Theo thống kê, tỷ lệ người Việt Nam có khả năng mắc bệnh tâm thần một lần trong đời chiếm 15 – 20% dân số. Trong đó, rối loạn lo âu chiếm hơn 10%.
Những lo lắng trong cuộc sống, công việc… dẫn đến mất ngủ, căng thẳng, kém ăn,… từ đó gây ra các bệnh về thể chất như huyết áp, dạ dày.
Bạn đang xem: Các biểu hiện cảnh báo bạn đang mắc rối loạn lo âu
Phân loại rối loạn lo âu
Có nhiều loại rối loạn lo âu, bao gồm:
- Rối loạn căng thẳng sau chấn thương: là một rối loạn tâm lý, tổn thương tinh thần, biểu hiện bằng các triệu chứng lo âu rõ rệt sau khi phải đương đầu với một sự kiện sang chấn và tiếp tục kéo dài sau đó. khi sự kiện đã kết thúc từ lâu.
- Nỗi ám ảnh xã hội: nỗi sợ hãi quá mức trong các tình huống xã hội thông thường. Người bệnh thường ngại giao tiếp, làm việc, gặp gỡ, tụ tập nơi đông người.
- Rối loạn lo âu chia ly: lo lắng quá mức khi bị tách khỏi môi trường hoặc những người khiến bạn cảm thấy an toàn. Đối tượng chính của bệnh là trẻ em.
- Rối loạn lo âu lan tỏa: có đặc điểm cơ bản là lo âu lan tỏa và dai dẳng, không giới hạn và nổi bật trong bất kỳ tình huống cụ thể nào.
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế: dấu hiệu thường gặp của bệnh là suy nghĩ ám ảnh, lo lắng vô cớ và phải thực hiện những hành vi cưỡng chế để giải tỏa căng thẳng. Người mắc bệnh có những suy nghĩ, hành vi lặp đi lặp lại vô nghĩa và không thể kiểm soát được.
Xem thêm : Vitamin D3 cho trẻ em, bạn đã bổ sung đúng cách chưa?
Khi chứng rối loạn lo âu được điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh nhanh chóng trở lại cuộc sống tự tin và khỏe mạnh.
Dấu hiệu cảnh báo rối loạn lo âu
- Sợ không rõ nguyên nhân, nghiêm trọng hơn dẫn đến ám ảnh. Trong những tình huống cụ thể, bệnh nhân sẽ trải qua cảm xúc này và không thể vượt qua nỗi sợ hãi hay ám ảnh đó.
- Căng thẳng và lo lắng quá mức về những sự việc bình thường xảy ra xung quanh: Đây là những triệu chứng điển hình của chứng rối loạn lo âu.
- Khó giữ bình tĩnh, nói nhiều, di chuyển liên tục, não khó suy nghĩ.
- Suy giảm khả năng tập trung và trí nhớ do căng thẳng tinh thần trong thời gian dài.
- Rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh, thở nông, thở nhanh.
- Tay chân run rẩy, đổ mồ hôi nhiều hoặc có cảm giác tê.
- Cảm giác cơ thể thiếu năng lượng, mệt mỏi, uể oải, đau cơ, khớp.
- Chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn.
- Rối loạn tiêu hóa, rối loạn vị giác, tăng hoặc giảm cân đột ngột.
- Rối loạn giấc ngủ: thường xuyên cảm thấy buồn ngủ hoặc thiếu ngủ trầm trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và thể chất.
- Nghi ngờ bản thân: đặt nhiều câu hỏi nghi ngờ về bản thân và những sự việc xảy ra xung quanh, dẫn đến thiếu tự tin, ngại giao tiếp và thích nghi với cuộc sống bên ngoài.
Nếu không được can thiệp và điều trị, rối loạn lo âu có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Cảm giác lo lắng, bất an thường xuyên dẫn đến buồn ngủ, mệt mỏi, thiếu năng lượng, chán nản với cuộc sống hiện tại.
Người bệnh trở nên khép kín, ngại giao tiếp với xã hội, giảm khả năng thích ứng với cuộc sống, giảm chất lượng cuộc sống, học tập, công việc.
Sức khỏe thể chất bị suy giảm do rối loạn tiêu hóa và rối loạn giấc ngủ kéo dài. Các biến chứng nguy hiểm khác như trầm cảm, lạm dụng chất gây nghiện, tự hủy hoại bản thân…
Rối loạn lo âu có thể chữa khỏi được không?
Xem thêm : Dấu hiệu cảnh báo tắc ruột
Rối loạn lo âu có thể được điều trị hiệu quả bằng liệu pháp can thiệp bao gồm:
- Tâm lý trị liệu: các nhà tâm lý học có thể thực hành các liệu pháp như liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp chấp nhận và cam kết,…
- Kỹ thuật chăm sóc bổ sung: kỹ năng chánh niệm, yoga hoặc quản lý căng thẳng là một số phương pháp bổ sung hoặc thay thế trong điều trị rối loạn lo âu.
- Điều trị bằng thuốc: không có loại thuốc nào có thể điều trị hoặc ngăn ngừa hoàn toàn chứng rối loạn lo âu. Tuy nhiên, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc chống lo âu hoặc chống trầm cảm để cải thiện triệu chứng và giúp bệnh nhân hoạt động tốt trở lại.
Tóm lại: Rối loạn lo âu cần được điều trị kịp thời để giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại cuộc sống tự tin, khỏe mạnh, vui vẻ và nâng cao chất lượng công việc, học tập, các mối quan hệ xã hội. Khi gặp các dấu hiệu rối loạn lo âu về tinh thần và thể chất, người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa khám, tư vấn và điều trị.
Bác sĩ. Phạm Thanh Phương
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/cac-bieu-hien-canh-bao-ban-dang-mac-roi-loan-lo-au-172241106150722897.htm
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Cẩm nang