Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ban hành ngày 18/6/2012 đã đặt nền móng pháp lý cho tự chủ đại học, theo đó, cơ sở giáo dục đại học đã được giao tự chủ trong một số quyền cơ bản như: xác định chỉ tiêu tuyển sinh, xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo và cấp bằng. Cơ sở giáo dục đại học được thực hiện quyền tự chủ phù hợp với năng lực, kết quả xếp hạng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật số 34/2018/QH14) và Nghị định 99/2019/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật 34 tái khẳng định quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học; tạo cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước thực hiện quyền tự chủ ngày càng thực chất và sâu rộng hơn nữa.
Bạn đang xem: Trường đại học đề xuất nhiều nội dung cần có trong Nghị quyết riêng về GDĐH
Song, bên cạnh những thành tựu trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của các cơ sở giáo dục, tự chủ đại học hiện nay vẫn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ.
Tình trạng “có tiền nhưng đầu tư vẫn khó khăn”
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Phạm Thị Ánh Nguyệt – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thái Bình cho biết, đối với các trường đại học công lập nói chung và Trường Đại học Thái Bình nói riêng, quá trình thực hiện tự chủ vẫn còn một số khó khăn, thách thức nhất định. Đây cũng là một trong số những khía cạnh đã được đưa ra thảo luận, định hướng trong nhiều hội nghị họp bàn giữa các trường.
Chẳng hạn, một mục tiêu quan trọng trong quá trình thực hiện tự chủ đại học hiện nay là làm thế nào để các trường phải có thể đa dạng hóa các nguồn thu, sử dụng được hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất. Song, hiện nay, chúng ta còn chịu sự ràng buộc của nhiều đạo luật khác nhau, ví dụ như Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Đầu tư,…
Khi quá trình thực hiện tự chủ đại học còn chịu sự điều chỉnh trực tiếp của nhiều luật chồng chéo lẫn nhau, thì đó là yếu tố dẫn đến những vướng mắc nhất định, chưa hoàn toàn có thể tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các cơ sở giáo dục đại học.
Tiến sĩ Phạm Thị Ánh Nguyệt – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thái Bình. Ảnh: Website nhà trường.
Ví dụ, các trường hiện nay còn bị giới hạn về mức trần học phí, trong khi hầu hết các cơ sở đào tạo giáo dục đại học ở nước ta vẫn phụ thuộc chính vào nguồn thu từ học phí. Vì vậy, việc giới hạn về mức trần học phí có thể dẫn đến những vấn đề ràng buộc, khó khăn liên quan tới tự chủ đại học.
Hiện nay, trường đại học địa phương vẫn đang sử dụng một phần ngân sách của tỉnh và trong tương lai, lộ trình của các trường sẽ dần dần tiến tới tự chủ tài chính, đồng nghĩa với việc không nhận ngân sách cho chi thường xuyên nữa. Do vậy, các cơ sở đào tạo cần tăng cường, đẩy mạnh thực hiện những đề án, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hệ sinh thái khởi nghiệp, kết nối doanh nghiệp,…
Đây đều là những mục tiêu mà cơ sở đào tạo mong muốn đạt được, nhưng từng bước vẫn cần sự hỗ trợ của tỉnh, địa phương, ngân sách của trung ương và những đề án từ phía Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bởi lẽ, hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang, hiện đại sẽ giúp góp phần tác động ngược trở lại với sự hiệu quả trong công tác tổ chức đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và thuận lợi đạt được các mục tiêu của nhà trường.
Ngoài ra, hầu hết các trường đại học địa phương được tổ chức theo theo mô hình đa cấp học, đa ngành, đa hệ, như đại học cộng đồng rất phổ biến hiện nay trên thế giới, để phát huy tính năng động tối đa. Để làm được điều đó, cơ sở giáo dục phải vừa kịp thời nắm bắt thực hiện đề án, vừa cần được tháo gỡ những vướng mắc chồng chéo về luật.
