Dựa trên bản tổng hợp Giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý đối với dự án Luật Nhà giáo (Tài liệu kèm theo hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự án Luật Nhà giáo), người viết xin được tổng hợp những điểm mới trong quy định tại dự thảo Luật Nhà giáo lần 3 so với dự thảo Luật Nhà giáo lần 2 với nhiều chỉnh sửa, bổ sung gửi Bộ Tư pháp thẩm định.
Ảnh minh họa: giaoduc.net.vn
Giải thích rõ hơn về khái niệm Nhà giáo, người đứng đầu cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục,…
Tại Điều 5. Giải thích từ ngữ của dự thảo Luật Nhà giáo lần 3 đã bổ sung và giải thích cơ bản khá rõ về các khái niệm.
Nội dung quy định tại dự thảo Luật Nhà giáo lần 2 | Nội dung quy định tại dự thảo Luật Nhà giáo lần 3 |
Điều 5. Giải thích từ ngữTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: | Điều 5. Giải thích từ ngữTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: |
1. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục theo quy định tại Điều 105 Luật Giáo dục. | |
2. Cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo là cơ quan có thẩm quyền chuyên môn giúp cơ quan quản lý nhà nước các cấp về giáo dục và đào tạo. | |
1. Cán bộ quản lý giáo dục là người làm việc trong các cơ quan quản lý giáo dục, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục theo phạm vi thẩm quyền được giao. | 3. Cán bộ quản lý giáo dục là người làm việc trong các cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo theo phạm vi thẩm quyền được giao. |
2. Người đứng đầu cơ sở giáo dục là nhà giáo và là người đại diện trước pháp luật của cơ sở giáo dục, chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của cơ sở giáo dục theo chức năng nhiệm vụ, quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục. | 4. Người đứng đầu cơ sở giáo dục là người đại diện trước pháp luật của cơ sở giáo dục, chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của cơ sở giáo dục theo chức năng nhiệm vụ, quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục. |
3. Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục là người được bổ nhiệm hoặc công nhận giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong cơ sở giáo dục và được hưởng lương theo chức vụ quản lý. | 5. Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục là người được bổ nhiệm hoặc công nhận giữ chức vụ quản lý, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong cơ sở giáo dục. |
4. Chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo là văn bản xác nhận tư cách nhà giáo do cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà giáo cấp cho người đạt chuẩn nhà giáo trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trường chuyên biệt và các cơ sở giáo dục khác (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục). | 6. Giấy phép hành nghề dạy học là văn bản xác nhận người đủ điều kiện hành nghề dạy học do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. |
5. Chức danh nhà giáo là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục. | 9. Chức danh nhà giáo là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo tương ứng với từng cấp học, trình độ, phương thức đào tạo. |
6. Chuẩn nhà giáo là hệ thống phẩm chất, năng lực mà nhà giáo cần đạt được để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong các cơ sở giáo dục. | 7. Chuẩn nhà giáo là hệ thống các tiêu chuẩn về phẩm chất, trình độ, năng lực, sức khỏe của nhà giáo. |
7. Đề án vị trí việc làm do cơ sở giáo dục xây dựng, cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp phê duyệt bao gồm: danh mục vị trí việc làm; cơ cấu chức danh nhà giáo; số lượng người làm việc; mô tả công việc và khung năng lực của các vị trí việc làm. | |
8. Chuẩn nhà giáo giữ chức vụ hiệu trưởng, giám đốc cơ sở giáo dục là hệ thống các tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực của hiệu trưởng, giám đốc cơ sở giáo dục. | |
10. Người hành nghề dạy học tự do là người có giấy phép hành nghề dạy học nhưng không làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục. |
Bổ sung các hành vi cấm đối với nhà giáo
Xem thêm : Trường nghề trải thảm đón người học
Tại Điều 13. Các hành vi bị nghiêm cấm của dự thảo Luật Nhà giáo lần 3 thay cho Điều 11 dự thảo Luật Nhà giáo lần 2 có điều chỉnh, bổ sung một số hành vi cụ thể bị nghiêm cấm như sau:
Nội dung quy định tại dự thảo Luật Nhà giáo lần 2 | Nội dung quy định tại dự thảo Luật Nhà giáo lần 3 |
Điều 11. Các hành vi bị nghiêm cấm | Điều 13. Các hành vi bị nghiêm cấm |
1. Nghiêm cấm nhà giáo có các hành vi sau: | 1. Nghiêm cấm nhà giáo có các hành vi sau: |
a) Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, thân thể của người học, đồng nghiệp và nhân dân; | a) Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, thân thể của người học, đồng nghiệp và nhân dân; |
b) Phân biệt đối xử giữa những người học dưới mọi hình thức; | b) Phân biệt đối xử giữa những người học dưới mọi hình thức; |
c) Gian lận, cố ý làm sai lệch kết quả trong các hoạt động tuyển sinh, kiểm tra, thi, đánh giá người học; | c) Gian lận, cố ý làm sai lệch kết quả trong các hoạt động tuyển sinh, kiểm tra, thi, đánh giá người học; |
d) Xuyên tạc nội dung giáo dục; lợi dụng hoạt động giảng dạy, giáo dục để tuyên truyền các nội dung trái đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền chính sách thù địch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; | d) Xuyên tạc nội dung giáo dục; lợi dụng hoạt động giảng dạy, giáo dục để tuyên truyền các nội dung trái đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền chính sách thù địch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; |
đ) Ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức, nộp các khoản tiền ngoài quy định của pháp luật; | đ) Ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức, nộp các khoản tiền ngoài quy định của pháp luật; |
e) Lợi dụng chức danh nhà giáo và hoạt động giảng dạy, giáo dục để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo dưới mọi hình thức; | e) Lợi dụng chức danh nhà giáo và hoạt động giảng dạy, giáo dục để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; cho người khác sử dụng giấy phép hành nghề dạy học dưới mọi hình thức; |
g) Tự ý bỏ việc, tham gia đình công trái pháp luật; | |
g) Vi phạm đạo đức nhà giáo và các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật. | h) Vi phạm đạo đức nhà giáo và các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật. |
Dự thảo mới nhất, dự kiến vẫn có hạng chức danh
Tại dự thảo Luật Nhà giáo lần 2 dự kiến không còn hạng chức danh nghề nghiệp nhà giáo, tuy nhiên dự thảo mới nhất này, nhà giáo dự kiến được phân hạng theo cấp học. Quy định cụ thể sẽ có trong các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Nội dung quy định tại dự thảo Luật Nhà giáo lần 2 | Nội dung quy định tại dự thảo Luật Nhà giáo lần 3 |
Điều 12. Chức danh nhà giáo | Điều 14. Chức danh nhà giáo |
1. Chức danh nhà giáo trong các cơ sở giáo dục bao gồm: Giáo viên mầm non; giáo viên tiểu học; giáo viên trung học cơ sở; giáo viên trung học phổ thông; giáo viên dự bị đại học; giáo viên giáo dục thường xuyên; giáo viên giáo dục nghề nghiệp; giảng viên cao đẳng sư phạm; giảng viên giáo dục nghề nghiệp; giảng viên đại học. | 1. Chức danh nhà giáo bao gồm: Giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông, giáo viên dự bị đại học, giáo viên giáo dục thường xuyên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp, giảng viên cao đẳng sư phạm, giảng viên giáo dục nghề nghiệp, giảng viên đại học. |
2. Chức danh nhà giáo là căn cứ để cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục xây dựng đề án vị trí việc làm; thực hiện tuyển dụng, sử dụng, quản lý và thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, tôn vinh đối với nhà giáo. | 3. Chức danh nhà giáo là căn cứ để cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục xác định vị trí việc làm, số lượng người làm việc; thực hiện tuyển dụng, sử dụng, quản lý và thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, tôn vinh đối với nhà giáo. |
3. Mỗi chức danh nhà giáo được phân loại như sau:a) Giáo viên, giáo viên chính, giáo viên cao cấp; | 2. Mỗi chức danh nhà giáo được phân hạng như sau:a) Giáo viên, giáo viên chính, giáo viên cao cấp; |
b) Trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp (bao gồm cả giáo sư, phó giáo sư). | b) Trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp (bao gồm cả giáo sư, phó giáo sư). |
4. Việc bổ nhiệm, xét chuyển chức danh nhà giáo thực hiện như sau: | 4. Việc bổ nhiệm, xét chuyển chức danh nhà giáo thực hiện như sau: |
a) Nhà giáo sau khi được tuyển dụng thì bổ nhiệm chức danh nhà giáo theo quy định tại khoản 1 Điều này; | a) Nhà giáo được bổ nhiệm vào chức danh giáo viên, giảng viên hoặc trợ giảng sau khi được tuyển dụng theo quy định; |
b) Nhà giáo được bổ nhiệm chức danh cao hơn liền kề hoặc đặc cách theo các chức danh cao hơn quy định tại khoản 3 Điều này; | b) Nhà giáo được bổ nhiệm hạng chức danh cao hơn liền kề khi được đánh giá đạt tiêu chuẩn của hạng chức danh cao hơn liền kề hạng chức danh đang giữ; |
c) Người có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục và có nhiều thành tích trong hoạt động nghề nghiệp được cơ sở giáo dục xem xét đặc cách bổ nhiệm hạng chức danh cao hơn; | |
c) Nhà giáo của cơ sở giáo dục đại học được xét công nhận đạt tiêu chuẩn và được bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư theo quy định của Luật Giáo dục thì được bổ nhiệm đặc cách chức danh giảng viên cao cấp; | d) Nhà giáo của cơ sở giáo dục đại học được xét công nhận đạt tiêu chuẩn và được bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư theo quy định của Luật Giáo dục thì được bổ nhiệm đặc cách chức danh giảng viên cao cấp; |
d) Nhà giáo dừng hoạt động giảng dạy, giáo dục liên tục nhiều hơn 12 tháng, khi quay trở lại giảng dạy, giáo dục thì được bổ nhiệm lại chức danh nhà giáo; | |
đ) Nhà giáo khi thay đổi vị trí việc làm giữa các cơ sở giáo dục mà chức danh nhà giáo đang giữ không phù hợp với vị trí việc làm ở cơ sở giáo dục mới thì được xét chuyển chức danh nhà giáo. | đ) Trường hợp nhà giáo khi chuyển cơ sở giáo dục mà chức danh nhà giáo đang giữ không phù hợp với vị trí việc làm ở cơ sở giáo dục mới thì được xét chuyển chức danh. |
5. Chính phủ quy định chi tiết các nội dung liên quan đến chức danh và bổ nhiệm chức danh nhà giáo. |
Một số quy định chế độ làm việc nhà giáo mới trong dự thảo lần 3
Tại khoản 2 Điều 32. Chế độ làm việc của nhà giáo tại dự thảo lần 3 đã quy định về chế độ làm việc có nhiều thay đổi so với trước đây, cán bộ quản cơ sở giáo dục không còn được nghỉ hè 8 tuần như dự thảo lần 2 trước đây.
Nội dung quy định tại dự thảo Luật Nhà giáo lần 2 | Nội dung quy định tại dự thảo Luật Nhà giáo lần 3 |
Điều 27. Chế độ làm việc của nhà giáo | Điều 32. Chế độ làm việc của nhà giáo |
2. Thời gian nghỉ trong năm của nhà giáo (kể cả cán bộ quản lý cơ sở giáo dục) bao gồm: 08 tuần nghỉ ngơi hàng năm và các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết theo quy định của Bộ luật Lao động; nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động và các ngày nghỉ khác theo Luật Bảo hiểm xã hội. Việc bố trí 08 tuần nghỉ hàng năm do cơ quan quản lý giáo dục cấp tỉnh (đối với giáo dục mầm non, phổ thông), cơ sở giáo dục (đối với giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm và giáo dục nghề nghiệp) quy định trong kế hoạch giáo dục hàng năm cho phù hợp điều kiện địa phương và cơ sở giáo dục. | 2. Thời gian nghỉ trong năm của nhà giáo bao gồm thời gian nghỉ hè hằng năm, những ngày nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động. 3. Thời gian nghỉ hè hằng năm của nhà giáo cụ thể như sau:a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt là 08 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm;b) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên trường trung cấp và giảng viên trường cao đẳng là 06 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm;c) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giảng viên cơ sở giáo dục đại học được thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học;d) Thời gian nghỉ hè hằng năm của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục được bố trí linh hoạt trong năm học và trong thời gian nghỉ hè để bảo đảm hoạt động bình thường của cơ sở giáo dục;đ) Trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp để phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc trường hợp cấp bách, thời gian nghỉ hè của nhà giáo cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt, trường trung cấp và trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định theo thẩm quyền. |
4. Chế độ làm việc của nhà giáo (bao gồm cán bộ quản lý cơ sở giáo dục) xác định cụ thể như sau: | 6. Chế độ làm việc của nhà giáo xác định cụ thể như sau: |
a) Đối với giáo viên mầm non: Hoạt động giáo dục, nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em được tính theo số giờ làm việc/ngày được quy đổi để bảo đảm giờ làm việc/ngày theo quy định; | a) Chế độ làm việc của giáo viên mầm non được tính theo số giờ làm việc/ngày được quy đổi để bảo đảm giờ làm việc/ngày theo quy định, các hoạt động khác tính thời gian thực tế tham gia theo giờ hành chính; |
đ) Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục thực hiện các nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý và giảng dạy, nghiên cứu khoa học, kiêm nhiệm (nếu có) theo chế độ tuần làm việc 40 giờ; thời gian tham gia trực tiếp giảng dạy theo quy định của cấp học, trình độ đào tạo được quy đổi như nhà giáo có cùng chuyên môn nhưng không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. | đ) Nhà giáo giữ chức vụ quản lý cơ sở giáo dục thực hiện chế độ làm việc 40 giờ/tuần và phải trực tiếp giảng dạy theo quy định. |
5. Nhà giáo (bao gồm cả cán bộ quản lý cơ sở giáo dục) được chi trả chế độ làm thêm giờ khi thời gian làm việc thực tế vượt định mức thời giờ làm việc bình thường theo quy định. | 7. Nhà giáo được bố trí nghỉ bù hoặc chi trả chế độ làm thêm giờ khi thời gian làm việc thực tế vượt định mức thời giờ làm việc theo quy định. |
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định chi tiết chế độ làm việc đối với nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lý. | 8. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao quy định chi tiết chế độ làm việc đối với nhà giáo. |
Nhà giáo dự kiến vẫn sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên
Tại khoản 1 Điều 43. Tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo quy định cụ thể về chính sách nhà giáo, trong đó điểm mới đáng chú ý nhà giáo được đề xuất sẽ có phụ cấp thâm niên nghề (hiện nay nhà giáo công tác sau 5 năm được hưởng phụ cấp thâm niên nghề 5%, sau đó mỗi năm công tác được thêm 1%)
Nội dung quy định tại dự thảo Luật Nhà giáo lần 2 | Nội dung quy định tại dự thảo Luật Nhà giáo lần 3 |
Điều 40. Chính sách tiền lương đối với nhà giáo | Điều 43. Tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo |
1. Chính sách tiền lương của nhà giáo bao gồm tiền lương và phụ cấp và các chế độ khác (nếu có). | 1. Nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được hưởng lương và phụ cấp như sau:a) Lương theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp;b) Phụ cấp thâm niên;c) Phụ cấp ưu đãi nghề cao nhất trong các ngành, lĩnh vực được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề;d) Phụ cấp khác theo quy định của pháp luật. |
2. Tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. | |
5. Chính sách tiền lương của nhà giáo do Chính phủ quy định. | 4. Chính phủ quy định chi tiết các nội dung liên quan đến tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo. |
Xem thêm : Tháo gỡ rào cản thể chế đối với các cơ sở giáo dục đại học tự chủ
Trên đây là một số điểm mới của dự thảo Luật Nhà giáo lần 3 với rất nhiều điều chỉnh, bổ sung so với dự thảo lần 2 gửi Bộ Tư pháp thẩm định.
Tài liệu tham khảo:
[1] Dự thảo Luật Nhà giáo (lần 3)
[2] Giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý đối với dự án Luật Nhà giáo
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Bùi Nam
https://giaoduc.net.vn/nhung-diem-moi-nhat-cua-du-thao-luat-nha-giao-lan-3-giao-vien-can-quan-tam-post244686.gd
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục
This post was last modified on Tháng tám 10, 2024 7:50 sáng
Mới đây, tại Học viện Phụ nữ Việt Nam đã diễn ra vòng chung kết…
Sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Ảnh: CTVTrường Đại học Sư phạm…
Hệ thống Revolution Apex Elite 3.0 được giới thiệu tại Bệnh viện đa khoa Hồng…
Xem thêm: Top 78+ bức ảnh Rinnegan hot nhấtTop những hình ảnh avatar đẹp cho…
Bộ phim hoạt hình dựa trên thế giới của trò chơi Liên Minh Huyền Thoại,…
Danh sách các mẫu điện thoại Xiaomi có mặt tại Mytour:Hình nền cho điện thoại…