Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu năm 2024 đến nay, số ca mắc bệnh sởi tăng so với cùng kỳ năm 2023 và có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Ngày 27/8/2024, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chính thức công bố dịch sởi, bệnh truyền nhiễm nhóm B, trên toàn thành phố.
- Bà bầu có nên uống nước dừa không? Lưu ý cho bà bầu uống nước dừa
- Cách làm nước chấm gà nướng muối tiêu chanh, kiểu Thái ngon này
- Giá quả việt quất bao nhiêu tiền 1kg hiện nay? (Cách chọn và bảo quản)
- Cách rút xương chân gà luộc và rút xương chân gà sống nhanh nhất
- 7 lợi ích sức khỏe của nước mía ít người biết
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm nhóm B do virus sởi gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi hoặc cũng có thể xảy ra ở người lớn do không được tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi hoặc tiêm vắc-xin không đầy đủ.
Bạn đang xem: Bệnh sởi có xu hướng gia tăng, làm sao để phòng ngừa bệnh cho trẻ
UBND TP.HCM chính thức công bố dịch sởi, bệnh truyền nhiễm nhóm B trên toàn thành phố. Ảnh minh họa
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, bệnh dễ lây qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người bệnh hoặc qua tiếp xúc trực tiếp, qua tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh. Những nơi đông người như nơi công cộng, trường học… có nguy cơ lây lan bệnh sởi rất cao. Các vụ dịch sởi thường xảy ra theo chu kỳ 3-5 năm.
Xem thêm : Đau họng, khó nói, người đàn ông bất ngờ phải nhập viện gấp vì nhiễm trùng uốn ván
Để chủ động phòng, chống và nhanh chóng khống chế, đẩy lùi dịch sởi, Bộ Y tế đã ban hành và phổ biến đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, kế hoạch tiêm vắc-xin sởi theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Theo Cục Y tế dự phòng, tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả, chỉ có thể ngăn chặn được sự lây truyền bệnh khi tỷ lệ miễn dịch trong cộng đồng đạt >95%.
Vắc-xin được bảo đảm đủ số lượng từ các nguồn trong nước chủ động mua khi có dịch và từ nguồn ngân sách trung ương và viện trợ hằng năm (do Chính phủ Úc hỗ trợ). Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ với Thành phố Hồ Chí Minh, các địa phương, bộ, ngành tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch.
Để phòng ngừa bệnh sởi, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo:
– Chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm vắc-xin hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi vắc-xin sởi đi tiêm vắc-xin đầy đủ theo lịch.
– Không cho trẻ em đến gần hoặc tiếp xúc với trẻ nghi ngờ mắc bệnh sởi; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ.
Xem thêm : Cách làm chân giò rút xương, Rút xương chân giò nhanh
– Vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt, miệng cho trẻ hằng ngày. Đảm bảo nhà cửa, nhà vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng. Cải thiện chế độ dinh dưỡng cho trẻ.
– Các trường mẫu giáo, nhà trẻ, trường học có số lượng trẻ đông cần được vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng; đồ chơi, dụng cụ học tập, lớp học phải được khử trùng thường xuyên bằng các chất khử trùng thông thường.
– Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu sốt, ho, sổ mũi, phát ban, cần cách ly trẻ sớm và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và tư vấn điều trị kịp thời. Không đưa trẻ đi điều trị không cần thiết để tránh tình trạng quá tải bệnh viện và lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
Trẻ bị sởi, cha mẹ cần lưu ý gì về dinh dưỡng?
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/benh-soi-co-xu-huong-gia-tang-lam-sao-de-phong-ngua-benh-cho-tre-172240829155624348.htm
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Cẩm nang