Ngày 10/9, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2023-2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm học 2024-2025 đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập.
- Hải Phòng yêu cầu bảo đảm an toàn, an ninh kỳ thi vào 10 lên hàng đầu
- Nhiều vấn đề phụ huynh phản ánh cần làm rõ: Archimedes School “im lặng”
- TP Hồ Chí Minh: Hơn 116 nghìn học sinh đăng ký vào lớp 10 công lập
- Hiệu trưởng ĐH Võ Trường Toản là ứng viên PGS, nhiều bài báo đăng 2 năm gần đây
- Giáo viên mong được xét danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở khi biệt phái trở về
Báo cáo tại hội nghị của đại diện Cục Quản lý cơ sở giáo dục ngoài công lập, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cho biết, toàn thành phố có 2.136 cơ sở giáo dục ngoài công lập, trong đó có 94 trường tư thục có vốn đầu tư trong nước, 21 trường có vốn đầu tư nước ngoài và 17 trường mẫu giáo có vốn đầu tư nước ngoài.
Bạn đang xem: Năm học này, Sở GD TPHCM tăng cường kiểm tra, giám sát các trường ngoài công lập
Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam, một trong những ngôi trường ngoài công lập tại thành phố gây xôn xao dư luận năm học vừa qua (ảnh minh họa: VD)
Ngoài ra, thành phố còn có 968 trung tâm ngoại ngữ, tin học, 144 cơ sở giáo dục ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài, 180 tổ chức kỹ năng sống, 16 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, 674 trung tâm tư vấn du học và 22 văn phòng đại diện các cơ sở giáo dục.
Trong năm học qua, một số đơn vị chưa tách bạch hoạt động kinh doanh với hoạt động trường học, thực hiện hoạt động góp vốn đầu tư, hoạt động công đoàn cơ sở, chưa hoàn thiện hồ sơ công nhận hội đồng trường theo quy định.
Xem thêm : Tùy vào chương trình đào tạo, mức học phí ngành Quan hệ quốc tế sẽ khác nhau
Một số nơi sử dụng giáo viên nước ngoài vi phạm quy định, thông tin đăng tải trên mạng xã hội đôi khi không chính xác so với quyết định cho phép hoạt động giáo dục do Sở ban hành.
Cũng trong năm học vừa qua, ngành giáo dục thành phố đã tham mưu cho UBND thành phố ban hành Quyết định số 945 về quy chế phối hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với các sở, ban, ngành, cơ quan chức năng của thành phố và UBND các quận, huyện trong quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục ngoài công lập.
Bà Lê Thụy Mỹ Châu – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM phát biểu tại hội nghị (ảnh: VD)
Đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng, giúp các đơn vị hiểu rõ và chủ động hơn trong việc thực hiện quyền và trách nhiệm của mình khi tổ chức các hoạt động giáo dục trên địa bàn thành phố.
Phát biểu tại hội nghị, bà Lê Thụy Mỹ Châu – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đề xuất: Phòng Quản lý cơ sở giáo dục ngoài công lập trực thuộc Sở chủ động tham mưu cho lãnh đạo Sở phối hợp với các Sở, ngành của thành phố, đặc biệt là ký kết quy chế phối hợp với các quận, huyện trong công tác quản lý cơ sở giáo dục ngoài công lập.
Xem thêm : Làm sao giải bài toán nhiều nơi thiếu GV, cử nhân sư phạm lại chật vật bám nghề
Ngoài ra, theo bà Lê Thụy Mỹ Châu, Phòng Quản lý cơ sở giáo dục ngoài công lập cần rà soát, góp ý để hoàn thiện các quy định pháp lý về giáo dục ngoài công lập, triển khai kịp thời đến các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM yêu cầu các phòng, ban thuộc Sở quan tâm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát kịp thời các cơ sở giáo dục ngoài công lập, hỗ trợ các cơ sở còn khó khăn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
“Tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là chuyển đổi số trong quản lý, nhất là cập nhật dữ liệu của đơn vị” – Bà Lê Thụy Mỹ Châu nhấn mạnh,
Bà Lê Thụy Mỹ Châu mong muốn: “Điều quan trọng là phải có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ và thông tin kịp thời từ các Sở, ban, ngành của thành phố, UBND, Phòng GD-ĐT các quận, huyện, thị xã và TP Thủ Đức trong công tác quản lý các cơ sở giáo dục ngoài công lập, đảm bảo tính khách quan, thống nhất và hiệu quả”.
Việt Dũng
https://giaoduc.net.vn/nam-hoc-nay-so-gd-tphcm-tang-cuong-kiem-tra-giam-sat-cac-truong-ngoai-cong-lap-post245443.gd
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục