Tại chương trình, Giáo sư, Tiến sĩ Shigeo Horie, Chủ tịch Hiệp hội chống lão hóa Nhật Bản đã chia sẻ các vấn đề về lão hóa, yếu tố di truyền và yếu tố môi trường của các bệnh đa yếu tố như ung thư, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, tiểu đường, dị ứng, mất trí nhớ, trầm cảm… Trong đó, với bệnh đột quỵ, nghiên cứu cho thấy có 32 loại gen liên quan đến căn bệnh gây ra số lượng lớn ca tử vong hiện nay.
- Người phụ nữ 44 tuổi tử vong vì xơ gan: Bác sĩ chỉ ra 3 sai lầm ‘chí mạng’ khiến bệnh tiến triển nặng
- Bệnh nhân cần tìm người ‘tặng sự sống’, bác sĩ đưa ra quyết định khó tin
- Người bệnh tiểu đường có 5 dấu hiệu khi ngủ cảnh báo đường huyết tăng vọt
- Chân gà rút xương làm món gì ngon? Món ngon từ chân gà rút xương
- 5 ‘thủ phạm’ gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng
Công nghệ giải mã gen thuộc sở hữu của Revita, do Giáo sư Shigeo Horie và nhóm nghiên cứu của ông phát triển, giải mã 3,2 tỷ gen, giúp mọi người hiểu được những điều chưa biết về sức khỏe, tình trạng thể chất, dinh dưỡng và các yếu tố di truyền của mình. Đây là cơ sở để dự đoán và lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe theo đúng hướng. Nói cách khác, kết quả phân tích bộ gen có thể giúp dự đoán một số bệnh nguy hiểm và phổ biến trong thời đại ngày nay.
Bạn đang xem: Có thể phát hiện sớm nguy cơ, giúp phòng ngừa ung thư, đột quỵ bằng công nghệ giải mã gen
Phương pháp kết hợp giải mã đặc tính gen và liệu pháp sau giải mã của Giáo sư Shigeo Horie được cho là đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người sử dụng, từ trẻ sơ sinh, trẻ em trong độ tuổi đi học, người lớn, người cao tuổi… Phương pháp này được thực hiện bằng cách lấy ADN từ mẫu nước bọt hoặc máu, có kết quả sau khoảng 2-3 tháng.
Sau khi có kết quả giải mã bộ gen, khách hàng, bệnh nhân sẽ được tư vấn chuyên sâu, giúp họ chủ động xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho bản thân thông qua chế độ luyện tập, chế độ ăn uống, bổ sung “phẩm chất” theo thể trạng để phòng ngừa ung thư, giảm nguy cơ đột quỵ và các bệnh mãn tính…, góp phần giúp họ có tương lai khỏe mạnh, “đảo ngược quá trình lão hóa”, kéo dài tuổi thọ.
Xem thêm : Tìm hiểu về bệnh gút và cách hỗ trợ kiểm soát bệnh
Kết quả giải mã gen cho biết rõ tình trạng hiện tại, thời gian xảy ra các bệnh đã được dự đoán từ gen, cũng như diễn biến của bệnh trong tương lai. Từ đó đưa ra lời khuyên chuyên sâu, giúp bệnh nhân chủ động xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho bản thân thông qua chế độ luyện tập, chế độ ăn uống, bổ sung “phẩm chất” theo thể trạng để phòng ngừa ung thư, giảm nguy cơ biến chứng và các bệnh mãn tính…
Hiện nay, Nhật Bản đã ứng dụng phương pháp giải mã gen để hỗ trợ sàng lọc, phát hiện sớm nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư và đột quỵ.
Tại hội thảo, Giáo sư – Tiến sĩ Shigeo Horie chia sẻ rằng các bệnh như ung thư, tim mạch, đột quỵ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, trong đó yếu tố nguy cơ chính của các bệnh này là tuổi tác. Phần lớn bệnh nhân thường mắc bệnh sau tuổi 50 và nguy cơ mắc bệnh tăng nhanh theo tuổi tác. Tùy thuộc vào mã gen mà con người mắc các bệnh khác nhau.
“Chỉ tính riêng đột quỵ đã là nguyên nhân tử vong đứng đầu trong 10 nguyên nhân gây tử vong tại Việt Nam. Đột quỵ liên quan đến 32 gen. Những người có nguy cơ cao bị đột quỵ, nếu không chú ý thay đổi lối sống, sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần người bình thường. Do đó, kết quả giải mã gen sẽ xác định chính xác tuổi thọ sinh học, từ đó dự đoán được các bệnh trong tương lai và giảm nguy cơ mắc bệnh”, GS – TS Shigeo Horie nhấn mạnh.
TS. Nguyễn Ngô Quang – Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế).
TS Nguyễn Ngô Quang – Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) phát biểu tại hội thảo cho biết: Hợp tác y tế giữa Việt Nam và Nhật Bản là một trong những minh chứng cho mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Chúng tôi đánh giá cao những nghiên cứu, phát minh và thành quả mà các nhà khoa học Nhật Bản đã triển khai nghiên cứu và ứng dụng vào công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
“Chiến lược phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực y tế của Việt Nam từ nay đến năm 2030 liên quan đến phát triển y học cá thể hóa, trong đó có công nghệ di truyền. Ứng dụng khoa học công nghệ để đo chiều dài đột biến gen telomere mà giáo sư vừa trao đổi là mới”.
“Chúng tôi khuyến khích và tạo điều kiện tốt nhất cho các đơn vị hợp tác đầu mối tại Việt Nam phối hợp, hợp tác triển khai nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ và sản phẩm này tại Việt Nam. Khi có nghiên cứu, đánh giá độ nhạy đặc hiệu, đặc biệt có đầy đủ bằng chứng khoa học, được Nhật Bản cấp phép, sản phẩm này sẽ được cấp phép tại Việt Nam để phục vụ chăm sóc sức khỏe, sàng lọc, đánh giá hệ gen, đặc biệt là các gen liên quan đến lão hóa, nhằm chẩn đoán sớm, phòng ngừa, kéo dài tuổi thọ cho người dân Việt Nam”.
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/co-the-phat-hien-som-nguy-co-giup-phong-ngua-ung-thu-dot-quy-bang-cong-nghe-giai-ma-gen-172240926161336145.htm
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Cẩm nang