Bệnh nhân là anh NHV (31 tuổi, Hóc Môn, TP.HCM) vào Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á cấp cứu trong tình trạng đau vùng háng bên phải kéo dài nhiều ngày. Cơn đau liên tục kèm theo cảm giác căng cứng, vùng háng bên phải của bệnh nhân có chỗ phình ra, ấn vào rất đau, chỗ phình to lên khi cử động.
Đặc biệt, trong quá trình khám, các bác sĩ phát hiện anh chỉ bị một tinh hoàn bên trái. Anh V. cho biết, từ khi sinh ra anh được phát hiện chỉ có một tinh hoàn bên trái. Anh cho rằng do dị tật bẩm sinh chỉ có một tinh hoàn nên anh và gia đình không đi khám.
Bạn đang xem: Thanh niên 31 tuổi ở TP.HCM tìm thấy tinh hoàn ẩn trong ổ bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bác sĩ tìm thấy tinh hoàn thứ hai bị mất trong bụng chàng trai suốt 31 năm Ảnh: BVCC
Tại đây, các bác sĩ chỉ định chụp CT 160 độ cản quang, phát hiện thoát vị bẹn nghẹt và phát hiện tinh hoàn phải nằm trong ổ bụng cạnh bàng quang.
Sau khi được tư vấn và nhận được sự đồng ý của gia đình bệnh nhân, ca phẫu thuật được các bác sĩ thực hiện trong vòng 2 giờ kể từ khi tiếp nhận.
ThS.BS.CKII. Nguyễn Vinh Bình – Trưởng khoa Tiết niệu cho biết: “Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã đưa các cơ quan thoát vị vào ổ bụng và còn tìm thấy tinh hoàn phải nằm trong khoang bụng có cùng kích thước với tinh hoàn còn lại. Sau đó được thả ra và đưa từ bụng xuống bìu, lúc này bệnh nhân đã có hai tinh hoàn”.
Chỉ một ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân đã có thể đi lại và sinh hoạt bình thường.
Xem thêm : Công thức dinh dưỡng cho người cao tuổi
Tinh hoàn ẩn là một dị tật bẩm sinh thường gặp ở cơ quan sinh dục nam. Đây là tình trạng bé trai sinh ra mà một hoặc cả hai tinh hoàn không di chuyển xuống bìu hoặc nằm ở vị trí khác bìu. Trong thời kỳ bào thai, tinh hoàn xuất hiện ở vùng bụng gần thận. Đến tháng thứ 7, tinh hoàn bắt đầu di chuyển xuống vùng bẹn.
Di chuyển xuống bìu muộn nhất vào khoảng tháng thứ 6 sau khi sinh. Khoảng 1% bé trai đủ tháng được phát hiện tinh hoàn ẩn khi được 1 tuổi. Thông thường, tinh hoàn ẩn chỉ xảy ra ở một bên, tuy nhiên nếu tinh hoàn ẩn xảy ra ở cả hai bên thì chỉ chiếm khoảng 10% trẻ mắc tinh hoàn ẩn.
Thông thường có khoảng 60% – 85% tinh hoàn ẩn nằm ở phần trên bìu và trong ống bẹn, khoảng 15% có thể nằm ở vùng bụng hoặc các vị trí khác. Nếu tình trạng này không được phát hiện và điều trị sớm có thể xảy ra các biến chứng như xoắn tinh hoàn, tổn thương tinh hoàn, giảm khả năng sinh sản, ung thư tinh hoàn, thoát vị bẹn.
Từ trường hợp bệnh nhân V., ThS.BS.CKII. Nguyễn Vinh Bình cũng khuyến cáo các bậc cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ, nhận biết sớm tình trạng này ở bé trai để đưa bé đi khám kịp thời và xử lý những bất thường.
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/thanh-nien-31-tuoi-o-tphcm-tim-thay-tinh-hoan-an-trong-o-bung-tu-dau-hieu-nhieu-nguoi-viet-bo-qua-172241211160107054.htm
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Cẩm nang
This post was last modified on Tháng mười hai 12, 2024 9:57 sáng
Áp phích hoạt hình không chỉ là một công cụ quảng cáo quan trọng. Đó…
Sốc phản vệ do uống rượu ngâm sáp ongNgày 12/12, Bệnh viện Việt - Thụy…
Bộ sưu tập ảnh meme mèo khóc luôn thu hút sự chú ý của mọi…
Những hình ảnh Anime nữ lạnh lùng đen trắng đẹp nhất dưới đây sẽ giúp…
Việc khám phá thế giới của Khủng long chibi ( chibi dinosaur ) không chỉ…
Các đại biểu tham dự lễ khai mạc khóa tập huấn. Ảnh: Hoàng SơnHiện nay,…