Trước khi bắt đầu điều trị ung thư
Theo TS.BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai, giảng viên Bộ môn Dinh dưỡng – An toàn thực phẩm, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, nguyên tắc chung của chế độ ăn tốt cho bệnh nhân ung thư là ăn đủ chất bột đường, đạm, giảm chất béo và gia vị không cần thiết.
- Người đàn ông ở Thanh Hóa ‘thoát’ đột quỵ khi đi du lịch nhờ làm nhanh việc này
- Loại rau giàu kali gấp 7 lần chuối giúp chống viêm, chống oxy hóa và bảo vệ tim mạch
- Ý nghĩa của hoa đồng tiền trong phong thủy, tình yêu, đời sống
- Thuốc nam trị bệnh ngoài da, hô hấp sau mưa lũ
- Cô gái 25 tuổi ở Hà Nội mắc ung thư tuyến giáp được phẫu thuật không để lại sẹo nhờ kỹ thuật này
Trước khi điều trị ung thư, bệnh nhân nên có chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng để giúp cơ thể tăng cường năng lượng, cải thiện giấc ngủ, tăng sức đề kháng với bệnh tật và giúp giảm tác dụng phụ của thuốc và phương pháp điều trị.
Bạn đang xem: Chế độ ăn uống trong quá trình điều trị ung thư
Theo đó, tiêu thụ thực phẩm giàu protein giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, teo cơ hoặc mất cơ; tiêu thụ thực phẩm giàu carbohydrate cung cấp cho cơ thể nhiên liệu cần thiết cho hoạt động thể chất và chức năng của các cơ quan.
Ngoài ra, bệnh nhân ung thư nên uống đủ nước, bổ sung vitamin và khoáng chất để giúp cơ thể hoạt động bình thường và sử dụng năng lượng (calo) trong thức ăn, đồng thời tránh các thực phẩm giàu chất béo bão hòa (có trong thịt và gia cầm, sữa nguyên chất hoặc ít béo, phô mai, bơ, v.v.).
Bệnh nhân ung thư nên ăn đồ ăn lạnh để tránh đau họng, đau miệng do quá trình điều trị.
Trong quá trình điều trị
Trong quá trình điều trị ung thư, bệnh nhân có thể cần thay đổi chế độ ăn uống để giúp cải thiện sức khỏe và ứng phó với các tác động của ung thư và quá trình điều trị. Đồng thời, hạn chế tối đa các loại thực phẩm chế biến sẵn (trừ các loại thực phẩm công thức, chế phẩm, sữa dành cho bệnh nhân ung thư). Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ như rau, ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, bánh mì đen, củ,… Tăng cường thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất như rau tươi, các sản phẩm từ sữa dành cho bệnh nhân ung thư.
Xem thêm : Người đàn ông 34 tuổi mắc nhồi máu cơ tim cấp, nguyên nhân gây bệnh rất nhiều người trẻ mắc phải
Cần chú ý đến vấn đề an toàn thực phẩm và hạn chế các yếu tố có hại cho bệnh nhân ung thư như:
– Chia bữa ăn cho bệnh nhân: Số bữa ăn trong ngày có thể lên đến 8-10 bữa. Việc chia bữa ăn này có tác dụng làm giảm cảm giác no, buồn nôn, nôn cho bệnh nhân. Lưu ý bữa sáng nên chiếm 1/3 năng lượng trong ngày vì đối với bệnh nhân ung thư, bữa sáng là bữa họ chấp nhận nhiều nhất.
– Dùng đồ ăn lạnh thay cho đồ ăn nóng: Để khắc phục tình trạng thay đổi khứu giác, đau nhức ở miệng, họng, thanh quản do nhiễm trùng hoặc do điều trị.
– Tránh thực phẩm có mùi, vị nồng: Bệnh nhân loét dạ dày tá tràng nên tránh các thực phẩm có vị chua.
– Không sử dụng phụ gia thực phẩm để chế biến thức ăn cho bệnh nhân ung thư: Hạn chế tối đa các thực phẩm chế biến sẵn cho bệnh nhân như đồ hộp, xúc xích, thịt xông khói, đồ ăn nhanh…
– Có thể sử dụng các sản phẩm thực phẩm được thiết kế chuyên biệt cho bệnh nhân ung thư tùy theo điều kiện kinh tế và nhu cầu của bệnh nhân.
– Tập trung bảo đảm an toàn thực phẩm cho người bệnh từ khâu nguyên liệu đến khâu chế biến, bảo quản để người bệnh không phải chịu thêm gánh nặng bệnh tật do thực phẩm không an toàn gây ra.
Sau khi điều trị ung thư
Xem thêm : Giá đậu xanh (giá đỗ xanh) bao nhiêu tiền 1kg hiện nay 2024?
Dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân sau điều trị ung thư giúp tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng với nhiễm trùng, đẩy nhanh quá trình phục hồi, mau lành vết thương, kiểm soát tác dụng phụ của điều trị, giảm nguy cơ ung thư tái phát và cải thiện sức khỏe lâu dài…
Vì vậy, sau khi điều trị ung thư, bệnh nhân cần chú ý đến chế độ ăn uống để giúp duy trì cân nặng hợp lý vì việc sụt cân, suy dinh dưỡng hay tăng cân dẫn đến thừa cân, béo phì đều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Đối với trường hợp giảm cân, bệnh nhân cần tăng lượng calo nạp vào, trong khi đối với người thừa cân, họ cần cắt giảm calo và tăng cường tập thể dục để đạt được cân nặng khỏe mạnh.
Ngoài ra, sau khi điều trị, bệnh nhân ung thư cần điều chỉnh chế độ ăn uống để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng bao gồm protein, tinh bột, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế các loại thực phẩm và đồ uống có nhiều đường, hạn chế thịt đỏ và thịt chế biến sẵn, hạn chế muối và hạn chế uống rượu bia…
Không nên sử dụng phụ gia thực phẩm để chế biến thức ăn cho bệnh nhân ung thư.
Dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân ung thư sau điều trị giúp tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng với nhiễm trùng, đẩy nhanh quá trình phục hồi, làm lành vết thương, kiểm soát tác dụng phụ của điều trị, giảm nguy cơ ung thư tái phát và cải thiện sức khỏe lâu dài.
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/che-do-an-uong-trong-qua-trinh-dieu-tri-ung-thu-172240807142617597.htm
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Cẩm nang