Trước thềm năm học mới 2024-2025, thông tin Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam giảm trên dưới 10% giá sách giáo khoa đối với từng bộ, cũng như chi phí phát hành sách giáo khoa khoảng 11-15% (tùy từng nhà xuất bản) đang thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận.
- Tuyệt đối không để chậm, thiếu sách giáo khoa khi năm học mới bắt đầu
- VinUni chính thức đảm nhận vị trí UNESCO Chair đầu tiên tại Việt Nam
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 dự kiến diễn ra ngày 26 và 27-6
- Nhiều trường ở Lạng Sơn thiếu cơ sở vật chất, GV môn tích hợp
- Yêu cầu dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh, thủ tục có khó?
Một số ý kiến cho rằng, sách giáo khoa là mặt hàng thiết yếu, mang lại lợi nhuận “khủng” cho các đơn vị phát hành. Tuy nhiên, qua ghi nhận chia sẻ của một số lãnh đạo đơn vị phát hành sách giáo khoa cho thấy, việc điều chỉnh giá thành sách giáo khoa, chi phí phát hành thấp như hiện nay khiến các đơn vị phát hành sách gặp nhiều khó khăn.
Bạn đang xem: Để giảm giá SGK, đơn vị phát hành phải tìm mọi cách để tiết giảm chi phí tối đa
Chi phí phát hành 11-15%, vận chuyển sách giáo khoa đến vùng cao là việc không dễ
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, một lãnh đạo đơn vị phát hành sách giáo khoa cho biết, dưới góc độ của doanh nghiệp, việc giảm chi phí phát hành sách giáo khoa để sách giáo khoa đến tận tay học sinh đòi hỏi đơn vị phát hành phải tiết giảm, nỗ lực rất nhiều và là điều không dễ.
Tuy nhiên, nhằm chung tay cùng Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam giảm giá thành sách giáo khoa, mang lại lợi ích cho người học, đơn vị phát hành đã phải dùng nhiều biện pháp để tiết giảm chi phí.
Theo tìm hiểu của phóng viên, việc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam điều chỉnh giảm giá sách giáo khoa của bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống và bộ sách Chân trời sáng tạo cũng đã tác động đến hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị trường học Bắc Kạn.
Ông Đào Thế Điệp – Giám đốc Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị trường học Bắc Kạn chia sẻ: “Để cung ứng đầy đủ sách giáo khoa chương trình giáo dục phổ thông 2018 tới học sinh theo kế hoạch năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Kạn, đơn vị đã xây dựng các giải pháp để vừa cung ứng đủ sách giáo khoa, vừa tiết giảm mọi chi phí”.
Theo ông Điệp, chi phí mà công ty phải tiết giảm gồm: chi phí nhân công thời vụ và chi phí thuê kho. Trong đó, để tiết giảm chi phí nhân công thời vụ, thay vì thuê người làm như mọi năm, năm 2024, cán bộ công nhân viên của đơn vị phải cùng tham gia chia sách, bốc xếp, thậm chí là đi giao hàng.
Cùng chia sẻ, ông Nguyễn Quốc Huy – Giám đốc Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị trường học Quảng Trị cho biết, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thực hiện giảm chi phí phát hành đối với các đơn vị phát hành sách giáo khoa ở địa phương xuống mức 11-15% là mức thấp, gây áp lực lớn cho đơn vị.
Trong điều kiện giá thành và chi phí phát hành giảm (tức là lợi nhuận 2 lần giảm), các đơn vị phát hành địa phương phải thực hiện giải pháp nhằm tiết giảm các chi phí như: chi phí đóng gói, lưu kho, vận chuyển, tiếp khách, hội nghị, khánh tiết (tiền công mà ban tổ chức sự kiện chi trả -PV), các chi phí phục vụ công tác giao lưu học hỏi kinh nghiệm; chỉ tập trung chủ yếu cho chi phí tiền lương, bảo hiểm xã hội cho người lao động để giữ chân họ gắn bó với đơn vị phát hành.
Ông Nguyễn Quốc Huy – Giám đốc Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị trường học Quảng Trị. (Ảnh: NVCC)
“Chi phí phát hành giảm sâu nên doanh nghiệp không thể đáp ứng được nhu cầu cần tăng lương cho người lao động. Điều này cũng gây khó khăn cho đơn vị phát hành sách giáo khoa, gây áp lực tâm lý và ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của người lao động do thu nhập không còn tương xứng với công sức họ bỏ ra”, ông Huy bày tỏ.
Một trong những khó khăn đối với các đơn vị phát hành sách giáo khoa ở địa phương đó là chi phí phát hành sách đến các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa thường rất lớn.
Bắc Kạn là tỉnh miền núi, địa hình bị chi phối bởi những dãy núi vòng cung xen lẫn với thung lũng, các điểm trường cách xa trung tâm thành phố, nên việc vận chuyển sách đến vùng khó khăn luôn là thách thức lớn đối với đơn vị phát hành.
“Do đặc điểm vùng cao, đường đi đến các điểm trường rất nhỏ nên không thể sử dụng xe có trọng tải lớn để chở sách vào điểm trường. Do đó, đơn vị buộc phải dùng xe nhỏ và chấp nhận vận chuyển sách thành nhiều chuyến.
Xem thêm : Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 có thêm môn tin học, công nghệ
Đối với những điểm trường xa trung tâm thành phố, đơn vị phải thuê thêm kho tại từng huyện để tập kết sách. Việc phát sinh thêm chi phí thuê kho tại các huyện đang là một khó khăn lớn đối với đơn vị phát hành sách ở khu vực miền núi.
Đặc biệt, đối với các cơ sở giáo dục mua bổ sung sách cho học sinh trước thềm năm học mới, đơn vị sẵn sàng gửi sách về trường qua đường bưu điện nên chi phí rất cao”
– Ông Đào Thế Điệp chia sẻ_
Còn theo vị lãnh đạo đơn vị phát hành sách giáo khoa, với mức chi phí phát hành khoảng 11-15%, ở khu vực đồng bằng, chi phí vận chuyển đã tốn kém, vùng sâu vùng xa lại càng tốn kém hơn do phải qua nhiều khâu trung chuyển.
“Chi phí phát hành sách giáo khoa từ 11-15% hiện nay ở đồng bằng có thể thuận lợi hơn miền núi nhưng cơ cấu chi phí phát hành nhiều vì ngoài chi phí vận chuyển, còn có chi phí kho bãi (đồng bằng tốn kém hơn miền núi), đóng gói, chia sách, nhân công, lãi vay ngân hàng,… Tất cả những khoản này đều phải bù đắp bằng chi phí phát hành”, vị này chia sẻ.
Chưa kể, do địa hình miền núi hiểm trở, nhiều đoạn đường đến điểm trường phải sử dụng xe thồ, xe ngựa để chuyển sách đến trường nên vừa tốn thời gian, công sức, vừa phải chi trả nhiều tiền thuê nhân công.
Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Huy cho rằng, trước đây, khi cả nước chỉ sử dụng 1 bộ sách giáo khoa, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam sẽ chủ động việc in ấn ngay từ cuối năm học trước để phục vụ cho năm học sau; các đơn vị phát hành sách giáo khoa chỉ cần đặt kế hoạch, nhận sách đầy đủ, đồng bộ vận chuyển về các đại lý, hoặc đóng gói, chia sách giáo khoa thành từng bộ theo nhu cầu của phụ huynh, rất nhẹ nhàng, thuận lợi.
Nhưng hiện nay, một môn học có nhiều bộ sách giáo khoa, theo nhu cầu chọn sách của từng vùng miền, nhà xuất bản cũng bị động trong in ấn, vì phải đợi các đơn vị, các cơ sở giáo dục đăng ký số lượng sách. Thêm vào đó, cơ chế đấu thầu có sự ràng buộc về mặt pháp lý nên công tác in ấn có lúc chậm trễ, thiếu đồng bộ, dẫn đến việc cung ứng sách giáo khoa cho các đơn vị (đại lý, trường học, phụ huynh, học sinh) gặp nhiều khó khăn. Chưa kể, có trường vùng sâu, vùng xa nảy sinh tâm lý chờ đợi mạnh thường quân tài trợ, nhà xuất bản tặng sách, và khi sự chờ đợi không được như mong muốn, sát ngày khai giảng năm học mới, phụ huynh, học sinh mới bắt đầu đặt mua sách nên cũng gây khó khăn cho các đơn vị phát hành trong vận chuyển.
“Để giúp các trường vùng sâu, vùng xa có đủ sách cho học sinh bước vào năm học mới, đơn vị khuyến khích các trường học chủ động nhận sách theo nhu cầu của nhà trường. Khi có tài trợ, công ty sẽ thu sách về nhằm đảm bảo lợi ích thiết thực cho học sinh, đồng thời cũng tiết giảm chi phí vận chuyển nhiều vòng cho đơn vị”, ông Huy bày tỏ.
Được biết, đối với vùng sâu vùng xa, Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị trường học Quảng Trị thường phải kết nối với mạnh thường quân để họ mua sách tặng cho học sinh. Đặc biệt, để tiết kiệm chi phí vận chuyển, đơn vị này phải kết hợp các chuyến xe giao hàng theo tuyến gần nhất với đi công tác, khảo sát thị trường để giao sách cho vùng sâu vùng xa.
Với thực tế chi phí phát hành sách giáo khoa khoảng 11-15%, ông Huy khẳng định rằng, nếu đơn vị phát hành nào có thể chi trả đủ lương và chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động là “quá giỏi”. Bởi, chi phí phát hành sách giáo khoa từ 11- 15% không phải cho đơn vị phát hành được hưởng hoàn toàn, mà chi phí đó được đơn vị phát hành chi một phần cho các đại lý phát hành (các đơn vị cấp 1, cấp 2), các hộ kinh doanh, nhà sách.
“Nếu tính toán chi li, việc kinh doanh “chuyên canh” sách giáo khoa như hiện nay khó có đơn vị phát hành nào thu được nhiều lợi nhuận.
Các đơn vị phát hành sách hiểu rằng, trong bối cảnh giảm giá sách giáo khoa, nếu không giảm phí phát hành thì Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam sẽ phải chịu thua lỗ nên các đơn vị phát hành chia sẻ khó khăn với nhà xuất bản và tự tìm cách khắc phục, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, đảm bảo cung ứng và phát hành đủ sách giáo khoa cho học sinh trước khi khai giảng năm học mới 2024 – 2025”
_Ông Nguyễn Quốc Huy chia sẻ_
Lợi nhuận thực của đơn vị phát hành sách giáo khoa chỉ khoảng 3-5%
Theo tìm hiểu của phóng viên, các đơn vị phát hành phải đối mặt với nhiều tình huống, nguy cơ ảnh hưởng đến công tác phát hành sách giáo khoa.
Chia sẻ về điều này, ông Điệp cho biết, đặc thù tỉnh Bắc Kạn thường phát hành sách muộn, khoảng từ tháng 7. Thời gian này hay gặp mưa, bão, thậm chí đường đi bị sạt lở khiến cho việc vận chuyển sách thường xuyên bị gián đoạn. Có rất nhiều trường hợp xe chở sách đã đến huyện nhưng không thể tiến hành giao sách đến các điểm do trời mưa quá to nên đơn vị phát hành phải hỗ trợ nhà xe kinh phí lưu trú, ăn ở tại huyện.
Xem thêm : HS Quảng Ninh hoàn thành xong bài thi Ngữ văn và Ngoại ngữ của kỳ thi lớp 10
Thêm nữa, các phương tiện vận chuyển sách ở tỉnh rất thô sơ nên khi gặp mưa bão, một số lượng sách nhất định thường bị ướt. Trong tình huống đó, đơn vị phát hành bắt buộc phải cấp đổi sách mới cho học sinh. Việc bù lỗ chi phí đối với sách ướt, hỏng là vấn đề năm nào đơn vị phát hành sách cũng gặp phải.
Mặt khác, vị lãnh đạo đơn vị phát hành ở Hà Nội nêu quan điểm, các công ty phát hành sách giáo khoa không thể tránh khỏi việc lưu kho bãi trong khâu vận chuyển sách. Do vậy, doanh nghiệp phải có chi phí bảo hiểm để xử lý các tình huống, rủi ro (mưa lũ, mối mọt sách) có thể xảy ra khi lưu kho.
Còn ông Huy cho biết, việc đơn vị phát hành phải bù lỗ là vấn đề rất nan giải, trăn trở lâu nay. Các đơn vị phát hành địa phương phải có số lượng sách dự phòng theo tỷ lệ nhất định (khoảng 5-15% tổng số phát hành theo đặc thù từng môn học) để cung ứng kịp thời trong những trường hợp như: học sinh tiểu học bị mất sách, rách trang, mưa ướt, thiên tai lũ lụt,… cần phải mua lại sách để học, hoặc tự học thêm trong hè,..
“Nếu không dự phòng sách, khi học sinh cần mua sẽ không có, ảnh hưởng đến nhiệm vụ phát hành sách giáo khoa của đơn vị, uy tín của nhà xuất bản. Tuy nhiên, do thời gian dự phòng sách là giai đoạn thời tiết mưa lũ, nên chắc chắn sẽ có rủi ro, đặc biệt là đối với miền Trung – thiên tai khắc nghiệt, mưa lớn. Chính vì thế, nếu đơn vị không sắp xếp kịp sẽ bị thiệt hại nặng nề. Đơn cử, tháng 10/2023, chỉ trong một buổi sáng, lũ dâng bất thường khiến kho sách của một đơn vị phát hành ở Thừa Thiên Huế bị ngập, hỏng (trị giá khoảng 3 tỷ đồng), phải thanh lý và chịu lỗ”, ông Huy chia sẻ.
