Tại sao bạn cần duy trì sức khỏe răng miệng tốt?
Việc duy trì vệ sinh răng miệng rất quan trọng để tránh tích tụ mảng bám răng (cao răng) có thể gây sâu răng, nhưng còn những lý do khác giải thích tại sao vệ sinh răng miệng lại quan trọng, bao gồm:
- Ăn hành tây đừng vội bỏ vỏ, đun nước uống vừa ngừa lão hóa vừa bảo vệ tim mạch
- 4 loại trà thảo mộc giải độc cơ thể hiệu quả
- Người đàn ông bị ngộ độc hóa chất do uống nhầm nước lau sàn đựng trong chai nước ngọt
- Người đàn ông ở Phú Thọ phát hiện mắc ung thư trực tràng từ một dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
- Người bị gan nhiễm mỡ thường có những đặc điểm này trên mặt, nếu thêm mệt mỏi, giảm cân thì càng nên đi khám ngay
Phòng ngừa các bệnh về răng miệng: Chẳng hạn như sâu răng, nhiễm trùng, viêm nướu…
Bạn đang xem: Cách chăm sóc răng miệng để cơ thể khỏe mạnh
Ngăn ngừa mất răng: Theo Tạp chí của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, hơn 1 trong 3 người lớn từ 65 tuổi trở lên bị mất sáu hoặc nhiều răng. Duy trì vệ sinh răng miệng thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ và ngăn ngừa mất răng.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Theo số liệu từ Trường Y khoa Harvard, Hoa Kỳ, việc không duy trì sức khỏe răng miệng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Nguyên nhân là do bệnh nha chu góp phần gây viêm ở nhiều vùng của cơ thể, bao gồm viêm động mạch và dẫn đến bệnh tim.
Cải thiện sức khỏe tổng thể: Ngoài bệnh tim, việc không giữ gìn vệ sinh răng miệng có thể dẫn đến viêm phổi do vi khuẩn, biến chứng khi mang thai, trẻ sinh ra nhẹ cân, ung thư và nhiễm trùng huyết.
Chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt giúp ngăn ngừa bệnh răng miệng và bệnh mãn tính.
Làm thế nào để duy trì sức khỏe răng miệng tốt khi về già?
Trẻ em: Từ trẻ sơ sinh đến 12 tuổi
Ở độ tuổi này, phần lớn thói quen chăm sóc sức khỏe răng miệng phụ thuộc vào cha mẹ và người chăm sóc. Sau đây là cách cha mẹ có thể xây dựng nền tảng vững chắc cho sức khỏe răng miệng của trẻ nhỏ:
Vệ sinh sớm: Sau khi bú, hãy nhẹ nhàng vệ sinh nướu của bé bằng khăn mềm ẩm, ngay cả trước khi răng xuất hiện.
Xem thêm : Bún gạo lứt là gì? 100g bún gạo lứt bao nhiêu calo, ăn có giảm cân không?
Chiếc răng đầu tiên, lần khám đầu tiên: Trẻ em nên được kiểm tra răng miệng vào đúng sinh nhật đầu tiên.
Giám sát và giáo dục: Trẻ nhỏ cần được giúp đỡ đánh răng và dạy cách đánh răng đúng cách cho đến khi đến độ tuổi nhất định.
Cân nhắc về chế độ ăn uống: Hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể và thay thế bằng những thực phẩm tốt cho răng như trái cây, rau và pho mát.
Trẻ em cần chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách ngay từ khi còn nhỏ.
Thanh thiếu niên (13 – 19 tuổi)
Những thay đổi về hormone trong những năm tuổi thiếu niên có thể dẫn đến những thay đổi về sức khỏe răng miệng. Điều quan trọng là phải chăm sóc tốt cho bản thân và chế độ ăn uống của bạn, bao gồm:
Đánh răng thường xuyên: Thanh thiếu niên cần đánh răng ít nhất hai lần một ngày bằng kem đánh răng có chứa fluoride để bảo vệ răng nhạy cảm và cải thiện đáng kể sức khỏe nướu răng nói chung.
Sử dụng nước súc miệng: Nước súc miệng có chứa fluoride có tác dụng bảo vệ răng khỏi sâu răng cũng như giúp hơi thở thơm mát.
Đánh giá chỉnh nha: Trong những năm thiếu niên, nếu con bạn có răng chen chúc hoặc có vấn đề về khớp cắn như cắn sâu, cắn phủ, răng chen chúc… thì có thể cần phải đánh giá chỉnh nha.
Người lớn (20 đến 64 tuổi)
Trong thời kỳ trưởng thành, vệ sinh răng miệng tốt nên được kết hợp với việc kiểm tra răng miệng thường xuyên. Sau đây là một số cách để duy trì sức khỏe răng miệng tốt khi trưởng thành:
Kiểm tra thường xuyên: Cần phải đến nha sĩ sáu tháng một lần để phòng ngừa một số vấn đề và phát hiện sớm các vấn đề này như sâu răng, mòn cổ răng…
Đánh răng thường xuyên: Đánh răng bằng kem đánh răng có chứa fluoride hai lần một ngày vẫn là biện pháp vệ sinh răng miệng tốt để bảo vệ và chống lại các vấn đề về sức khỏe răng miệng.
Thực hiện chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh: Hạn chế lượng đường và axit nạp vào cơ thể có thể giúp đảm bảo sức khỏe răng miệng.
Người cao tuổi (65 tuổi trở lên)
Khi cơ thể già đi, các vấn đề sức khỏe răng miệng mới có thể phát triển, vì vậy bạn nên:
Kiểm soát tình trạng khô miệng: Khô miệng là vấn đề thường gặp ở người lớn tuổi do tác dụng phụ của thuốc hoặc tình trạng bệnh lý. Hãy trao đổi với nha sĩ về cách kiểm soát tình trạng khô miệng.
Chăm sóc nhẹ nhàng: Làm sạch răng nhẹ nhàng bằng bàn chải đánh răng lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride cho răng và nướu nhạy cảm.
Kiểm tra răng định kỳ: Người lớn tuổi nên khám răng định kỳ. Điều này cho phép nha sĩ theo dõi chặt chẽ các vấn đề sức khỏe răng miệng liên quan đến tuổi tác.
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/cach-cham-soc-rang-mieng-de-co-the-khoe-manh-172240819162944773.htm
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Cẩm nang