Đi bộ giúp tăng cường các cơ hỗ trợ đầu gối, cải thiện tính linh hoạt và có thể giúp kiểm soát cân nặng. Những người bị cứng đầu gối thường thấy dễ chịu hơn khi bắt đầu đi bộ. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải lắng nghe cơ thể bạn.
- Người đàn ông nhập viện vì gặp rắc rối ở vùng kín, thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
- Cháo cá chép nấu với rau gì ngon?
- Cách pha nước chấm đậu rán ngon đủ gia vị chấm trên tuyệt vời
- Người có mạch máu não thông thoáng thường có 4 đặc điểm khi thức dậy buổi sáng
- Lý do nên uống nước đậu bắp hàng ngày
Nếu bạn từng bị đau đầu gối hoặc mới bắt đầu đi bộ, hãy hết sức cẩn thận khi đi bộ.
Bạn đang xem: Cách ngăn ngừa tổn thương đầu gối khi đi bộ
Sau đây là một số cách để ngăn ngừa chấn thương đầu gối khi đi bộ:
1. Duỗi người, khởi động và hạ nhiệt khi đi bộ
Việc kéo giãn và khởi động trước khi đi bộ rất quan trọng để tránh chấn thương đầu gối. Tập trung vào việc kéo giãn gân kheo, bắp chân và cơ tứ đầu đùi, điều này sẽ giúp thả lỏng chân của bạn.
Sau khi giãn cơ, hãy đi chậm và thận trọng cho đến khi cơ thể bạn thích nghi với chuyển động. Lắng nghe cơ thể và tăng tốc độ khi cơ thể bạn đã sẵn sàng để đi bộ trong thời gian dài hơn với cường độ cao hơn.
Khi đi bộ xong, bạn cần làm mát cơ thể bằng cách thực hiện các động tác giãn cơ nhẹ nhàng…
Xem thêm : Ý nghĩa của hoa thiên điểu trong tình yêu, phong thủy, đời sống
Một đôi giày tốt rất quan trọng để giúp ngăn ngừa chấn thương đầu gối khi đi bộ.
2. Mang giày thoải mái
Luôn nhớ đầu tư vào những đôi giày chất lượng tốt có đế nhẹ và đệm lót phù hợp trước khi bạn bắt đầu đi bộ. Đồ bảo hộ tốt sẽ cung cấp khả năng bảo vệ tối đa, hấp thụ mọi cú sốc lên đầu gối, giảm và ngăn ngừa chấn thương.
Trên thực tế, việc mang giày không thoải mái có thể dễ gây phồng rộp và làm tăng nguy cơ chấn thương đầu gối.
3. Bài tập đầu gối
Tập thể dục chậm rãi, luôn bắt đầu ở mức thấp và tăng dần cường độ và thời gian.
Để tăng cường cơ bắp quanh đầu gối, hãy leo đồi và/hoặc cầu thang; ăn những thực phẩm tăng cường và thúc đẩy collagen như nước dùng xương, cá không da, trái cây họ cam quýt, rau xanh, hạnh nhân… tốt cho xương và khớp.
4. Quản lý cân nặng
Cân nặng dư thừa gây áp lực lên các khớp, khiến bạn dễ bị chấn thương hoặc đau đầu gối mãn tính và thậm chí dẫn đến các tình trạng như viêm xương khớp.
Vì vậy, nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, hãy cố gắng giảm cân bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và tăng cường tập thể dục. Nếu bạn có BMI khỏe mạnh, hãy duy trì cân nặng để tiếp tục ngăn ngừa các vấn đề về đầu gối khi đi bộ.
Xem thêm : Giúp tân sinh viên giảm stress trước những khó khăn khi lần đầu tiên sống xa nhà
Trọng lượng càng nặng thì tác động lên đầu gối càng lớn…
5. Đeo miếng đệm đầu gối
Một trong những cách đơn giản nhất để tránh chấn thương đầu gối là sử dụng đồ bảo hộ, chẳng hạn như miếng đệm đầu gối, khi đi bộ.
6. Chú ý đến tư thế
Cúi và khom lưng khi đi bộ có thể dẫn đến chấn thương đầu gối hoặc đau mãn tính. Cúi về phía trước gây áp lực lên đầu gối và thường là kết quả của một lõi yếu. Do đó, điều quan trọng là phải chú ý đến tư thế thích hợp khi đi bộ:
- Ngẩng đầu lên, nhìn thẳng về phía trước
- Duỗi thẳng lưng của bạn
- Thư giãn vai của bạn
- Tập trung vào phần cốt lõi (nhóm cơ cốt lõi của cơ thể, nằm ở phần trung tâm như toàn bộ phần giữa của cơ thể như bụng; hông; lưng dưới).
- Vung nhẹ cánh tay của bạn
- Chạm đất từ gót chân đến ngón chân
7. Đi khám bác sĩ khi cần thiết
Nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào về đầu gối, bạn nên đi khám bác sĩ để kịp thời điều trị nguyên nhân gây đau đầu gối.
Tiến sĩ Nguyễn Thu
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/cach-ngan-ngua-ton-thuong-dau-goi-khi-di-bo-172240819162758239.htm
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Cẩm nang