Ảnh minh họa: Thủy Tiên
Sách là sản phẩm đặc biệt, không thể thiếu trong gia đình có con đi học. Nhiều ý kiến cho rằng, việc kinh doanh sách giáo khoa mang lại lợi nhuận lớn, các đơn vị phát hành sách giáo khoa lãi nhiều và lãi rất tốt.
Chia sẻ quan điểm về ý kiến trên, ông Điệp khẳng định: “Để sách giáo khoa đến được các điểm trường ở vùng sâu vùng xa tốn rất nhiều chi phí chứ chưa nói là phải bù lỗ. Song, với vai trò là đơn vị phát hành sách trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi luôn sẵn sàng vượt qua khó khăn để đáp ứng đầy đủ, đồng bộ, kịp thời sách giáo khoa cho học sinh. Nói kinh doanh sách giáo khoa mang lại nhiều lợi nhuận cho đơn vị phát hành là thực sự chưa đúng”.
Cùng bày tỏ góc nhìn, ông Huy cho rằng kinh doanh sách giáo khoa mang lại lợi nhuận lớn là ý kiến chưa đúng và cho thấy xã hội chưa hiểu hết đặc thù công tác phát hành sách giáo khoa.
Một bộ phận xã hội cho rằng chi phí phát hành 11-15% là lợi nhuận mà các đơn vị phát hành sách được hưởng. Nhưng trên thực tế, chi phí phát hành này sẽ được các đơn vị phát hành ở địa phương phân phối lại cho các đại lý, nhà sách trên địa bàn theo tỷ lệ nhất định. Chỉ có như vậy thì các đại lý – “cánh tay nối dài” của đơn vị phát hành mới chấp nhận kinh doanh sách giáo khoa. Do đó, lợi nhuận thực mà đơn vị phát hành sách giáo khoa nhận được chỉ khoảng 3-5%. Và trong 3-5% này, đơn vị phát hành còn phải lo trọn gói từ khâu nhập lưu kho, lương, vận chuyển, khấu hao,…
“Lợi nhuận từ kinh doanh sách giáo khoa không nhiều nhưng các đại lý vẫn bán vì khi phụ huynh, học sinh mua sách sẽ để ý và mua thêm những đồ dùng học tập khác (vở, giấy, bút, cặp sách, đồ chơi,…). Khi đó, sách giáo khoa là mặt hàng dùng để kích cầu nhằm thu lợi nhuận từ việc bán các mặt hàng khác.
Với đơn vị phát hành, nếu có lãi nhiều, lãi tốt từ sách giáo khoa, chắc chắn trong xã hội sẽ nhiều đơn vị tham gia phát hành mặt hàng này chứ không phải có đơn vị bỏ kinh doanh sách giáo khoa. Minh chứng cho điều này, theo tôi được biết, một trong những lãnh đạo đơn vị là “cây đa cây đề” trong công tác phát hành sách giáo khoa đã từng chia sẻ tại hội nghị phát hành sách giáo khoa khu vực miền Trung rằng: “Mấy chục năm làm sách giáo khoa chưa bao giờ khó khăn như hiện nay”, ông Huy chia sẻ.
Giá sách giáo khoa cấu thành từ nhiều yếu tố, trong đó tập trung 5 yếu tố gồm: Chi phí tổ chức bản thảo, chi phí nhuận bút, chi phí sản xuất (gồm giấy và công in), chi phí khâu lưu thông (hay còn gọi là chi phí phát hành); chi phí tài chính (hay còn gọi là lãi vay).
Được biết, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tiết giảm chi phí để điều chỉnh giảm giá bán đối với sách giáo khoa các lớp đã xuất bản, cụ thể giá của bộ Kết nối tri thức với cuộc sống giảm 9,6%; bộ Chân trời sáng tạo giảm 11,2%.
Việc tiết giảm chi phí phát hành và bán hàng đã giúp giảm 2,5% giá bìa sách giáo khoa.
Ngọc Mai
https://giaoduc.net.vn/de-giam-gia-sgk-don-vi-phat-hanh-phai-tim-moi-cach-de-tiet-giam-chi-phi-toi-da-post244715.gd
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục