Không có gì ngạc nhiên khi thỉnh thoảng bạn phải vật lộn với giấc ngủ. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó nồng độ cortisol tăng cao là một lý do. Nhưng cortisol là gì và nó ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?
- Cách làm nước chấm mù tạt ăn ngon khỏi bàn
- Đau lưng kèm 4 dấu hiệu sau, coi chừng bạn đã mắc ung thư giai đoạn cuối mà không biết
- 5 vitamin thiết yếu cho xương và răng chắc khoẻ
- Bệnh viện E khai giảng khóa đào tạo thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh điều dưỡng
- Khuyên chân thành: 5 loại đĩa nên vứt bỏ sớm, ăn đồ đựng trong đó không khác gì ‘thuốc độc’
Cortisol là một loại hormone steroid (glucocorticoid), chịu trách nhiệm điều chỉnh phản ứng của cơ thể với căng thẳng. Do đó nó có tên là “hormone căng thẳng”. Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể đối phó với căng thẳng nhưng khi nồng độ cortisol quá cao, đặc biệt là vào ban đêm, nó có thể gây ra nhiều vấn đề về giấc ngủ và sức khỏe.
Hormon cortisol cũng ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi hormone này tăng lên, nhiều tế bào sẽ chết và khiến hệ thống miễn dịch tấn công các mô của cơ thể thay vì tấn công virus.
Khi này, cơ thể bạn sẽ phải đối mặt với một số bệnh nguy hiểm như hen suyễn, dị ứng… Tình trạng nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến bệnh viêm ruột mãn tính, bệnh lupus ban đỏ, hội chứng đau cơ xơ hóa. …
Những người có nồng độ cortisol cao thường gặp các dấu hiệu sau trong khi ngủ:
1. Thức dậy lúc 3-4 giờ sáng
2. Những giấc mơ căng thẳng, mãnh liệt
Xem thêm : Dấu hiệu mãn kinh, tiền mãn kinh, chị em ngoài 40 nên biết để phòng biến chứng
3. Thức dậy với đầu đầy mồ hôi
4. Suy nghĩ hỗn loạn trước khi đi ngủ
5. Đau vai, cổ hoặc cổ tay khi thức dậy
6. Mệt mỏi cả ngày nhưng tỉnh táo khi đến giờ đi ngủ
7. Ngủ không yên
8. Nghiến răng vào ban đêm
9. Cảm thấy quá nóng khi nằm trên giường
10. Cảm thấy kiệt sức khi thức dậy
Xem thêm : 5 sai lầm khi chạy bộ khiến khớp yếu đi và cách khắc phục
Dấu hiệu cortisol cao khi ngủ
Cortisol thường thấp nhất vào khoảng nửa đêm và cao nhất vào sáng sớm, từ 6 đến 8 giờ sáng. Nồng độ Cortisol giảm vào ban đêm, nhường chỗ cho hormone ngủ, melatonin, giúp bạn ngủ ngon vào ban đêm. Nếu bạn nghi ngờ mình đang gặp các vấn đề liên quan đến nồng độ cortisol cao, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Một số cách giúp giảm cortisol
Do vai trò quan trọng của cortisol đối với sức khỏe tổng thể cũng như khả năng ngủ và thức của chúng ta, điều quan trọng là phải tập trung vào cách đạt được mức cortisol khỏe mạnh.
Quản lý căng thẳng: Thực hành các kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga, thở sâu.
Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế đường, caffeine, đồ uống có cồn, ăn nhiều rau xanh và trái cây.
Tập thể dục thường xuyên: Nhưng tránh tập thể dục quá gần giờ đi ngủ.
Giữ một lịch trình ngủ đều đặn: Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
Tạo không gian ngủ thoải mái: Phòng ngủ tối, yên tĩnh và mát mẻ.
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/neu-thuong-xuyen-thuc-day-luc-3-4-gio-sang-hay-coi-chung-hormone-nay-trong-co-the-dang-o-muc-cao-172241030163505085.htm
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Cẩm nang