Bệnh nhân là nữ, 65 tuổi, ở Hạ Hòa, Phú Thọ. Theo chia sẻ, bệnh nhân thường xuyên ăn rau sống (5 ngày ăn 1 bữa). Khoảng 2 tháng trước, bệnh nhân thấy mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, sút 8kg nên đến Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ khám.
Tại Khoa Hô hấp – Tiêu hóa, sau khi thăm khám lâm sàng, chụp CT ngực phát hiện viêm phổi; xét nghiệm máu bạch cầu ái toan tăng; xét nghiệm ký sinh trùng dương tính với: Sán lá gan lớn, sán dây chó, bệnh giun lươn, giun đũa chó mèo và bệnh sán máng.
Bạn đang xem: Cứ 5 ngày ăn 1 bữa loại rau này, người phụ nữ tá hỏa khi nhận kết quả từ bác sĩ
Bác sĩ khám bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Bệnh nhân được chẩn đoán mắc: Viêm phổi – Tăng bạch cầu ái toan – Nhiễm nhiều loại ký sinh trùng – Viêm dạ dày – Viêm gan. Điều trị bằng kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc tẩy giun sán và thuốc bổ gan.
Sau 8 ngày điều trị, tình trạng viêm phổi đã cải thiện, bệnh nhân ổn định và được xuất viện. Tuy nhiên, bệnh nhân phải tiếp tục dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tái khám để theo dõi và điều trị giun.
Bác sĩ Trần Văn Sơn – Khoa Nội hô hấp – Tiêu hóa cho biết: Ký sinh trùng có thể xâm nhập vào cơ thể qua nhiều con đường, bao gồm ăn uống thực phẩm chưa nấu chín, uống nước chưa đun sôi, ăn rau sống, bị côn trùng đốt như muỗi, rệp… Thậm chí, tiếp xúc với vật chủ trung gian truyền bệnh như chó, mèo, chim cũng có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm ký sinh trùng.
Theo bác sĩ Sơn, khi ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể mà không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm đường mật cấp, áp xe gan, viêm túi mật, tụ máu dưới bao gan. Những biến chứng này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Hãy cẩn thận khi ăn rau sống
Xem thêm : Sụt cân nhanh có phải ung thư thận?
Theo các chuyên gia, rau sống kết hợp với nhiều loại gia vị có thể cung cấp cho cơ thể các loại vitamin C, A, E, khoáng chất và một số nguyên tố vi lượng. Các vitamin trong rau sống được giữ nguyên vẹn, ít bị mất đi hơn so với khi nấu chín. Ngoài ra, các loại thảo mộc còn cung cấp một lượng kháng sinh thực vật giúp cơ thể tăng sức đề kháng với bệnh tật.
Tuy nhiên, nếu rau sống không đảm bảo vệ sinh (bón phân tươi, phân chuồng hoặc phân chưa ủ, sử dụng thuốc trừ sâu không đúng cách…), chúng có thể mang mầm bệnh khiến con người dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, bệnh ký sinh trùng, ngộ độc thuốc trừ sâu cấp tính và mãn tính.
Ăn rau sống thường xuyên có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm ký sinh trùng. Ảnh minh họa
Mới tháng 5 vừa qua, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng đã tiếp nhận một bệnh nhân bị sán lá gan lớn do thói quen ăn rau sống, đặc biệt là rau muống ao hồ và rau mùi sống. Bệnh nhân cho biết rất thích cá nướng cuốn rau muống và vịt quay, vịt hấp ăn kèm rau mùi sống.
Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hơn 90% rau sống có chứa ký sinh trùng gây hại cho sức khỏe. Nếu rau không được rửa sạch trước khi sử dụng, khả năng mắc các bệnh về đường ruột như giun sán, tiêu chảy… rất cao.
Vì vậy, để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm ký sinh trùng khi ăn rau sống, bạn cần rửa sạch rau và rửa nhiều lần bằng nước sạch. Rửa từng lá trực tiếp dưới vòi nước chảy là cách hiệu quả nhất để loại bỏ trứng giun và vi khuẩn gây bệnh trên lá rau.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn sức khỏe nói chung, các chuyên gia khuyến cáo người dân nên thực hiện các biện pháp sau:
Xem thêm : Những lưu ý khi người bị viêm da cơ địa tập thể thao
– Ăn chín, uống sôi: Đảm bảo thức ăn chín, nước uống đun sôi trước khi sử dụng. Tránh ăn uống ở các hàng quán vỉa hè, hàng rong không đảm bảo vệ sinh. Hạn chế ăn các loại salad, rau sống, cá, thịt tái, thịt chua không rõ nguồn gốc. Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm ôi thiu.
– Rửa tay sạch sẽ sau khi chơi với vật nuôi hoặc tiếp xúc với các khu vực có khả năng bị ô nhiễm. Đảm bảo vệ sinh đúng cách sau khi đi vệ sinh và không sử dụng phân tươi để bón cho cây. Phân phải được ủ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
– Giữ gìn vệ sinh cá nhân, cắt móng tay gọn gàng, tránh trẻ mút tay, rửa tay trước khi ăn.
– Vệ sinh môi trường sống: Dọn sạch phân vật nuôi ngay để ngăn ngừa trứng ký sinh trùng phát triển. Đảm bảo môi trường sống luôn sạch sẽ, khô ráo để tránh thu hút côn trùng.
– Tẩy giun sán 6 tháng/lần để phòng ngừa nguy cơ nhiễm giun sán.
Ăn rau sống có tốt không?
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/cu-5-ngay-an-1-bua-loai-rau-nay-nguoi-phu-nu-ta-hoa-khi-nhan-ket-qua-tu-bac-si-172240826132024904.htm
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Cẩm nang