Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, bệnh nhân ung thư nên ăn những thực phẩm sau để nâng cao sức khỏe trong quá trình điều trị:
Protein trong chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể phục hồi, sửa chữa, xây dựng kháng thể và thúc đẩy quá trình tổng hợp glutathione cần thiết cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Ngoài ra, hệ thống miễn dịch sản xuất protein gọi là interferon, chống lại các tác nhân lạ như vi-rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và tế bào ung thư.
Bạn đang xem: Một số thực phẩm người mắc ung thư nên ăn khi chữa bệnh
Khi cơ thể thiếu protein, có thể dẫn đến suy giảm đáng kể chức năng miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Theo PGS, TS Nguyễn Thị Lâm, bệnh nhân ung thư cần tiêu thụ 1,3-1,4g protein/kg trọng lượng cơ thể/ngày. Các loại thực phẩm giàu protein bao gồm cá, gia cầm, thịt bò, thịt cừu, hải sản, trứng, bông cải xanh, sữa, các sản phẩm từ sữa, đậu phụ, đậu các loại…
Axit béo Omega-3 có vai trò tăng cường thành tế bào, giúp đại thực bào tiêu diệt mầm bệnh và hỗ trợ phản ứng miễn dịch mạnh khi virus, mầm bệnh hoặc vi khuẩn xâm nhập. Axit béo Omega-3 có trong một số loại cá như cá hồi, cá mòi, cá trích và cá thu…
Hải sản cung cấp axit béo omega-3 giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bệnh nhân ung thư.
Xem thêm : Người đàn ông 50 tuổi ở Thái Nguyên tử vong sau 3 ngày đột quỵ đã ăn món ‘khoái khẩu’ này
Hệ thống miễn dịch của cơ thể (còn được gọi là sức đề kháng) được tạo thành từ nhiều thành phần, bao gồm các protein như kháng thể, tế bào lympho và đại thực bào. Tất cả các thành phần này hoạt động cùng nhau để đẩy lùi các tác nhân gây bệnh lạ có thể xâm nhập vào cơ thể. Magiê đóng vai trò quan trọng trong việc này vì nó có thể cải thiện chức năng của từng loại protein này.
Thực phẩm giàu magiê bao gồm chuối, bơ, các loại hạt, đậu, ngũ cốc nguyên hạt… trong đó, sô cô la đen là thực phẩm rất giàu magiê với 64 mg magiê trong một khẩu phần 28 gam.
Kẽm đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển và hoạt động của các tế bào miễn dịch. Thực phẩm giàu kẽm bao gồm thịt đỏ, động vật có vỏ như hàu, cua, nghêu, trai, các loại hạt, sữa, trứng, ngũ cốc nguyên hạt, v.v. Ngoài ra, vitamin A hoạt động như một chất chống oxy hóa, tạo ra các tế bào bạch cầu và điều chỉnh phản ứng của các tế bào miễn dịch. Vitamin A có trong thịt, cá, trứng, sữa, cà rốt, ớt chuông, khoai lang, bí ngô, v.v.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm cho biết, vitamin C có chức năng như một chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân oxy hóa có hại.
Ngoài ra, vitamin C còn có chức năng chống dị ứng, kích thích sản xuất mật và giải phóng hormone steroid, tăng cường chức năng miễn dịch. Cơ thể không tự sản xuất vitamin C nên cần được cung cấp từ thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày.
Thực phẩm giàu vitamin C gồm có cam, quýt, chanh, dâu tây, việt quất, cà chua, bông cải xanh, các loại rau lá xanh như cải xoăn, ớt chuông… Để giúp giữ lại tối đa nguồn vitamin C, bạn nên ăn những thực phẩm này ở dạng thô, vì loại vitamin này rất nhạy cảm với nhiệt, nếu qua chế biến sẽ làm giảm lượng dưỡng chất này mà cơ thể có thể hấp thụ.
Xem thêm : Gia tăng số ca bị rắn và động vật có độc cắn trong thời điểm bão Yagi đổ bộ
Ngoài những thực phẩm giàu vitamin C, để tăng sức đề kháng, cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin E, selen như hạt hướng dương, hạnh nhân, óc chó… Tuy nhiên, với những loại hạt này, cần chú ý kiểm soát khẩu phần vì chúng chứa nhiều calo, nếu ăn quá nhiều có thể góp phần gây tăng cân.
Trái cây họ cam quýt và rau lá xanh cung cấp vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch ở người bệnh.
PGS, TS Nguyễn Thị Lâm cho biết, đường ruột khỏe mạnh đóng góp 70% – 80% hệ miễn dịch biểu mô của cơ thể. Khi đường ruột khỏe mạnh, không bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón… sẽ đảm bảo quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng diễn ra thuận lợi, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng miễn dịch trong cơ thể.
Không chỉ vậy, hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các bệnh nhiễm trùng. Để cải thiện sức khỏe đường ruột, bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm giàu chất xơ như đậu bắp, chuối, hành tây, đay, rau muống… hoặc các loại thực phẩm lên men như sữa chua, rượu gạo, nem thính, nem chua…
Điều quan trọng là phải hạn chế các thực phẩm lên men có chứa nhiều muối như dưa chua, cà tím ngâm, v.v.
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/mot-so-thuc-pham-nguoi-mac-ung-thu-nen-an-khi-chua-benh-172240809224357495.htm
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Cẩm nang
This post was last modified on Tháng tám 11, 2024 8:05 sáng
Lễ khai mạc kỳ thi tuyển chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2023-2024.…
Tóc hồng Hình ảnh anime màu hồng là hình ảnh các nhân vật hoạt hình…
Trong 2 ngày 23 - 24/11, hội thảo quốc tế “Hạnh phúc trong giáo dục”…
Thời gian gần đây, các đại lý tại Việt Nam đã nhiều lần điều chỉnh…
Các em học sinh biểu diễn văn nghệ chào mừng tại lễ ra mắt. Ảnh:…
Đối với trẻ nhỏ, hình ảnh gia đình luôn là một phần gần gũi và…