Categories: Giáo Dục

Nhờ có câu lạc bộ, trường ĐH, CĐ thuộc Bộ Công thương hỗ trợ được nhau nhiều hơn

Published by

Ngày 25/3/2016, Câu lạc bộ khối các trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ Công thương trực thuộc Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam được chính thức ra đời.

Sau hơn 8 năm hình thành và phát triển, câu lạc bộ đã có nhiều thành tựu và không ngừng phát huy các lợi thế của khối trường, đẩy mạnh hợp tác, hỗ trợ nhau trong những hoạt động chuyên môn, góp phần nâng cao năng lực tự chủ đại học và xây dựng Hiệp hội.

Đặc biệt, Câu lạc bộ khối các trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ Công thương được đánh giá và kỳ vọng là “cầu nối” truyền tải tiếng nói từ cơ sở giáo dục đến các cơ quan quản lý, Đại biểu Quốc hội,… thông qua Hiệp hội về những vấn đề đào tạo, tham mưu chủ trương, phản biện chính sách, góp ý dự thảo một cách nhanh chóng, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn.

Ảnh minh họa: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Từ đó, những khía cạnh còn gây băn khoăn, những tâm tư còn nhiều trăn trở của đội ngũ nhà giáo, người học và xã hội được phân tích thấu đáo, đề xuất giải pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc còn tồn tại, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hiệu quả.

Là đơn vị trực thuộc Hiệp hội, Câu lạc bộ khối các trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ Công thương là một trong những đơn vị tiên phong với nhiều tư duy đổi mới, tiên tiến; được ví như “chìa khóa vàng” trong việc tìm ra những giải pháp khả thi để mở ra “cánh cửa” giải quyết các vấn đề của giáo dục đại học nước nhà.

Khởi nguồn từ mục tiêu định hình khối đoàn kết

Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hoàn – Hiệu trưởng Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ khối các trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ Công thương cho biết:

Trước hết, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam là tổ chức tập hợp các đơn vị giáo dục và đào tạo nhằm tạo điều kiện để các cơ sở có thể phối hợp với nhau trên nhiều lĩnh vực như kết nối, quản lý vĩ mô, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, chia sẻ dữ liệu, kinh nghiệm, hay tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ sinh viên,…

Trong những năm qua, Hiệp hội đã phát huy rất tốt vai trò của mình không chỉ đối với Câu lạc bộ khối các trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ Công thương, mà còn đối với toàn thể các hội viên thuộc Hiệp hội.

Qua đó, câu lạc bộ đã định hình và tạo dựng một khối đoàn kết với nhau trong các hoạt động chuyên môn, trao đổi về công tác nhân sự, chia sẻ kinh nghiệm những mô hình hoạt động tiên tiến, đổi mới, hiệu quả theo thế mạnh của từng trường. Chẳng hạn, ví dụ điển hình có thể kể đến như: mô hình công ty du học tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, các công ty tự chủ tại Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh,…

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hoàn – Hiệu trưởng Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ khối các trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ Công thương. Ảnh: NVCC.

Với vai trò là Chủ nhiệm Câu lạc bộ khối các trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ Công thương, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hoàn nhấn mạnh, Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh luôn tiên phong trong mọi hoạt động của câu lạc bộ, đồng thời là đơn vị đầu mối gắn kết các cơ sở đào tạo với nhau, từ đó gắn kết giữa trường với đơn vị chủ quản (Bộ Công thương).

Mặt khác, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hoàn cũng cho biết, câu lạc bộ luôn nêu cao tinh thần đồng lòng vì mục tiêu chung là phát triển các trường, nỗ lực phục vụ ngành giáo dục thuộc đơn vị chủ quản để không phụ lòng mong mỏi của lãnh đạo Bộ Công thương cũng như lãnh đạo của Hiệp hội.

Bên cạnh vai trò đẩy mạnh hợp tác, hỗ trợ trong các hoạt động học thuật góp phần nâng cao năng lực tự chủ đại học, câu lạc bộ còn có nhiệm vụ hình thành các cộng đồng tự nguyện liên kết về hình thành nhóm trường trong công tác tuyển sinh, phát triển chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, trao đổi lẫn nhau, cập nhật tài liệu chuyên môn, trường mạnh giúp trường chưa mạnh.