Cơ chế tự chủ đòi hỏi các trường phải xác định rõ ràng mục tiêu phát triển, lộ trình chiến lược và các kế hoạch tài chính dài hạn. Đồng thời có những chính sách, quy chế thực hiện tự chủ bám sát và tuân thủ quy định pháp luật. Chúng ta cần những cơ chế cởi mở hơn để các trường có thể đa dạng hóa, không chỉ đối với bậc đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, mà kể cả hệ cao đẳng cũng cần phải có định hướng đúng đắn. Từ đó, trường đại học có thể đa dạng hóa nguồn thu, tiến đến mục tiêu tự chủ.
Còn Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Tiến Đạt – Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính – Marketing cho rằng, điểm quan trọng đã được các nước trên thế giới áp dụng là thành lập doanh nghiệp ngay trong trường. Tuy nhiên, việc này đang vướng rất nhiều, nhất là liên quan đến vốn đầu tư của nhà nước. Chẳng hạn, với các ngành kiểm toán, thẩm định giá, nếu muốn thành lập các doanh nghiệp thì vướng ở chỗ mang vốn ra đầu tư như thế nào trong việc hình thành nên công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần.
Sinh viên Trường đại học Tài chính – Marketing. Ảnh: NTCC.
Xem thêm : Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn khai giảng năm học mới và trao bằng tốt nghiệp
Vì vậy, chúng ta cần có cơ chế đặc thù về liên doanh, liên kết giữa các trường đại học với các đơn vị ở ngoài; liên kết các trường đại học quốc tế trở thành nơi thu hút nguồn nhân lực quốc tế về đây học tập. Muốn vậy, các trường phải có mô hình giống như các trường ở nước ngoài, khi đó phải có cơ chế về liên doanh, liên kết rõ ràng.
Đồng thời, các trường nên được quan tâm, đẩy nhanh thủ tục liên quan vấn đề đầu tư cơ sở vật chất. Bởi hiện nay nhiều trường gặp tình trạng có tiền nhưng việc đầu tư rất khó khăn. Ví dụ, các vấn đề liên quan phòng cháy chữa cháy, quy hoạch, liên quan đánh giá tác động môi trường, liên quan đến đầu tư đều vẫn còn khó khăn.
Đề xuất ban hành quy chế hướng dẫn, gỡ rối cho các trường
Theo quan điểm của Tiến sĩ Phạm Thị Ánh Nguyệt, cần xây dựng một Nghị quyết riêng về giáo dục đại học để dẫn dắt quá trình tự chủ được thực chất, hiệu quả là phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các trường.
Bởi lẽ, điều quan trọng nhất của quá trình tự chủ đại học là phải định hướng đúng đắn được chiến lược phát triển lâu dài, từ sự thay đổi của nhận thức đến sự chuyển biến từ hành động. Từ đó tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở giáo dục đại học.
Cán bộ giảng viên và sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Thái Bình. Ảnh: Website nhà trường.
Tuy nhiên, cô Ánh Nguyệt cũng nhấn mạnh, mỗi trường sẽ có những lợi thế riêng và mặt khó khăn riêng. Vì vậy, quá trình thực hiện tự chủ cần có sự tính toán để xây dựng lộ trình phù hợp riêng. Do đó, nếu có Nghị quyết riêng cho giáo dục đại học cần đưa ra một số điểm chung hướng dẫn các trường, đồng thời cũng cần xây dựng những nội dung về lộ trình phù hợp.
Cụ thể hơn, Phó Giáo sư Phạm Tiến Đạt nhấn mạnh, Nghị quyết đó cần tập trung vấn đề về liên doanh, liên kết giữa trường đại học và các bên khác ví như có quy định cụ thể, chi tiết, mấu chốt về việc xác định giá trị tài sản hai bên để đưa vào liên doanh, liên kết, bao gồm giá trị thương hiệu, trí tuệ “chất xám”, quyền thẩm định giá.
