7 kỹ thuật đi bộ khác nhau được đưa vào lịch trình hàng tuần để làm cho thói quen này trở nên thú vị, số bước và khoảng cách ngày càng tăng.
- 5 món ăn bài thuốc dưỡng vị vào mùa thu
- 6 dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu vitamin D
- Cô gái đi cấp cứu ít phút sau khi hôn chàng trai mới quen
- Đau ở thắt lưng, người đàn ông đi khám bất ngờ phát hiện ung thư phổi di căn
- Loại quả thanh mát, rẻ tiền bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để ổn định đường huyết
Thứ hai: Duỗi người và đi lại nhẹ nhàng
Làm nóng cơ bắp đầu tuần bằng một số động tác giãn cơ nhẹ nhàng như duỗi bắp chân, bật nhảy tại chỗ và giãn cơ toàn thân trong 15 phút. Sau đó, đi bộ nhẹ nhàng trong nửa giờ.
Bạn đang xem: Kỹ thuật đi bộ khác nhau cho 7 ngày trong tuần
Bài tập này có thể giúp bạn trở nên linh hoạt hơn, thư giãn và khởi đầu tuần mới thật tốt.
Giãn cơ và đi bộ nhẹ nhàng rất thích hợp để bắt đầu một tuần mới tràn đầy năng lượng.
Thứ ba: Tăng tốc
Để tăng cường sức mạnh cho bắp chân và mắt cá chân trước khi đi bộ, bạn nên bắt đầu với động tác nâng gót chân và giãn cơ bắp chân trong 10 phút. Trong 30 phút đi bộ tiếp theo, hãy cố gắng tăng tốc độ nhanh hơn bình thường một chút.
Xem thêm : 3 cách làm bột gạo vô cùng đơn giản dễ làm ngay tại nhà
So với thói quen đi bộ thường xuyên, phương pháp này giúp đốt cháy calo và cải thiện sức khỏe tim mạch.
Thứ tư: Đi bộ nhanh
Giữa tuần là thời điểm bạn cần đi bộ nhanh để tăng cường năng lượng. Sau 10 phút khởi động, thực hiện các động tác duỗi chân, vung tay, xoay cổ tay, mắt cá chân để chuẩn bị cho các khớp xương, bạn nên đi bộ với bước dài và mạnh trong 30 phút. Xoay cánh tay của bạn trong khi đi bộ để tác động vào phần thân trên của bạn.
Thời gian đi bộ kết hợp với vung tay giúp cải thiện tư thế và làm săn chắc chân và tay, tăng cường khối lượng cơ bắp.
Thứ năm: Thử thách vượt dốc
Vào ngày thứ năm trong tuần, bạn có thể thực hiện một chuyến đi bộ lên dốc đầy thử thách.
Để thực hiện, bạn cần khởi động cẩn thận để làm nóng cơ thể và uốn cong các khớp bằng cách duỗi và xoay mắt cá chân, cổ tay trong khoảng 10 phút. Sau đó, tìm một ngọn đồi hoặc đặt máy chạy bộ ở chế độ lên dốc và đi bộ trong 20-30 phút.
Đi bộ lên dốc giúp săn chắc cơ mông, bắp chân và đùi, đồng thời tăng sức bền của cơ thể.
Thứ sáu: Tăng khoảng cách đi bộ
Một trong những cách để khiến việc đi bộ trở nên thú vị hơn là tăng thêm khoảng cách. Bạn nên bắt đầu với 10 phút giãn cơ nhẹ, sau đó luân phiên giữa 2 phút đi bộ nhanh và 1 phút đi bộ chậm, trong vòng 30 phút.
Xem thêm : Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá
Kỹ thuật này không chỉ đốt cháy nhiều calo hơn mà còn giúp nhịp tim của bạn tăng lên để có một buổi tập tim mạch hiệu quả.
Thứ bảy: Đi bộ và nói chuyện
Hãy rủ một người bạn hoặc người thân cùng nhau đi dạo để kết hợp tập thể dục, tâm sự và tận hưởng khoảng thời gian riêng tư.
Bạn nên bắt đầu với động tác duỗi nhẹ cổ và vai trong 10 phút. Dành 40 phút đi bộ và nói chuyện với tốc độ trung bình. Đây là một phương pháp hiệu quả để duy trì động lực, cải thiện tâm trạng và củng cố mối quan hệ của bạn với người khác.
Đi bộ và nói chuyện vừa cải thiện sức khỏe, vừa cải thiện tinh thần.
Một số lưu ý khi đi bộ:
- Đừng đi bộ ngay sau bữa ăn thịnh soạn.
- Bàn chân nên bước theo chuyển động lăn từ gót chân đến ngón chân, vung tay thoải mái và đứng thẳng nhất có thể.
- Mang tất cotton và giày hợp lý, thoải mái và nhẹ.
- Mặc quần áo ấm, nhẹ thích hợp vào mùa đông và quần áo mát, thoải mái vào mùa hè.
- Uống nước trước và sau khi đi bộ. Mang theo nước khi đi bộ đường dài, đặc biệt khi thời tiết nóng bức.
- Hãy chắc chắn rằng bạn hạ nhiệt sau một chuyến đi bộ dài và nhanh. Thực hiện một số bài tập kéo giãn.
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/ky-thuat-di-bo-khac-nhau-cho-7-ngay-trong-tuan-172241230182558261.htm
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Cẩm nang