“Hiệp hội phải vừa là diễn đàn của các trường, các viện và các lĩnh vực có liên quan vừa cần là “ngôi nhà chung” để kết nối, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật, về đội ngũ, cơ sở vật chất”.

Đồng thời, câu lạc bộ phối hợp với các ban chuyên môn, trung tâm, viện thuộc Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam để tổ chức hội nghị các chuyên đề về nghiệp vụ quản lý giáo dục, đổi mới phương pháp, triển khai việc kiểm định chất lượng giáo dục đại học và xếp hạng nhà trường. Ngoài ra còn tạo lập mối liên kết nhà trường, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chuyên ngành của câu lạc bộ, gắn với địa bàn, khai thác thị trường, tạo cơ hội tìm việc làm cho sinh viên tốt nghiệp.

Câu lạc bộ cũng hợp tác, liên kết với các tổ chức xã hội khác hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, các hội nghề nghiệp có cùng chuyên môn trên cả nước hoặc trong địa phương nhằm chủ động đóng góp trí tuệ, sức sáng tạo của các trường hội viên; cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao; các dịch vụ khoa học, công nghệ, dịch vụ xã hội khác có chất lượng nhằm củng cố uy tín của Hiệp hội trong cộng đồng.

Ảnh minh họa. Nguồn: HUIT.

Đơn vị còn có vai trò thành lập các câu lạc bộ khoa học – công nghệ thuộc lĩnh vực ngành của câu lạc bộ với chính sách thỏa đáng để đưa đơn vị hoạt động thường xuyên, có hiệu quả. Câu lạc bộ còn cử các chuyên gia, những nhà quản lý, nhà chuyên môn có trình độ cao, có uy tín của các trường hội viên tham gia vào Hội đồng chuyên môn của Hiệp hội để xây dựng các luận cứ, văn bản góp ý, phản biện chủ trương, chính sách liên quan đến giáo dục.

Ghi dấu thành tựu trên chặng đường phát triển

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hoàn chia sẻ thêm, Câu lạc bộ khối các trường đại học, cao đẳng trực thuộc Bộ Công thương đã tổng hợp các nhu cầu, đề xuất của các trường đại học, cao đẳng trong khối đến các cấp quản lý đồng thời thường xuyên có những trao đổi về kinh nghiệm hoạt động, chia sẻ nguồn lực, hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hình thành các cộng đồng tự nguyện liên kết trong công tác tuyển sinh, phát triển chương trình, giáo trình, tài liệu chuyên môn, tổ chức giao lưu phong trào văn nghệ, thể dục thể thao giữa các trường với nhau.

Là nơi tập hợp nguồn lực sức mạnh trí tuệ vì vậy kể từ khi thành lập cho đến nay, quá trình hoạt động và phát triển hơn 8 năm của Câu lạc bộ khối các trường đại học, cao đẳng trực thuộc Bộ Công thương đã ghi dấu những nỗ lực không ngừng của việc phát huy tốt sức ảnh hưởng của các trường có lợi thế, nhằm hỗ trợ các trường còn khó khăn, từ đó nâng cao năng lực tự chủ đại học và cùng nhau phát triển, gặt hái thành công.

Đó chính là những điểm rõ nhất về sự gắn kết trên nhiều khía cạnh, lĩnh vực, nhiều phương diện của các trường trong Câu lạc bộ thuộc Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam kể từ khi Câu lạc bộ được thành lập.

Cụ thể, về một số hoạt động nổi bật, Câu lạc bộ khối các trường đại học, cao đẳng trực thuộc Bộ Công thương đã tổ chức nhiều tọa đàm định kỳ như: Tọa đàm về chính sách, nhân lực, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, thuế và phí trong các đơn vị tự chủ; Tọa đàm về chính sách thuế, phí trong các đơn vị tự chủ đại học – Thực trạng và kiến nghị; Tọa đàm về chính sách và nhân lực ngành Công nghiệp – Thương mại – Dịch vụ: Hiện trạng và giải pháp; Tọa đàm “Gắn kết đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với nhu cầu doanh nghiệp”;…

Câu lạc bổ tổ chức nhiều chuyên đề về nghiệp vụ quản lý giáo dục, đổi mới phương pháp triển khai việc kiểm định chất lượng giáo dục đại học. Nguồn: NTCC.

Những chia sẻ, trao đổi đầy ý nghĩa giá trị trong các buổi tọa đàm đó đã tháo gỡ được rất nhiều vấn đề vướng mắc liên quan đồng thời đưa ra các giải pháp, đề xuất, chia sẻ kinh nghiệm giữa các thành viên trong câu lạc bộ. Nhiều trường đại học hay cao đẳng áp dụng mô hình này cũng đã có những bước đầu thành công, đổi mới và đạt chất lượng hiệu quả.

Bên cạnh đó, Câu lạc bộ khối các trường đại học, cao đẳng trực thuộc Bộ Công thương còn có nhiều hoạt động hợp tác, chia sẻ, hỗ trợ nhau thông qua hình thức sử dụng chung nguồn lực, cụ thể như: sử dụng chung đội ngũ nhân sự chất lượng cao của nhau; sử dụng chung cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng (chẳng hạn như phòng lab, phòng thực hành, thư viện điện tử, chia sẻ kinh nghiệm về học thuật, nội dung kiến thức, học liệu, công nhận chương trình đào tạo của nhau)

“Với sự quy tụ của 59 cơ sở đào tạo trên khắp cả nước, Câu lạc bộ khối các trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ Công thương là một trong những đơn vị tiên phong với nhiều tư duy đổi mới, tiên tiến. Câu lạc bộ cử các chuyên gia, những nhà quản lý, nhà chuyên môn có trình độ cao, có uy tín của các trường hội viên tham gia vào Hội đồng chuyên môn của Hiệp hội để xây dựng các luận cứ, văn bản góp ý, phản biện chủ trương, chính sách liên quan đến giáo dục”.

Mỗi trường đại học và cao đẳng đều sở hữu những thế mạnh đặc trưng riêng biệt. Qua đó, câu lạc bộ là nơi tập hợp những thế mạnh đó để cùng nhau chia sẻ, lan tỏa, nỗ lực hỗ trợ nhau, nhằm tối ưu hóa cơ hội thăng tiến, phát triển chuyên môn, mở rộng mạng lưới cho đội ngũ nhà giáo, đồng thời tạo ra một môi trường nghiên cứu, học thuật, có tiềm năng phát triển toàn diện cho tất cả người học.

Điển hình như Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh với thế mạnh về thư viện điện tử, nhà trường đã chia sẻ tới các cơ sở đào tạo khác thuộc Bộ Công thương để cùng sử dụng nguồn thông tin, dữ liệu với nhau nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Với hơn 10.000 đầu sách, tài liệu các loại về lĩnh vực văn hóa, xã hội, kinh tế chính trị; thư viện được quản lý bằng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) thông qua việc sử dụng phần mềm quản lý đồng bộ và hệ thống trang thiết bị hiện đại. Theo đó, năm 2020, nhà trường đã giành ngôi vị quán quân “Best University Library – Thư viện được yêu thích nhất”.

Thư viện điện tử của Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh với hơn 10.000 đầu sách, tài liệu đã chia sẻ tới các cơ sở đào tạo khác. Ảnh: HUIT.

Hay với tọa đàm “Phát triển mô hình doanh nghiệp, mô hình đào tạo trung học phổ thông tại các trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ Công thương” – một hoạt động của câu lạc bộ đã được tổ chức thành công vào năm 2023, nhận được nhiều ý kiến đóng góp thiết thực, ý nghĩa. Điều này đã giúp cho lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng có thể nghiên cứu, học tập để áp dụng trong thực tế của trường mình nhằm phát huy tốt các tiềm lực sẵn có của cơ sở đào tạo, liên kết với các trường thành viên để cùng nhân rộng mô hình và thực hiện có hiệu quả.

Mô hình doanh nghiệp trong trường đại học và cao đẳng hiện nay là mô hình mới, đang được các cơ sở đào tạo trên cả nước nghiên cứu và áp dụng. Mô hình này giúp sinh viên nâng cao kỹ năng, năng lực thực hành, đồng thời giải quyết mối quan hệ cung – cầu về nguồn nhân lực thực tế giữa nhà trường và doanh nghiệp. Phát triển mô hình doanh nghiệp trong nhà trường là nơi thực nghiệm các sản phẩm khoa học, chuyển giao công nghệ, là nơi khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh và nguồn lực cơ sở vật chất hiện có của các cơ sở đào tạo.

Mô hình này hoạt động tốt sẽ tạo nhiều giá trị gia tăng cho nhà trường, giảm chi phí trong đào tạo, đem lại lợi ích chung cho xã hội. Vì vậy, triển khai mô hình doanh nghiệp trong trường đại học, cao đẳng là mô hình thích hợp, là nhu cầu tất yếu, cấp thiết hiện nay mà các cơ sở giáo dục đang cần hướng tới.

“Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh luôn tiên phong trong mọi hoạt động của câu lạc bộ, đồng thời là đơn vị đầu mối gắn kết các cơ sở đào tạo với nhau, từ đó gắn kết giữa trường với đơn vị chủ quản (Bộ Công thương). Bên cạnh đó, cơ sở đào tạo cũng mở rộng, kết nối hoạt động về chia sẻ kinh nghiệm cùng các trường ngoài Bộ Công thương”.

Câu lạc bộ đã chỉ ra mô hình đào tạo trung học phổ thông tại các cơ sở giáo dục là mô hình được một số trường đại học, cao đẳng trực thuộc Bộ Công thương thực hiện có hiệu quả. Ngoài việc tập trung đào tạo phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất năng lực công dân, phát triển và bồi dưỡng năng khiếu, chú trọng giáo dục lý tưởng truyền thống, đạo đức và các kỹ năng ngoại ngữ, tin học cho người học thì mô hình này còn chú trọng định hướng nghề nghiệp cho học sinh, vận dụng các kỹ năng thực hành, áp dụng sáng tạo kiến thức vào thực tiễn, nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho các em.

Mô hình “một mũi tên trúng hai đích” này được câu lạc bộ thảo luận tại buổi tọa đàm rằng cần nhân rộng đối với các cơ sở giáo dục nằm trên địa bàn có nhiều học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở, nhưng không có cơ hội theo học tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn. Mô hình này được thành lập tạo cơ hội cho học sinh có nhiều cơ hội để học tập cao hơn, đồng thời tạo điều kiện cho cơ sở giáo dục khai thác hết tiềm năng về đội ngũ cán bộ viên chức, giảng viên, cơ sở vật chất và nguồn đầu vào sẵn có tại địa phương, tạo nên uy tín và vị thế của nhà trường trong xã hội.

Ngoài ra, hoạt động tọa đàm của câu lạc bộ cũng đã đưa ra những kinh nghiệm thành công của một số trường trong Bộ Công thương, giúp các trường có thêm cơ sở nghiên cứu, học tập, vận dụng, đề xuất xây dựng đề án mô hình doanh nghiệp, đào tạo trung học phổ thông trong nhà trường.

Câu lạc bộ các khối trường đại học, cao đẳng trực thuộc Bộ Công thương tổ chức nhiều hoạt động tọa đàm trao đổi về kinh nghiệm nguồn lực, hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Ảnh: NTCC.

Cần tạo sự chuyển biến rõ nét và toàn diện hơn

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hoàn, câu lạc bộ quy tụ 59 trường đào tạo, trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ Công thương trên khắp cả nước, ở nhiều tỉnh thành với tình hình kinh tế, chất lượng nhân sự và đối tượng người học khác nhau do đó kinh nghiệm và nguồn lực rất đa dạng. Đây cũng chính là thuận lợi lớn trong việc kết nối, gắn kết giữa các trường. Tuy nhiên, về mặt địa lý và hình thức hoạt động của từng trường lại có sự khác biệt, tạo ra những thách thức, khó khăn nhất định.

Trong thời gian vừa qua, các đơn vị là thành viên của Câu lạc bộ khối các trường đại học, cao đẳng trực thuộc Bộ Công thương lần lượt đăng cai các hoạt động với nhiều thành tựu nổi bật, song, vẫn chưa đều tay và còn hạn chế trong quá trình thực hiện.

Câu lạc bộ cử nhiều chuyên gia, nhà quản lý có uy tín tham gia vào Hội đồng chuyên môn của Hiệp hội để góp ý, phản biện chủ trương, chính sách liên quan đến giáo dục. Ảnh: NTCC.

Trong thời gian tới, câu lạc bộ sẽ đa dạng các hình thức hoạt động hơn, có thể là những buổi tọa đàm trực tuyến hoặc tập san chia sẻ về những chủ đề mà các trường đang gặp vướng mắc, khó khăn đồng thời triển khai những chủ đề đang được thực hiện thành công để nhân rộng mô hình tiên tiến.

Đề xuất về một số giải pháp để câu lạc bộ phát triển hơn nữa trong thời gian tới, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hoàn cho hay: Về phía Bộ Công thương, cần tăng cường các chính sách hỗ trợ cho những cơ sở giáo dục còn đang gặp khó khăn trong hoạt động tuyển sinh, đào tạo và những hoạt động khác; cần thúc đẩy, tạo động lực cho các trường phát triển cân bằng và được bình đẳng với nhau trong mọi hoạt động.

Về phía trường đại học và cao đẳng, cần chủ động liên hệ chặt chẽ với các trường thành viên khác có thế mạnh ở những lĩnh vực phù hợp với cơ sở của mình để học hỏi và nhân rộng. Đặc biệt, cần mở rộng, kết nối hoạt động về chia sẻ kinh nghiệm cùng các trường ngoài Bộ Công thương. Đây cũng sẽ là cơ hội để nâng cao nguồn lực, tìm kiếm cơ hội liên kết, chuyển giao công nghệ, cũng như ứng dụng các lĩnh vực mới vào ngành nghề thuộc khối công thương.

Về phía Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, lãnh đạo chỉ đạo các Câu lạc bộ góp ý sửa đổi Nghị định 99/NĐ-CP và góp ý ban hành Nghị định riêng áp dụng cho 23 trường đại học tự chủ và tự chịu trách nhiệm toàn phần gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ảnh minh họa. Nguồn: HUIT.

Hơn nữa, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hoàn cũng kỳ vọng Hiệp hội cần luôn tiên phong với tư duy tiên tiến, đổi mới sáng tạo, góp phần tìm các giải pháp khả thi để giải quyết những vấn đề về “chìa khóa” đại học, cao đẳng. Hiệp hội phải vừa là diễn đàn của các trường, các viện và các lĩnh vực có liên quan vừa cần là “ngôi nhà chung” để kết nối, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật, về đội ngũ, cơ sở vật chất.

Mặt khác, Hiệp hội cần làm tốt các chức năng tham mưu, phản biện về chính sách, chủ trương của các cấp quản lý có liên quan đến giáo dục đại học, cao đẳng nói riêng cũng như đóng góp cho nền giáo dục nước nhà nói chung để bảo vệ quyền lợi cho các hội viên trong quá trình hoạt động.

Vào tháng 8 vừa qua, Câu lạc bộ khối các trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ Công thương tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Chính sách và nhân lực ngành Công nghiệp – Thương mại – Dịch vụ: Hiện trạng và giải pháp”. Các đại biểu đã cùng nhau trao đổi về vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực ngành Công nghiệp – Thương mại – Dịch vụ.

Lưu Diễm

https://giaoduc.net.vn/nho-co-cau-lac-bo-truong-dh-cd-thuoc-bo-cong-thuong-ho-tro-duoc-nhau-nhieu-hon-post247311.gd

This post was last modified on Tháng mười hai 3, 2024 8:34 sáng

Lê Hồng Phong

truonglehongphong.edu.vn là website chuyên về blog, tin tức, tại đây tổng hợp các thông tin hay mỗi ngày, cũng như những tin tức mới nhất, hay những thông tin, kinh nghiệm hay nhất

Published by

Bài đăng mới nhất

Nam thanh niên 31 tuổi bất ngờ bị đột quỵ, thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Theo Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Bạch Mai, gần đây tiếp nhận nhiều…

13 phút ago

Nếu cho giáo viên dạy thêm học sinh chính khóa ngoài trường sẽ rất khó quản lý

Dạy thêm, học thêm ở cấp THPT những năm gần đây và hiện nay vẫn…

29 phút ago

Chụp ảnh cùng iPhone 16: Chất lượng đủ dùng, trải nghiệm thú vị mới là thứ đáng nói

Mới đây, trang tin công nghệ danh tiếng The Verge đã công bố danh sách…

32 phút ago

Thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo là tín hiệu mừng cho trường nghề

Theo nhiều chuyên gia giáo dục, để có sự đồng bộ, liên thông từ giáo…

53 phút ago

Hành trình 10 năm phát triển của Hệ thống giáo dục Green School

Tháng 11/2024, Trường Xanh tự hào nhìn lại chặng đường 10 năm hình thành và…

1 giờ ago

Không phải iPhone 16, đây mới là chiếc smartphone bán chạy nhất thế giới

Ba mẫu iPhone từ năm ngoái đã trở thành điện thoại thông minh bán chạy…

1 giờ ago