Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 2616/QĐ-BYT về kế hoạch triển khai chương trình y tế trường học và chương trình y tế học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn đến năm 2026.
- “3 bên” cùng được lợi khi Bộ GD dự kiến thời gian thi tốt nghiệp từ đầu năm học
- Đề Ngữ văn không dùng ngữ liệu trong SGK, giáo viên phải thay đổi đầu tiên
- ĐH Tài nguyên và Môi trường HN: Điểm chuẩn có ngành tăng gần 2 điểm so với 2023
- Thúc đẩy sâu sắc hơn nữa hoạt động hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Pháp
- Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng
Quận Hai Bà Trưng kiểm tra công tác y tế trường học. Ảnh: MH
Bạn đang xem: Đánh giá, phát hiện sớm yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm, sức khỏe tâm thần ở học sinh
Mục tiêu là gắn kết chăm sóc sức khỏe học đường với chăm sóc sức khỏe ban đầu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, đảm bảo điều kiện tốt cho chăm sóc sức khỏe ban đầu, sơ cứu, phòng ngừa thương tích và nâng cao sức khỏe cho trẻ mầm non và học sinh.
Xem thêm : Sách Cánh Diều đồng hành cùng học sinh miền núi, biên giới tới trường
Ngoài ra, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, sơ cứu, phòng ngừa thương tích cho học sinh tại các cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần cho học sinh.
Kế hoạch đặt mục tiêu đến năm 2026, 100% ngành Giáo dục phối hợp với ngành Y tế các cấp trên địa bàn có cơ chế phối hợp công tác y tế trường học gắn với y tế cơ sở.
Bên cạnh đó, 100% trạm y tế huyện, trạm y tế xã đã phân công cán bộ phụ trách công tác y tế trường học; 100% các cơ sở giáo dục và trạm y tế xã trên địa bàn có cơ chế phối hợp về công tác y tế trường học; 95% cán bộ y tế trường học tại các cơ sở giáo dục và y tế cơ sở (tuyến huyện, xã) được đào tạo nâng cao năng lực về công tác y tế trường học.
Cùng với đó, kế hoạch cũng đặt mục tiêu đến năm 2026, 85% các cơ sở giáo dục sẽ thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ cho học sinh vào đầu năm học theo quy định. Ngoài ra, 50% các cơ sở giáo dục sẽ thực hiện đánh giá phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần cho học sinh.
Xem thêm : Thủ khoa 3 đợt thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội đạt 129/150 điểm
Cục Y tế dự phòng có chức năng chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức và triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, bệnh không lây nhiễm, bệnh tâm thần, đồng thời xây dựng và trình ban hành tiêu chuẩn dinh dưỡng bữa ăn học đường cho học sinh từ tiểu học đến trung học phổ thông.
Cục An toàn thực phẩm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng hướng dẫn bảo đảm an toàn thực phẩm trong trường học; đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm trong trường học.
Viện Dinh dưỡng Quốc gia có trách nhiệm tham gia xây dựng, đề xuất tiêu chuẩn dinh dưỡng cho bữa ăn học đường; xây dựng tài liệu và tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục dinh dưỡng trong trường học và cộng đồng. Đồng thời hướng dẫn, phổ biến đến các địa phương việc triển khai các hoạt động dinh dưỡng trong trường học.
https://hanoimoi.vn/danh-gia-phat-hien-som-yeu-to-nguy-co-benh-khong-lay-nhiem-suc-khoe-tam-than-o-hoc-sinh-676856.html
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục