Showroom trưng bày 400 sản phẩm bao gồm sách giáo khoa và đồ dùng học tập. Ảnh: Lam Giang
- Học bổng cho SV nếu chỉ trông chờ tối thiểu 8% từ nguồn thu học phí là không đủ
- Phó Giáo sư Hoàng Hà có gần 40 năm gắn bó với hạ tầng giao thông vận tải
- Thiếu giáo viên đang gây áp lực khá lớn đối với thầy cô, địa phương có kiến nghị
- Điểm chuẩn ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng ở một số trường ĐH phía Bắc
- Trường Đại học Hàng hải Việt Nam tuyển 4.500 chỉ tiêu năm 2024
Showroom trưng bày gần 100 chủng loại hàng hóa với hơn 400 sản phẩm bao gồm sách giáo khoa, vở bài tập, sách tham khảo và nhiều loại vở, đồ dùng học tập thông dụng khác trên thị trường đã bị cơ quan chức năng phát hiện và tịch thu trong khi làm nhiệm vụ.
Bạn đang xem: Cách nhận biết sách giáo khoa, đồ dùng học tập giả
Tại đây, lực lượng quản lý thị trường phối hợp với các nhà sản xuất, phân phối sẽ cung cấp thông tin cho người xem về cách phân biệt sách thật, sách giả. Ngoài ra, phòng trưng bày còn giúp khách tham quan nhận diện nhiều loại sách về kỹ năng, tâm lý, sách quản lý kinh doanh, sách nghệ thuật.
Các sản phẩm được trưng bày là đồ dùng học tập, bút, vở, giấy thủ công, bảng phấn của các thương hiệu Thiên Long, Hồng Hà… có đầy đủ nhãn hiệu nhận dạng và so sánh để phân biệt hàng thật và hàng giả.
Xem thêm : Trường Đại học Giáo dục: 25 năm hành trình kiến tạo tương lai
Chia sẻ tại sự kiện, PGS.TS Nguyễn Văn Tùng, Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục cho biết, sách giáo khoa giả ảnh hưởng nghiêm trọng đến người sử dụng, chủ yếu là học sinh, vì những sản phẩm này thường sai về màu sắc, ký hiệu, chữ viết, kiến thức, thiếu dữ liệu, không được cập nhật thông tin, dẫn đến nội dung không chính xác (đường biên giới, vấn đề biển đảo), ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức của học sinh.
Ngoài ra, sách giả, sách lậu thường có chất lượng giấy kém, chữ in mờ, không đạt chuẩn kỹ thuật, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của học sinh, đặc biệt là thị lực. Sử dụng sách giáo khoa giả, học sinh sẽ không thể truy cập và sử dụng các giá trị trực tuyến, tài liệu, tiện ích bổ sung, hỗ trợ cho học sinh.
Từ đầu năm 2024, lực lượng quản lý thị trường trên cả nước đã thanh tra, phát hiện, thu giữ hàng trăm nghìn ấn phẩm có bao bì, nhãn sản phẩm giả của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và một số đơn vị xuất bản khác.
Một số vụ việc đáng chú ý như phát hiện gần 80.000 cuốn SGK giả bao bì, nhãn mác của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tại Hậu Giang; thu giữ 34.000 cuốn SGK giả nhãn mác tại Đồng Nai; phát hiện, thu giữ 5.500 cuốn SGK vi phạm tại Tây Ninh.
Xem thêm : Khi được ưu tiên đầu tư phòng thí nghiệm, ĐH Vinh sẽ thu hút nhiều SV tài năng
Theo ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Tổng cục Quản lý thị trường), bên cạnh sự vào cuộc mạnh mẽ của các lực lượng chức năng, yếu tố quyết định trong cuộc chiến chống sách giả chính là người đọc, những người bỏ tiền ra mua sách. Chỉ khi người tiêu dùng, người đọc nhận thức được việc mua, đọc sách thật là hành vi văn hóa, tôn trọng pháp luật, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, của cộng đồng, xã hội thì mới có thể xóa bỏ được tình trạng sách giả, sách lậu.
Phòng trưng bày sẽ mở cửa từ ngày 20 tháng 8 đến ngày 24 tháng 8.
Một số hình ảnh tại phòng trưng bày:
Ngay khi mở cửa, phòng trưng bày đã thu hút rất nhiều khách tham quan. Ảnh: Lam GiangSách giáo khoa thật và giả được sắp xếp cạnh nhau giúp người xem dễ nhận biết. Ảnh: Lam GiangVở tiểu học Hồng Hà thật và giả. Ảnh: Lam GiangCận cảnh cây bút Thiên Long giả, nét chữ không rõ. Ảnh: Lam GiangDấu hiệu giả trông không khác gì dấu hiệu thật. Ảnh: Lam Giang
https://hanoimoi.vn/cach-nhan-biet-sach-giao-khoa-do-dung-hoc-tap-gia-675336.html
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục