10 điểm sáng trong giáo dục
Bạn đang xem: Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quan tâm giáo dục và đào tạo để tạo động lực, nguồn lực phát triển đất nước bền vững
Năm học 2023-2024 đánh dấu 10 năm toàn ngành giáo dục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TU của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Toàn ngành giáo dục đã nỗ lực phấn đấu đạt nhiều kết quả đáng tự hào.
Công tác phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và xóa mù chữ tiếp tục được các địa phương quan tâm; mạng lưới, quy mô trường, lớp tiếp tục được đầu tư; các địa phương rà soát, củng cố các trường lẻ, sáp nhập các trường lẻ để tập trung đầu tư, bảo đảm chất lượng giáo dục; chú trọng đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
Chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục tiên tiến tiếp tục được nâng cao. Học sinh, sinh viên Việt Nam tiếp tục đạt nhiều thành tích cao trong các cuộc thi khoa học công nghệ quốc tế tại Hoa Kỳ; các cuộc thi Olympic khu vực và quốc tế. Quyền tự chủ trong giáo dục đại học dần được thực hiện thực chất hơn, gắn với việc thực hiện trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch thông tin theo quy định.
Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phối hợp với Bộ Nội vụ bổ sung 27.826 vị trí việc làm cho năm học 2023-2024; trên cơ sở đó, các địa phương đã tuyển dụng được 19.474 giáo viên. Đội ngũ nhà giáo được phát triển về số lượng, từng bước khắc phục những hạn chế về cơ cấu.
Toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạt động dạy và học, 100% cơ sở dữ liệu ngành giáo dục từ mầm non đến phổ thông, kết nối cơ sở dữ liệu ngành giáo dục với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân số, bảo hiểm.
Xem thêm : Hành trình 20 năm Khoa Công nghệ thông tin của NEU có gì đặc biệt?
Nêu bật 10 điểm nhấn nổi bật trong kết quả năm học 2023-2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, công tác hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển giáo dục, đào tạo tiếp tục được quan tâm; quy mô giáo dục, mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên phát triển; đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa từng bước ổn định, bước đầu đạt mục tiêu đề ra; công tác phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, xóa mù chữ tiếp tục được quan tâm, đạt kết quả toàn diện.
Chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục được khẳng định; đào tạo đại học ngày càng được chú trọng và nâng cao rõ rệt về chất lượng; đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiếp tục được bổ sung, đáp ứng tốt hơn yêu cầu về số lượng theo quy định; toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin…
Ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những kết quả quan trọng của ngành giáo dục trong năm học qua, Thủ tướng Chính phủ thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức của ngành giáo dục.
Đó là những thách thức trong đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa; thiếu giáo viên ở nhiều địa phương; quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục ở một số địa phương chưa phù hợp; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu; chất lượng đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học chưa đáp ứng yêu cầu…
Người học là trung tâm; giáo viên là động lực; nhà trường là sự hỗ trợ; gia đình là điểm tựa; xã hội là nền tảng.
Chỉ ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, phân tích bối cảnh tình hình và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho năm học 2024-2025 và thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, mang lại thời cơ thuận lợi nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức mới cho sự phát triển giáo dục và đào tạo.
Xem thêm : Một số giáo viên vẫn chưa hiểu rõ tinh thần của đề thi tham khảo môn Ngữ văn?
Theo Thủ tướng Chính phủ, năm học 2024-2025 kết thúc nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII; đồng thời, bắt đầu triển khai Kết luận số 91-KL/TU về tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo, ngành Giáo dục và các bộ, ngành, địa phương cần tập trung thực hiện 9 nhiệm vụ trọng tâm.
Cụ thể, các địa phương cần chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho năm học mới và tổ chức tốt lễ khai giảng, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho năm học mới; tập trung triển khai có hiệu quả, thiết thực Kết luận số 91-KL/TU; tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời thể chế, cơ chế, chính sách về đổi mới giáo dục, đào tạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục; tổng kết, đánh giá toàn diện việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chuẩn bị chu đáo để tổ chức kỳ thi đảm bảo chất lượng, an toàn, nghiêm túc, hiệu quả, thiết thực, chặt chẽ, giảm áp lực, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh.
Thủ tướng cũng yêu cầu thúc đẩy quyền tự chủ gắn với nâng cao chất lượng đào tạo đại học theo hướng thiết thực, đi sâu, gắn với trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch; tiếp tục tạo môi trường thuận lợi để thu hút nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo; bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa khu vực công và tư; thúc đẩy hợp tác công – tư; phát triển giáo dục, đào tạo trình độ đại học không vì mục tiêu lợi nhuận; xây dựng, rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ đãi ngộ phù hợp đối với nhà giáo; tuyển dụng, cơ cấu lại đội ngũ nhà giáo theo biên chế được giao, khắc phục tình trạng thừa, thiếu nhà giáo trong các cơ sở giáo dục, bảo đảm nguyên tắc “có học sinh thì phải có giáo viên” và phù hợp với thực tiễn.
Cùng với đó, các đơn vị, địa phương cần tiếp tục rà soát, quy hoạch mạng lưới các trường mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục cho người khuyết tật, giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm. Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành, địa phương cần chú trọng công tác quy hoạch xây dựng, bảo đảm quỹ đất phù hợp để xây dựng trường, lớp học, đáp ứng nhu cầu học tập gắn với xu hướng đô thị hóa và chuyển dịch dân số.
Nhấn mạnh giáo dục, đào tạo cần được quan tâm đúng mức để tạo động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước, Thủ tướng nhắc lại lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Trường đại học cần kết hợp lý luận khoa học với thực tiễn…; trường phổ thông cần bảo đảm cho học sinh có kiến thức phổ thông vững chắc, thiết thực…; trường tiểu học cần giáo dục cho các em: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, tôn trọng tài sản công cộng…, phải đặc biệt coi trọng việc giữ gìn sức khỏe”…
Nhấn mạnh phương châm: “Lấy học sinh là trung tâm; giáo viên là động lực; nhà trường là điểm tựa; gia đình là điểm tựa; xã hội là nền tảng”, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tập trung thực hiện có hiệu quả; ưu tiên bố trí nguồn lực, nâng cấp cơ sở vật chất, bảo đảm vệ sinh, an ninh, an toàn trường học; đánh giá rõ kết quả hằng năm để rút kinh nghiệm và tiếp tục làm tốt hơn trong thời gian tới.
https://hanoimoi.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-quan-tam-giao-duc-va-dao-tao-de-tao-dong-luc-nguon-luc-phat-trien-dat-nuoc-ben-vung-675212.html
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục
This post was last modified on Tháng tám 19, 2024 1:49 chiều
Theo cuốn sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam hoa hồng…
Hình tóm tắt Hình ảnh chiếc xe mơ ước tùy chỉnh Đẹp nhất mọi thời…
DTCL mùa 13 đang trở thành sân chơi lý tưởng cho người chơi reroll đội…
Chúa Giêsu Kitô là một vị thần vĩ đại, Ngài là một biểu tượng tinh…
Dùng hình nền may mắnmang lại cho chúng ta một năng lượng tích cực khi…
Chiều 23/11, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Bệnh viện Đa khoa) ra thông báo…