Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), các bác sĩ mới đây đã tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân nữ 22 tuổi, sau 3 tuần bị tai nạn giao thông khiến cô gặp khó khăn khi há miệng, nhai và tê nửa mặt bên phải.
- Loại quả ‘siêu dinh dưỡng’ rẻ tiền bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để ổn định đường huyết
- Thường xuyên đau miệng, người phụ nữ ở Hà Nội bất ngờ được chẩn đoán ung thư bờ lưỡi
- Cách làm nước sốt mì trộn ngon
- Bộ Y tế yêu cầu truy xuất nguồn gốc thực phẩm khiến 215 công nhân ở Vĩnh Long nhập viện sau bữa ăn
- Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý
Bệnh nhân được chụp CT hàm mặt cho thấy gãy lồi cầu xương hàm dưới bên phải và trật khớp thái dương hàm bên phải.
Bạn đang xem: Cô gái 22 tuổi ở Phú Thọ đi cấp cứu vì không há được miệng sau cú ngã
Xem thêm : Cây cỏ dại mọc khắp nơi nhưng ít người biết là thuốc khoẻ gan, tốt cho khớp
Bệnh nhân đang được theo dõi tại bệnh viện. Ảnh: BVCC
Các bác sĩ khoa Ngoại tổng quát 2 đánh giá đây là chấn thương hàm mặt phức tạp, có khả năng ảnh hưởng đến chức năng và cấu trúc khuôn mặt. Bác sĩ chỉ định phẫu thuật cố định lồi cầu xương hàm dưới phải bị gãy bằng nẹp vít titan và cố định khớp cắn bằng vít NEO chặn.
Bác sĩ cho biết phẫu thuật cố định gãy lồi cầu bằng vít Titalium là kỹ thuật khó, đặc biệt thời gian nằm viện dài sau chấn thương nên nguy cơ chảy máu nhiều do tăng sinh mạch máu, tổn thương thần kinh, mạch máu cao hơn. Ca phẫu thuật thành công, xương gãy được các bác sĩ nắn chỉnh về đúng vị trí giải phẫu, cố định chắc chắn chỗ gãy. Sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân hồi phục tốt, khớp cắn đúng.
Gãy lồi cầu xương hàm dưới nguy hiểm như thế nào?
Gãy lồi cầu xương hàm dưới là một loại gãy xương hàm dưới được coi là chấn thương hàm mặt phổ biến trong thực hành lâm sàng. Đây là một trong những trường hợp cấp cứu ngoại khoa thường gặp, đặc biệt là trong các trường hợp do tai nạn giao thông.
Nếu không được điều trị phẫu thuật sớm, gãy lồi cầu xương hàm dưới sẽ gây ra một số biến chứng như cứng khớp, teo xương hàm dưới, ảnh hưởng đến chức năng cắn, nhai…
Dấu hiệu của người bị gãy lồi cầu xương hàm dưới
Khi lồi cầu xương hàm dưới bị gãy, bệnh nhân sẽ gặp một số triệu chứng lâm sàng như: Khó há miệng. Sưng da ngoài miệng, da trước nếp gấp tai có thể hơi nhô lên. Ấn vào điểm trước nếp gấp tai gây đau nhói. Lồi cầu di chuyển. Trật khớp cắn. Cắn hai giai đoạn.
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/co-gai-22-tuoi-o-phu-tho-di-cap-cuu-vi-khong-ha-duoc-mieng-sau-cu-nga-17224080514490516.htm
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Cẩm nang