Thứ hai liên quan đến việc xác định đối tượng liên doanh, liên kết phải là những đối tượng có chung mục đích phục vụ cho quá trình đào tạo của các bậc đại học và sau đại học.
Thứ ba, theo quan điểm của Phó Giáo sư Phạm Tiến Đạt, nếu như nhà nước còn e ngại các trường có vấn đề trong liên doanh, liên kết thì các Bộ, ngành có thể đứng ra với góc độ là đơn vị phê duyệt cho những báo cáo và hỗ trợ nhà trường trong việc hướng dẫn các bước, quy trình cũng như giấy tờ để thực hiện liên doanh, liên kết. Còn các trường đóng vai trò là bên tư vấn chuyên môn về việc nên liên doanh, liên kết với đơn vị nào, ngành nghề nào nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng hội nhập quốc tế, mang lại hiệu quả cho việc cải tiến tình hình đào tạo, chất lượng kiểm định.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Tiến Đạt – Hiệu trưởng Trường đại học Tài chính – Marketing. Ảnh: UFM.
Về bản chất, khi cân đối tự chủ thu chi, các trường tạo ra được nguồn ngân sách, có thể coi đó là phần chênh thặng dư. Từ đó, đơn vị nên được nắm quyền thực thi, quyền chi đầu tư, miễn rằng đảm bảo hội đồng trường phải thống nhất các khoản chi đó. Điều này tạo điều kiện cho các trường có quyền đầu tư vào cơ sở vật chất mà không phải thông qua nhiều quy định chồng chéo về Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu, giúp đẩy nhanh tốc độ hoàn thành công trình, dễ dàng đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh hơn.
Mặt khác, Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính – Marketing cũng cho rằng, cần có nghị định chuyên về nội dung giáo dục đại học để dẫn dắt quá trình tự chủ.
Tự chủ giáo dục đại học vẫn cần bám sát theo khuôn khổ của quy định pháp luật
Cùng nêu quan điểm về vấn đề tự chủ giáo dục đại học, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Trung – Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: Tự chủ giáo dục đại học không có nghĩa là chúng ta được thực hiện hoàn toàn các nội dung theo tùy ý, mà vẫn cần bám sát theo khuôn khổ của pháp luật, đảm bảo mục tiêu, sự phát triển bền vững của nhà trường, minh bạch về tài sản, tài chính của đơn vị chủ quản.
Xem thêm : Những chính sách về lương, phụ cấp trong dự thảo Luật Nhà giáo mới nhất
Các quy định của văn bản pháp luật hiện nay đã góp phần giảm thiểu rủi ro trong quá trình phát triển, có thể đảm bảo được sự giám sát và quản lý của nhà nước, tuân thủ theo đúng quy định, khuôn khổ và giới hạn cho phép.
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, chúng ta nên đẩy mạnh xếp hạng các cơ sở đào tạo đại học ở Việt Nam với những tiêu chí rõ ràng như theo lĩnh vực ngành nghề, theo chất lượng đào tạo,…
Bên cạnh đó, chúng ta nên xem xét, đánh giá, quy hoạch lại để đảm bảo cơ sở nào tốt thì được khẳng định trên thị trường, đơn vị nào chưa đạt hiệu quả thì có thể thu gọn, sáp nhập hoặc cân đối lại. Quan trọng nhất là quá trình tự chủ của các trường phải có đầu tư trọng điểm, có tầm nhìn phát triển bền vững và xây dựng lộ trình phù hợp, minh bạch, khách quan.
Sinh viên học tập tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Website nhà trường.
Tự chủ giáo dục đại học được thực hiện với ba trụ cột chính, bao gồm: tự chủ về học thuật, tự chủ về tài chính và tự chủ về tổ chức nhân sự. Trước hết, tự chủ về học thuật tốt sẽ góp phần giúp phát triển công tác đào tạo, đi sâu vào chuyên môn và đẩy mạnh nghiên cứu khoa học. Từ đó, nhà trường sẽ chủ động được tài chính, học phí và các nguồn thu khác; cũng như tự chủ về công tác tổ chức, sắp xếp nhân sự, có cơ hội tuyển dụng và đào tạo tốt đội ngũ nhân sự của mình.
Mặt khác, khi cán bộ giảng viên có năng lực đào tạo tốt, đảm bảo đạt chuẩn chất lượng cao, thì xã hội cũng sẽ chấp nhận trả chi phí học tập hoặc đầu tư cho nhà trường. Đây là một “vòng xoay” ưu việt, mang mối liên hệ biện chứng với nhau. Có thể nói, đó là điểm sáng của Luật Giáo dục đại học năm 2019, thể hiện sự quyết tâm đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chẳng hạn, câu chuyện về mở ngành hiện nay đã được tinh gọn, đơn giản và nắm quyền chủ động cho các trường đại học hơn rất nhiều. Trước đây, các cơ sở giáo dục muốn mở ngành thì phải thực hiện bộ hồ sơ, báo cáo gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định và quyết định. Nếu được chấp thuận, nhà trường sẽ là đơn vị tổ chức thực hiện đào tạo, sau đó, được Bộ kiểm định, đánh giá, kiểm tra xem công tác tổ chức và giáo dục như thế nào.
Song, hiện nay, Luật số 34/2018/QH14 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học có hiệu lực đã mở đường cho các trường đại học có đủ năng lực mở ngành sẽ có quyền tự quyết. Nếu như trước đây là “tiền kiểm”, thì bây giờ Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện theo hướng “hậu kiểm”. Bộ đưa ra tiêu chuẩn mở ngành ban đầu, đòi hỏi đủ số lượng cán bộ giảng viên, giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, cơ sở vật chất, phòng lab,…
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Trung – Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Website nhà trường.
Điều này đã giúp gỡ bỏ tối đa các vấn đề về thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết, phát huy được tối đa năng lực tự chủ của các trường đại học, đồng thời phải tự chịu trách nhiệm theo quy định, bị xử phạt nếu không đạt chuẩn. Đây là một sự chuyển biến rất đột phá, khác biệt và gắn liền với thực tế. Câu chuyện tự chủ đại học phát huy được quyền chủ động sáng tạo, nhưng phải theo khuôn khổ, chế tài xác định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thực hiện theo quy định hiện nay, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang thực hiện tổ chức, giám sát, điều hành, quản trị theo lộ trình vận hành từng bước tiến đến tự chủ, đảm bảo chất lượng đào tạo, đạt được nhiều điểm thuận lợi nhất định.
Cũng theo Tiến sĩ Phạm Thị Ánh Nguyệt, nhìn chung, các trường đại học địa phương là đơn vị trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh. Vì vậy, chính quyền tỉnh đóng một vai trò rất quan trọng đối với quá trình thực hiện các nội dung liên quan đến công tác tự chủ đại học.
Có thể thấy, địa phương tỉnh đã có những chủ trương để hỗ trợ, tạo điều kiện từng bước cho Trường Đại học Thái Bình thực hiện tự chủ về mặt tổ chức bộ máy. Song song với đó, nhà trường cũng đề xuất chủ trương, xin ý kiến của tỉnh để tinh gọn bộ máy, nhằm thực hiện công tác giáo dục được hiệu quả nhất.
Lưu Diễm
https://giaoduc.net.vn/truong-dai-hoc-de-xuat-nhieu-noi-dung-can-co-trong-nghi-quyet-rieng-ve-gddh-post244974.gd
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục
This post was last modified on %s = human-readable time difference 8:51 sáng
Nhân viên y tế trường THPT Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên) khám sức khỏe…
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mất nước nghiêm trọng là tình trạng mất…
Gladys McGarey sinh năm 1920 tại Fatehgarh, Ấn Độ. Cô là một bác sĩ, tiến…
Màu da bất thường Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể, thường là…
Trại sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Đại học Bách khoa…
Anh Tim cho biết, trước khi làm huấn luyện viên thể hình, anh từng làm…