự kiên trì. Những người lựa chọn ngành học này không chỉ là lựa chọn một nghề nghiệp mà còn là lựa chọn một lối sống, một niềm đam mê và sự kiên trì để hoàn thành sứ mệnh của mình trong thế giới ẩm thực đầy màu sắc và hấp dẫn.
Xem thêm : Thạc sĩ Đậu Quang Vinh NCKH bằng cách “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với người dân
Sinh viên khoa Khoa học ẩm thực trường Đại học Công thương Thành phố Hồ Chí Minh trong giờ thực hành. Ảnh: Website nhà trường.
Ngoài ra, ngành Khoa học ẩm thực không chỉ là ngành học đòi hỏi sự kiên nhẫn và tinh tế mà còn đòi hỏi sự học hỏi liên tục. Do đó, sinh viên cần có niềm đam mê và tình yêu với ẩm thực và tỉ mỉ trong công việc. Sự sáng tạo và khả năng cảm nhận hương vị tốt cũng là những yếu tố quan trọng. Ngoài ra, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng chịu được áp lực cao và kỹ năng quản lý thời gian cũng là những yếu tố cần thiết để thành công trong ngành này.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học ẩm thực có thể làm việc ở những vị trí nào?
Ngành Khoa học ẩm thực tại Việt Nam đang trải qua giai đoạn phát triển mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Theo ông Sơn, với kiến thức và kỹ năng chuyên môn, sinh viên theo học ngành này có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ ẩm thực đến an toàn thực phẩm và nghiên cứu.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học ẩm thực có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau như đầu bếp chuyên nghiệp, quản lý bếp thương mại, chuyên gia nghiên cứu và phát triển sản phẩm thực phẩm, chuyên gia kiểm soát chất lượng thực phẩm và tư vấn dinh dưỡng.
Đồng thời, sinh viên muốn khởi nghiệp cũng có thể mở nhà hàng hoặc tự kinh doanh dịch vụ ăn uống. Với sự phát triển của ngành du lịch và thực phẩm, cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực này ngày càng mở rộng.
Sinh viên chuyên ngành Khoa học ẩm thực tại trường Đại học Công thương TP.HCM. Ảnh: Website trường.
Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sinh viên trong quá trình học tập, Trường Đại học Công thương TP.HCM còn hợp tác với nhiều doanh nghiệp, nhà hàng lớn như hệ thống nhà hàng Hoàng Yến, Tập đoàn Lotte, Khách sạn Sherato… nhằm tạo cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên.
Ngoài ra, trường còn có nhiều chương trình học bổng từ các đối tác như học bổng từ công ty Acecook, học bổng từ các tổ chức phi lợi nhuận nhằm hỗ trợ sinh viên có thành tích học tập xuất sắc hoặc có hoàn cảnh khó khăn.
Nguyễn Ngọc Gia Bình, sinh viên chuyên ngành Khoa học ẩm thực của trường Đại học Công thương TP.HCM chia sẻ, trong chương trình đào tạo, sinh viên luôn được học lý thuyết song song với thực hành.
Trường còn có phòng thực hành với đầy đủ trang thiết bị để sinh viên có thể trải nghiệm thực tế, giúp sinh viên hiểu rõ công việc mình sẽ làm trong tương lai.
“Sinh viên ngành này phải trải qua nhiều khóa học thực hành, từ nắm vững kỹ thuật cơ bản đến thử nghiệm và sáng tạo ra các món ăn mới. Mỗi món ăn không chỉ là một sản phẩm, mà là một tác phẩm nghệ thuật được tạo ra bằng cả trái tim và đam mê.
Ngoài việc chế biến hay nấu ăn, để có cơ hội thăng tiến trở thành bếp trưởng hay đầu bếp chuyên nghiệp, sinh viên còn cần biết cách sử dụng dao, phương pháp chế biến thực phẩm, cách lên thực đơn, cũng như cách lựa chọn nguyên liệu chuẩn và tính toán chi phí hợp lý”, anh Bình chia sẻ.
Đinh Thị Phương Thanh, sinh viên chuyên ngành Khoa học ẩm thực của trường Đại học Công thương TP.HCM, chia sẻ: “Để học tốt ngành này, sinh viên cần có tình yêu với ẩm thực, đồng thời cần có tính kiên trì, kỷ luật vì Khoa học ẩm thực không chỉ đơn thuần là học cách chế biến những món ăn ngon mà còn phải có tính chuyên tâm, kiên nhẫn, tìm tòi, ứng dụng, biết phối hợp và làm việc nhóm để phát triển nghề nghiệp.
Ngoài ra, trường còn có các phòng thực hành chuyên nghiệp như nhà hàng, khách sạn giúp học viên trải nghiệm môi trường nấu ăn chuyên nghiệp.
Đồng thời, sinh viên cũng cần học cách sử dụng thành thạo các dụng cụ nấu ăn, tập trung tối ưu hóa quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.”
Tại trường Đại học Công thương Thành phố Hồ Chí Minh, ngành Khoa học ẩm thực được thành lập năm 2018 và đã trở thành ngành học chủ chốt của trường. Chương trình Khoa học ẩm thực tích hợp Khoa học thực phẩm với Nghệ thuật ẩm thực. Ngành học này trang bị cho sinh viên nghề bếp; khả năng nghiên cứu, hiểu biết về công nghệ thực phẩm trong phát triển sản phẩm, bếp thử và trung tâm ẩm thực, năng lực quản lý.
Chương trình được xây dựng dựa trên tham khảo chương trình đào tạo của các trường: Khoa học ẩm thực, Cao đẳng The Culinary Institute of America, Khoa học ẩm thực, Đại học Johnson and Wales và đặc biệt được xây dựng trên cơ sở kỹ năng nghề theo Chuẩn nghề Du lịch Việt Nam (VTOS) – nghề ẩm thực và Chuẩn nghề quốc gia – nghề ẩm thực. Sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học ẩm thực có nhiều cơ hội việc làm, khẳng định bản thân, trở thành những đầu bếp nổi tiếng, làm việc tại các nhà hàng, khách sạn uy tín.
Thu Trang
https://giaoduc.net.vn/nganh-khoa-hoc-che-bien-mon-an-khong-chi-day-sv-cach-nau-cac-mon-an-ngon-post244383.gd
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục