Đi bộ tại chỗ là một giải pháp thay thế hiệu quả cho việc đi bộ thường xuyên ngoài trời vì nó không bị ảnh hưởng bởi thời tiết nóng, lạnh, mưa hay nắng và giảm nguy cơ vấp ngã…
Ngoài ra, đi bộ tại chỗ giúp tim đập nhanh hơn, từ đó cải thiện sức khỏe tim mạch, đồng thời tăng cường sức mạnh cho đôi chân và giảm nguy cơ té ngã.
Bạn đang xem: Lợi ích của đi bộ tại chỗ
Trên thực tế, đi bộ tại chỗ trong 30 phút có thể đốt cháy khoảng 100 – 200 calo, do đó đây cũng là hình thức tập luyện giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh, ít tác động và có lợi cho xương khớp.
Đi bộ tại chỗ có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Bạn có thể đi bộ tại chỗ ở bất cứ đâu (trong bếp, trước TV, tại bàn làm việc…) và bất cứ lúc nào (khi nấu ăn, xem phim, nói chuyện điện thoại, trong giờ nghỉ giữa cuộc họp…).
Xem thêm : Cách làm nước chấm mè rang thơm bùi, béo ngậy cực ngon
Đối với những người mới bắt đầu hoạt động thể chất, chuyên gia vật lý trị liệu Christopher Bruscato tại Hoa Kỳ khuyên bạn nên bắt đầu bằng một phút đi bộ tại chỗ, sau đó nghỉ ngơi một phút trong 10 phút. Mỗi tuần, hãy tăng thời gian và tốc độ đi bộ, nhưng giữ thời gian nghỉ ngơi ổn định ở mức một phút.
Bạn có thể sử dụng máy đếm bước chân, ứng dụng hoặc đồng hồ thông minh để theo dõi số bước chân của mình, đặt ra mục tiêu phù hợp với bản thân để tự thúc đẩy bản thân duy trì thường xuyên.
Tuy nhiên, đừng quá sức, nếu bạn gặp vấn đề về thăng bằng, bạn có thể đi bộ tại chỗ với một tay chống vào lưng ghế hoặc tường để hỗ trợ. Bạn có thể bắt đầu với tốc độ thoải mái và di chuyển nhanh hơn khi sức bền của bạn được cải thiện.
Để việc đi bộ tại chỗ trở nên thú vị hơn và đốt cháy nhiều calo hơn, bạn nên:
Khi đi bộ tại chỗ, bạn nên đặt ra mục tiêu để tự thúc đẩy bản thân.
Đôi khi việc đi bộ tại chỗ sẽ trở nên nhàm chán, vì vậy bạn có thể kết hợp một số hoạt động để tăng số giờ và cường độ tập thể dục hàng ngày.
Xem thêm : Thịt bò hầm với gì ngon nhất? 15 món thịt bò hầm ngon thơm
Ngồi xuống, đứng lên: Ngồi trên một chiếc ghế chắc chắn và đứng lên, lý tưởng nhất là không dùng tay. Lặp lại các động tác này, thực hiện tối đa ba hiệp, mỗi hiệp 10 lần.
Bước ngang: Thay vì bước tới lui, hãy bước sang hai bên. Sử dụng lưng ghế để giữ thăng bằng nếu cần. Giống như đi bộ, hãy bắt đầu bằng một phút bước sang ngang và một phút nghỉ ngơi trong 10 phút.
Giữ thăng bằng trên một chân: Giữ thăng bằng trên chân trái, sau đó chuyển sang chân phải. Nếu cần, bám vào lưng ghế. Thử giữ thăng bằng trên mỗi chân ba lần, mỗi lần 30 giây. Theo thời gian, bạn sẽ có thể giữ thăng bằng trong thời gian dài hơn mà không cần ghế.
Ngoài ra, bạn có thể thực hiện một vài động tác chống đẩy hoặc gập bụng trong khi đi bộ tại chỗ.
Đi bộ tại chỗ giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch, sức mạnh chân, khả năng giữ thăng bằng và cân nặng khỏe mạnh.
Hình thức tập luyện này rất phù hợp với những người có vấn đề về sức khỏe, không thể hoạt động thể chất ngoài trời, sống ở những khu vực không an toàn hoặc không có thời gian dành riêng cho việc tập luyện.
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/loi-ich-cua-di-bo-tai-cho-172240809223938801.htm
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Cẩm nang
This post was last modified on %s = human-readable time difference 11:51 sáng
Nhân viên y tế trường THPT Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên) khám sức khỏe…
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mất nước nghiêm trọng là tình trạng mất…
Gladys McGarey sinh năm 1920 tại Fatehgarh, Ấn Độ. Cô là một bác sĩ, tiến…
Màu da bất thường Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể, thường là…
Trại sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Đại học Bách khoa…
Anh Tim cho biết, trước khi làm huấn luyện viên thể hình, anh từng làm…