Ngày 19/9, trao đổi với phóng viên Tạp chí Giáo dục điện tử Việt Nam, PGS, TS Trần Anh Tuấn – Chánh Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước cho biết, GS Nguyễn Xuân Hùng đã có đơn xin từ nhiệm khỏi Hội đồng Giáo sư ngành Cơ học theo nguyện vọng cá nhân và đã được Thường vụ Hội đồng Giáo sư Nhà nước chấp thuận.
- Viết tiếp truyền thống ngôi trường mang tên nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu
- Ông Vũ Tiến Dũng được bổ nhiệm giữ chức Hiệu trưởng Trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội
- Môn thi thứ 3 vào lớp 10 nên giữ ổn định hay thay đổi hàng năm?
- Giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn quy định
- Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài phải tuân theo những quy định mới nào?
Trước đó, theo Quyết định số 18/QĐ-HĐGSNN của Hội đồng Giáo sư Nhà nước về việc bổ nhiệm chức danh Phó Chủ tịch, Thư ký 28 Hội đồng Giáo sư các ngành, lĩnh vực liên ngành năm 2024, GS Nguyễn Xuân Hùng được bổ nhiệm chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Cơ học.
Bạn đang xem: GS Nguyễn Xuân Hùng xin thôi tham gia HĐGS ngành cơ học theo nguyện vọng cá nhân
Theo tìm hiểu của phóng viên, GS Nguyễn Xuân Hùng tham gia hoạt động Hội đồng GS ngành Cơ học từ năm 2014 và giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng nhiều năm gần đây.
Mới đây, GS Nguyễn Xuân Hùng bị nghi ngờ có hành vi mua bán liên kết (địa chỉ công tác) trong các bài báo khoa học. Trả lời phỏng vấn phóng viên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam, GS Nguyễn Xuân Hùng cho biết, liên quan đến những nghi vấn vừa qua, ông đã trao đổi, báo cáo với Trường Đại học Bách khoa TP.HCM – đơn vị ông đang công tác tại Việt Nam và “hiện mọi việc đã sáng tỏ”. Tuy nhiên, GS Hùng từ chối trả lời chi tiết vụ việc vì không có thẩm quyền phát ngôn.
Xem thêm : TPHCM: Nhiều trường xếp môn tự chọn xen TKB chính khóa vì “tiện cho đối tác”
GS Nguyễn Xuân Hùng được đánh giá là nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao. Nghiên cứu của ông tập trung vào các phương pháp tính toán tiên tiến trong kỹ thuật, mô hình học máy dựa trên dữ liệu và công nghệ in 3D.
Được biết, GS Nguyễn Xuân Hùng hiện là Viện trưởng Viện Công nghệ CIRTECH, Trường Đại học Bách khoa TP.HCM. Ngoài ra, GS Hùng còn được tín nhiệm và giữ nhiều chức vụ quan trọng tại nhiều tổ chức khác như: Chủ tịch Hội Cơ học tính toán Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Cơ học, Ủy viên Hội đồng Quản lý Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Nafosted), Ủy viên Hội đồng Khoa học Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán (VIASM),…
Chánh Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước cho biết, Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Cơ học hiện nay là GS, TS Lê Văn Cảnh, Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM.
Danh sách các thành viên Hội đồng Giáo sư Cơ học trên trang web chính thức của Hội đồng Giáo sư Nhà nước cũng đã được cập nhật.
Giáo sư Lê Văn Cảnh được bổ nhiệm chức danh giáo sư vào năm 2022.
Theo lý lịch khoa học được đăng tải trên trang web chính thức của Hội đồng Giáo sư Nhà nước, GS Lê Văn Cảnh nghiên cứu trong các lĩnh vực cơ học, cơ học vật rắn và cơ học tính toán.
Xem thêm : Xây dựng giải pháp thúc đẩy phụ nữ và trẻ em gái trong giáo dục và việc làm STEM
Đến nay, tân Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Cơ học đã công bố hơn 60 bài báo khoa học, trong đó có 21 bài báo trên tạp chí trong nước và 40 bài báo trên tạp chí quốc tế.
Ngoài ra, GS Lê Văn Cảnh còn chủ trì 5 đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước, 2 đề tài cấp Bộ và tương đương.
Trong đó, đề tài gần đây nhất là đề tài cấp Nhà nước “Hành vi cơ học của vật liệu và kết cấu đàn hồi – dẻo dưới tác dụng của tải trọng lặp”, thực hiện từ tháng 12/2019 đến tháng 01/2023, do Quỹ NAFOSTED tài trợ.
Năm 2013, GS Lê Văn Cảnh là một trong 10 gương mặt trẻ đoạt giải Quả cầu vàng năm 2013 do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Bộ Khoa học và Công nghệ phát động.
Đoàn Nhân
https://giaoduc.net.vn/gs-nguyen-xuan-hung-xin-thoi-tham-gia-hdgs-nganh-co-hoc-theo-nguyen-vong-ca-nhan-post245643.gd
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục