1. Omega-3 quan trọng như thế nào đối với trẻ em?
Omega-3 là một loại axit béo không bão hòa đa, chủ yếu chứa 3 thành phần: EPA (axit eicosapentaenoic), DHA (axit docosahexaenoic) và ALA (axit α-Linolenic). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng EPA và DHA có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng EPA và DHA có thể giúp cải thiện thị lực và sự phát triển của hệ thần kinh. Sự kết hợp của cả hai có thể có nhiều tác dụng hơn, chẳng hạn như cải thiện tình trạng thiếu chú ý, tăng động, tự kỷ, v.v.
Bạn đang xem: Nên cho trẻ bổ sung omega-3 ở độ tuổi nào?
Sau 2 tuổi, nếu trẻ bị thiếu hụt hoặc chế độ ăn không cung cấp đủ thì cần bổ sung DHA và EPA cho trẻ.
Tác dụng và lợi ích của omega 3 đối với trẻ em bao gồm:
Thúc đẩy sự phát triển của não bộ : Giai đoạn từ khi sinh ra đến 2 tuổi là giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng omega-3 trong dầu cá có lợi cho sự phát triển hệ thần kinh của trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ và nhận thức tổng thể.
Xem thêm : Cách làm nước chấm gỏi cá mè chấm hết tanh cầu kỳ mà ngon tuyệt
Thúc đẩy phát triển thị lực: DHA có nhiều trong võng mạc mắt. Tuy nhiên, khi trẻ lớn lên, mắt của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sự phát triển thị lực của trẻ. Nếu trẻ được cung cấp đủ omega-3, nó sẽ bảo vệ mắt và hỗ trợ sự phát triển thị lực tốt hơn.
Cải thiện khả năng tập trung và trí nhớ: Omega-3 có thể giúp trẻ em cải thiện khả năng tập trung và trí nhớ. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chất bổ sung omega-3 có thể cải thiện sự chú ý và trí nhớ ngắn hạn ở trẻ em mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Liều cao EPA có đặc tính chống viêm.
Tăng cường khả năng miễn dịch: EPA và DHA cũng có trong hệ thống miễn dịch của cơ thể và hoạt động thông qua nhiều cơ chế tương tác để ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch. Omega-3 có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh dị ứng (như bệnh chàm, viêm da dị ứng) và các bệnh về đường hô hấp (như hen suyễn).
2. Lượng omega-3 khuyến nghị cho trẻ em
Mặc dù omega-3 có nhiều lợi ích, nhưng vì cơ thể con người không thể tự tổng hợp được omega-3 mà chỉ có thể hấp thụ từ chế độ ăn uống. Do đó, cần xây dựng chế độ ăn cho trẻ em bao gồm nhiều thực phẩm giàu omega-3.
Để đáp ứng nhu cầu chất béo omega-3 hàng ngày của con bạn, hãy tìm những nguồn thực phẩm sau: Cá hồi, cá mòi, cá thu, cá ngừ, cá trích, hàu, tôm, thịt bò, hạt lanh, quả óc chó, hạt chia…
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), lượng omega-3 khuyến nghị hiện nay cho trẻ em là:
- 0 đến 12 tháng: 0,5 gam/ngày
- 1 đến 3 tuổi: 0,7 gam/ngày
- 4 đến 8 tuổi: 0,9 gam/ngày
- 9 đến 13 tuổi (bé trai): 1,2 gam/ngày
- 9 đến 13 tuổi (bé gái): 1,0 gam/ngày
- 14 đến 18 tuổi (nam): 1,6 gam/ngày
- 14 đến 18 tuổi (nữ): 1,1 gam/ngày
Xem thêm : Nam thanh niên 25 tuổi có cuộc đời mới sau khi được ghép khí quản thành công
Lưu ý, tiêu thụ quá nhiều omega 3 ở trẻ em có thể dẫn đến chảy máu, huyết áp thấp, buồn nôn và các tác dụng phụ khác.
Trẻ em cần được bổ sung Omega-3 thông qua thực phẩm.
Có thể thấy từ phần khuyến nghị trên của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, sau 2 tuổi, nếu trẻ bị thiếu hụt hoặc chế độ ăn không cung cấp đủ thì cần bổ sung DHA và EPA cho trẻ.
Trẻ dưới 1 tuổi chủ yếu bú mẹ nên mẹ cần có chế độ ăn đầy đủ omega 3. Sau 1 tuổi, mẹ cần chú ý xây dựng chế độ ăn cung cấp đủ omega 3 cho trẻ.
Tiến sĩ Vũ Thùy Dương
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/nen-cho-tre-bo-sung-omega-3-o-do-tuoi-nao-172240831191836285.htm
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Cẩm nang