Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Thống Nhất
- Thủ tướng: Đưa GDĐT Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
- Hơn 196.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024
- Xây trường mầm non ở khu công nghiệp là nhu cầu cấp bách, cần chính sách hỗ trợ
- Kiến nghị có bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng tạp chí khoa học trong nước
- Môn tự chọn không bắt buộc, trường xếp TKB đừng để thành “miễn cưỡng tự nguyện”
Chiều 28/8, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xuất bản Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới”.
Bạn đang xem: Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực hoạt động xuất bản
Hội thảo được tổ chức trong bối cảnh toàn hệ thống chính trị đang mong đợi tổng kết 20 năm thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Nâng cao chất lượng toàn diện hoạt động xuất bản”.
Xem thêm : Đề Ngữ văn không dùng ngữ liệu trong SGK, giáo viên phải thay đổi đầu tiên
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, trong số các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được nêu trong Chỉ thị số 42-CT/TW, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức ngành xuất bản là một trong những vấn đề quan trọng nhất, bởi chất lượng nguồn nhân lực sẽ đóng vai trò quyết định đến sự phát triển bền vững của bất kỳ ngành, lĩnh vực nào.
Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Thống Nhất
Trong thời gian qua, với sự quan tâm của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của các cơ quan xuất bản, các cơ sở đào tạo, công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành xuất bản đã không ngừng đổi mới về mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, ngày càng đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, thực tế triển khai đào tạo nguồn nhân lực cho ngành xuất bản vẫn còn một số hạn chế, kết quả đào tạo chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Thực trạng này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xuất bản.
Xem thêm : Yêu cầu 70% GV được bố trí chỗ làm việc riêng, ít nhất 6m2/người: Có cần thiết?
Phát biểu khai mạc, PGS, TS Vũ Trọng Lâm, Giám đốc – Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia nhấn mạnh, hội thảo là cơ hội để các nhà khoa học, nghiên cứu viên, quản lý các sở, ban, ngành, trung ương và địa phương, các cơ quan xuất bản, in ấn, phát hành cùng trao đổi, thảo luận nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo chất lượng nguồn nhân lực ngành xuất bản ở Việt Nam hiện nay. Đây cũng là cơ hội để đề xuất các giải pháp, kiến nghị trong đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động xuất bản, đáp ứng yêu cầu đặt ra trong giai đoạn phát triển mới.
Theo thông tin từ Ban tổ chức, gần 70 bài tham luận đã được gửi về Hội thảo với nhiều chủ đề, góc nhìn phong phú, đa dạng. Các bài tham luận tập trung thảo luận, phân tích và làm rõ 3 nội dung cơ bản, bao gồm: Một số vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xuất bản; thực trạng và một số vấn đề đặt ra trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xuất bản Việt Nam; định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xuất bản Việt Nam trong giai đoạn mới.
https://hanoimoi.vn/nang-cao-chat-luong-dao-tao-nguon-nhan-luc-hoat-dong-xuat-ban-676139.html
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục