- Bác sĩ ‘căng não’ mổ lấy song thai cho sản phụ nặng 128kg
- 3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung
- Bí đỏ cực bổ dưỡng nhưng những người này không nên ăn kẻo ‘gậy ông đập lưng ông’
- Theo chân hot mom Việt tìm hiểu bí kíp chăm con tăng cân sau 4 tuần
- Chính thức phát động Cuộc thi Cơ sở y tế Xanh – Sạch – Đẹp lần thứ I, hơn 1400 đơn vị trên toàn quốc đã đăng ký tham gia
Bệnh tim thiếu máu cục bộ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính.
Thiếu máu cơ tim là gì?
Bạn đang xem: Bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không? Tất cả những điều bạn cần biết
Thiếu máu cơ tim, còn gọi là bệnh tim thiếu máu cục bộ, xảy ra khi lưu lượng máu đến cơ tim bị giảm. Tình trạng này thường do động mạch vành bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn, khiến cơ tim không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng để hoạt động bình thường.
Thiếu máu cơ tim có thể diễn ra âm thầm trong thời gian dài hoặc biểu hiện dưới dạng đau thắt ngực, khó thở. Nếu không được kiểm soát, bệnh có nguy cơ tiến triển thành các biến chứng như nhồi máu cơ tim, suy tim… Triệu chứng thiếu máu cơ tim
Thiếu máu cơ tim thường có những triệu chứng đặc trưng nhưng mức độ biểu hiện có thể khác nhau tùy theo giai đoạn của bệnh:
Triệu chứng giai đoạn đầu
– Đau thắt ngực: Cảm giác đau nhói hoặc tức ngực, có thể lan xuống vai, cổ, cánh tay.
– Khó thở: Thường xảy ra khi vận động mạnh hoặc căng thẳng.
– Mệt mỏi: Cơ thể thường xuyên cảm thấy yếu đuối, thiếu năng lượng.
Triệu chứng giai đoạn nặng
– Đau ngực mãn tính: Cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn và kéo dài ngay cả khi nghỉ ngơi.
– Chóng mặt, buồn nôn: Kèm theo cảm giác chóng mặt, choáng váng.
– Sưng tấy: Thường xảy ra ở cánh tay, chân hoặc bụng.
– Căng thẳng, nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim.
Thiếu máu cơ tim gây đau thắt ngực rất khó chịu.
Những dấu hiệu này cảnh báo thiếu máu cơ tim đang tiến triển và cần được can thiệp y tế kịp thời.
Nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim
Có nhiều nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây thiếu máu cơ tim, bao gồm:
– Xơ vữa động mạch: Tích tụ cholesterol và chất béo trong động mạch, hình thành mảng bám làm thu hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch.
Xem thêm : Cách làm bột há cảo thơm mềm chỉ với những bước vô cùng đơn giản
– Cục máu đông: Mảng xơ vữa động mạch có thể vỡ ra, tạo thành cục máu đông làm tắc nghẽn dòng máu.
– Co thắt động mạch vành: Lưu lượng máu đến tim giảm đột ngột, thường liên quan đến căng thẳng hoặc yếu tố di truyền.
Các yếu tố nguy cơ của bệnh tim thiếu máu cục bộ có thể bao gồm:
– Hút thuốc: Làm tổn thương thành mạch máu, tạo điều kiện hình thành mảng bám.
– Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn nhiều chất béo bão hòa và ít rau xanh làm tăng cholesterol xấu trong máu.
– Ít tập thể dục: Làm tăng nguy cơ béo phì và rối loạn lipid máu.
– Bệnh lý có từ trước: Bệnh tiểu đường, huyết áp cao và rối loạn lipid máu đều làm tăng nguy cơ thiếu máu cơ tim.
Bệnh tim thiếu máu cục bộ ảnh hưởng thế nào nếu không được phát hiện sớm?
Thiếu máu cơ tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Căn bệnh không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn gây ra nhiều biến chứng nếu không được kiểm soát kịp thời. Các biến chứng của thiếu máu cơ tim có thể bao gồm:
– Nhồi máu cơ tim: Đây là một biến chứng xảy ra khi động mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn. Cơ tim không được cung cấp máu kịp thời sẽ bị hoại tử, dẫn đến suy tim hoặc tử vong nếu không được điều trị khẩn cấp.
– Rối loạn nhịp tim: Thiếu máu cơ tim có thể làm hỏng hệ thống dẫn điện của tim, gây rối loạn nhịp tim như rung tâm nhĩ, ngoại tâm thu hoặc thậm chí ngừng tim đột ngột.
