Chuẩn bị một kế hoạch toàn diện với các tình huống xấu nhất
Ngày 6/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc, miền Trung và Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, miền Trung về việc triển khai công tác phòng, chống bão số 3 (Yagi) tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
- Bác sĩ kể chuyện cứu sống bệnh nhân trong tình cảnh ‘ngàn cân treo sợi tóc’
- Giá hạt hạnh nhân bao nhiêu tiền 1kg hiện nay 2024 ? Địa điểm, Chọn mua
- Hưởng ứng Ngày Mãn kinh thế giới 18/10: Đừng chịu đựng mãn kinh trong im lặng
- 1 loại quả ngọt hơn đường mía gấp 300 lần nhưng giúp hạ đường huyết, chống ung thư, sẵn bán ở chợ Việt
- Cá tầm, Trứng cá tầm [Món ngon từ cá tầm, trứng cá tầm]
Văn bản nêu rõ, bão số 3 dự báo là siêu bão, sức gió cấp 16, giật cấp 17, có khả năng gây thương vong hàng loạt do bị thương trực tiếp hoặc gián tiếp sau đổ bộ, vùi lấp, dự kiến đổ bộ vào khu vực Bắc Bộ, diện hoàn lưu rộng, ảnh hưởng đến hơn 28 tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ và miền Trung.
Bạn đang xem: Bão Yagi được dự báo là siêu bão, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị sẵn sàng phương án tổng thể để đối phó
Do đó, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh yêu cầu các đơn vị khẩn trương triển khai công tác phòng, chống bão số 3, chuẩn bị phương án tổng thể với các tình huống xấu nhất để ứng phó với bão.
Hình ảnh vệ tinh của siêu bão Yagi – Ảnh: NCHMF
Đối với các bệnh viện/viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện đa khoa tỉnh/thành phố, Bộ Y tế khuyến cáo chuẩn bị nhân lực, xe cứu thương, trang thiết bị, thuốc men, vật tư tiêu hao cho ít nhất 2 đội cấp cứu lưu động (ghi rõ số lượng cơ sở phục vụ cấp cứu chấn thương). Đội cấp cứu lưu động có Quyết định phân công nhiệm vụ cụ thể, có danh sách liên lạc, trực 24/7, sẵn sàng ứng phó với các tỉnh bị ảnh hưởng bởi bão khi có lệnh huy động.
Đối với Sở Y tế, cần bố trí lãnh đạo Sở trực 24/7, chỉ đạo và chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra các bệnh viện và đơn vị trực thuộc sẵn sàng ứng phó các tình huống khẩn cấp trước, trong và sau bão; công bố số điện thoại đường dây nóng chỉ huy các đơn vị và bảo đảm thông tin liên lạc 24/7 để kịp thời chỉ đạo các đơn vị trực thuộc sẵn sàng tham gia cứu hộ, cứu nạn khi được huy động; rà soát bảo đảm an toàn bệnh viện theo quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế.
Xem thêm : Mủ trôm là gì? Tác dụng và cách nấu mủ trôm phổ biến hiện nay
Đối với mỗi bệnh viện trong khu vực dự kiến chịu ảnh hưởng của bão, cần chủ động di dời bệnh nhân và trang thiết bị y tế, thuốc men lên các công trình kiên cố có khả năng chịu được tác động mạnh của bão; di chuyển bệnh nhân nặng, máy thở và các thiết bị hồi sức cấp cứu khác lên tầng cao để tránh ngập.
Chuẩn bị máy phát điện dự phòng và đủ nhiên liệu để duy trì nguồn điện dự phòng trong thời gian mất điện trong và sau bão, lập kế hoạch bảo vệ máy phát điện dự phòng khỏi lũ lụt và ngừng hoạt động, hoặc lập kế hoạch sử dụng máy phát điện dự phòng di động để thay thế.
Ngoài ra, chuẩn bị thêm thuốc men, trang thiết bị, phương tiện để cấp cứu các trường hợp thương tích trực tiếp hoặc gián tiếp do sập đổ, chôn lấp, ứng phó với thương vong hàng loạt; chuẩn bị phương án, thuốc men, trang thiết bị, xe cứu thương, nhân lực để sẵn sàng lập các trạm cứu hộ dã chiến tại các khu vực có địa hình cao nhằm tránh lũ lụt.
Đồng thời, huy động toàn thể cán bộ, nhân viên bệnh viện tham gia hỗ trợ cấp cứu các trường hợp thương vong hàng loạt tại bệnh viện và ngoài bệnh viện; tập trung phân loại nạn nhân để ưu tiên cấp cứu trong các tình huống cấp cứu, phân loại bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, tiêu hóa để tránh lây nhiễm thêm trong bệnh viện.
Đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường trong mùa mưa
Cùng ngày, Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố về việc tập trung ứng phó với bão, lũ số 3 và mưa lớn.
Theo đó, ngày 5/9, Bộ Y tế đã ban hành Công văn về việc chủ động triển khai công tác ứng phó y tế với bão, lũ số 3 và mưa lớn. Để bảo đảm nước sạch, vệ sinh môi trường và quản lý chất thải y tế trong ứng phó với bão, lũ số 3, Cục Quản lý môi trường y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố tiếp tục triển khai Công văn số 264/MT-SKMT ngày 12/6/2024 của Cục Quản lý môi trường y tế về việc bảo đảm nước sạch, vệ sinh môi trường và quản lý chất thải y tế trong mùa mưa, mùa lũ.
Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cán bộ y tế và nhân dân thực hiện các biện pháp chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó với mưa lớn, bão, lũ, chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ chứa nước sạch, xử lý môi trường, xử lý nước; thu gom, xử lý rác thải y tế, bảo đảm vệ sinh cá nhân… theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Xem thêm : Bệnh nhân ghép tim xuyên Việt thứ 12 ở Huế xuất viện
Bố trí nguồn nhân lực, bảo đảm dự trữ, cung ứng thuốc, hóa chất, thiết bị xử lý nước, xử lý môi trường. Xây dựng kế hoạch chuẩn bị xử lý nước, vệ sinh môi trường; phương án bảo đảm an toàn cơ sở, thiết bị xử lý chất thải y tế, thực hiện quản lý chất thải y tế theo quy định hiện hành.
Khi xảy ra bão, lũ, các tổ công tác y tế thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình lũ, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải tại các cơ sở y tế trên địa bàn, tăng cường giám sát chất lượng nước sạch và sinh hoạt của người dân.
Chủ động cung cấp hóa chất xử lý nước, môi trường; tiến hành vệ sinh, khử trùng các bồn, bể chứa nước ăn uống, nước sinh hoạt bằng các hóa chất khử trùng đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đăng ký còn hiệu lực tại các vùng bị ngập lụt.
Thực hiện các biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn y tế đảm bảo an toàn, ngăn ngừa nguy cơ phát tán mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe; tăng cường các biện pháp khử trùng, xử lý nước thải y tế đảm bảo yêu cầu trước khi thải ra môi trường.
Tổ chức hướng dẫn các đơn vị y tế và người dân triển khai ngay các hoạt động vệ sinh môi trường theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại các vùng bị ngập lụt.
Theo Cục Quản lý môi trường y tế, sau khi bão, lũ xảy ra, các tỉnh hỗ trợ, hướng dẫn y tế cơ sở và nhân dân thực hiện các biện pháp xử lý môi trường; thu gom, xử lý rác thải y tế, xử lý xác gia súc chết; xử lý giếng nước bị ngập, giếng đào, bể chứa nước theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tổ chức phun hóa chất diệt côn trùng, vật trung gian truyền bệnh tại các vùng ngập sau khi nước rút.
Tăng cường kiểm tra, giám sát vệ sinh, chất lượng nước cấp cho ăn uống, sinh hoạt từ các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung bảo đảm nồng độ clo dư theo quy định; tăng cường kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước sinh hoạt; kiểm tra, giám sát việc thu gom, xử lý rác thải y tế tại các cơ sở y tế bảo đảm tuân thủ đúng quy định hiện hành.
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/bao-yagi-duoc-du-bao-la-sieu-bao-bo-y-te-de-nghi-cac-don-vi-san-sang-phuong-an-tong-the-de-doi-pho-172240906154020379.htm
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Cẩm nang