Thiếu máu cơ tim do cục máu đông sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim.
– Suy tim: Tổn thương cơ tim lâu dài làm giảm khả năng bơm máu, dẫn đến suy tim – một tình trạng mãn tính, không thể hồi phục.
– Tai biến mạch máu não: Huyết khối từ động mạch vành có thể di chuyển lên não, gây tắc nghẽn mạch máu trong não và dẫn đến đột quỵ.
Phương pháp cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim
Thiếu máu cơ tim có thể được kiểm soát tốt bằng các phương pháp hiện đại và lối sống lành mạnh.
– Dùng thuốc: Hiện có các loại thuốc giúp cải thiện lưu lượng máu và giảm nguy cơ biến chứng.
– Can thiệp phẫu thuật: Nong mạch vành, đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành được sử dụng trong những trường hợp nặng.
– Thay đổi lối sống: Tăng cường hoạt động thể chất và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Bạn nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh, trái cây, cá béo và hạn chế muối, chất béo bão hòa. Điều đặc biệt quan trọng là tránh xa thuốc lá, hạn chế uống rượu và kiểm soát căng thẳng tâm lý.
Xem thêm : Giá thịt ngựa bao nhiêu tiền 1kg hôm nay 2024? Cách chọn, Địa điểm mua!
– Sử dụng dung dịch thảo dược: Sử dụng thảo dược kết hợp với phương pháp Tây y là xu hướng mới được nhiều chuyên gia đánh giá cao trong việc hỗ trợ các bệnh về tim mạch. Thảo dược nổi bật phải kể đến chiết xuất Thông Dahurian chứa hoạt chất Dihydroquercetin cùng nhiều nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Nga chứng minh công dụng: Giúp tăng cường sức bền thành mạch, giúp cải thiện vi tuần hoàn động mạch vành; Có tác dụng giúp giảm đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi, tăng khả năng gắng sức ở người bị thiếu máu cơ tim.
TPBVSK Ích Tâm Khang Platinum – Giải pháp hỗ trợ cho người suy tim.
Ứng dụng của sản phẩm thảo dược này Ích Tâm Khang Platinum ra đời với thành phần chính là chiết xuất Thông Dahurian kết hợp với Đan sâm, Hoàng Đăng, Nattokinase và nhiều hoạt chất sinh học khác, hỗ trợ:
– Hỗ trợ cải thiện triệu chứng đau thắt ngực do suy động mạch vành
– Hỗ trợ hạ cholesterol trong máu, giúp giảm nguy cơ huyết khối, xơ vữa động mạch, tăng cường lưu thông máu về tim
Người có triệu chứng đau thắt ngực, tim đập nhanh, hồi hộp, khó thở do thiểu năng mạch vành (thiếu máu cơ tim) nên sử dụng sản phẩm Ích Tâm Khang Platinum với liều 4 viên/ngày, chia làm 2 lần. Người bệnh cũng nên sử dụng đều đặn trong 3 tháng một lần để có kết quả tốt nhất.
Thiếu máu cơ tim có thể được ngăn ngừa?
Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, đặc biệt với các bệnh về tim mạch như thiếu máu cơ tim. Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa hiệu quả:
– Khám sức khỏe định kỳ: Kiểm tra sức khỏe tim mạch thường xuyên giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và điều chỉnh lối sống cho phù hợp.
– Quản lý các yếu tố nguy cơ: Bao gồm Kiểm soát huyết áp, cholesterol và đường huyết ở mức ổn định, giữ lượng đường huyết và huyết áp trong giới hạn cho phép.
Ăn uống khoa học và lành mạnh là chìa khóa ngăn ngừa thiếu máu cơ tim
– Xây dựng lối sống lành mạnh: Bạn cần thường xuyên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, duy trì chế độ ăn uống khoa học và hạn chế thực phẩm chế biến sẵn. Đặc biệt, bạn nên giảm căng thẳng bằng cách thiền, yoga hoặc tham gia các hoạt động thư giãn.
Bạn hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh với bệnh tim thiếu máu cục bộ nếu hiểu rõ về bệnh và áp dụng các biện pháp cải thiện trên.
Thông tin liên hệ: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Đông Tây
Địa chỉ: 19A Ngọc 126 Khuất Duy Tiến, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Quỳnh Chi
* Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không thay thế thuốc
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/benh-thieu-mau-co-tim-co-nguy-hiem-khong-tat-ca-nhung-dieu-ban-can-biet-172241205083827788.htm
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Cẩm nang