Để tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục, nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, từng bước khắc phục những khó khăn, vướng mắc của ngành, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, rà soát, đề xuất các biện pháp, giải pháp cụ thể về những vấn đề cụ thể, từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế của hệ thống giáo dục, đào tạo tại các địa phương (trong đó có tình trạng thiếu trường, lớp ở bậc mầm non, phổ thông tại Hà Nội, TP.HCM…).
Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan tập trung rà soát, có giải pháp đồng bộ trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về giáo dục, đào tạo, nhất là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các quy hoạch, chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo; hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Nhà giáo bảo đảm chất lượng, tiến độ theo quy định.
Bạn đang xem: Giải quyết từng bước vấn đề thiếu trường, lớp học ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh
Xem thêm : Trường ĐH Tài chính – Marketing: Điểm chuẩn năm 2024 cao nhất là ngành Marketing
Đối với các văn bản, đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhưng có ý kiến khác nhau: Văn phòng Chính phủ phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, báo cáo Phó Thủ tướng chủ trì cuộc họp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm hiệu quả, khả thi với quan điểm “làm những việc cần làm”.
Cũng theo thông báo kết luận trên, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực, thành tựu của ngành giáo dục trên mọi mặt công tác, nhất là: Hoàn thiện thể chế, chính sách đổi mới giáo dục, đào tạo; tổ chức hệ thống giáo dục, đào tạo từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân và yêu cầu phát triển của đất nước; chất lượng giáo dục các cấp được nâng lên; chương trình giáo dục phổ thông mới bước đầu được triển khai có hiệu quả; chất lượng giáo dục trọng điểm đã khẳng định được vị thế trên thế giới; hợp tác quốc tế về giáo dục ngày càng tốt hơn; công tác đánh giá chất lượng giáo dục thực chất hơn.
Xem thêm : Đẩy mạnh thực hiện Đề án phát triển Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Đặc biệt, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và sự vào cuộc tích cực của toàn hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã được tổ chức an toàn, nghiêm túc, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh.
Bên cạnh những thành tựu cơ bản, ngành giáo dục vẫn còn những khó khăn, hạn chế, bất cập cần được chia sẻ và đề xuất giải pháp khắc phục như tình trạng thiếu trường, lớp; tỷ lệ kiên cố hóa trường, lớp còn thấp; tình trạng thừa, thiếu giáo viên mầm non, phổ thông tại các địa phương; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chưa đảm bảo; chi ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu…
https://hanoimoi.vn/giai-quyet-tung-buoc-van-de-thieu-truong-lop-hoc-o-ha-noi-thanh-pho-ho-chi-minh-673255.html
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục
This post was last modified on %s = human-readable time difference 4:07 sáng
Nguyên nhân gây viêm loét đại tràng và chảy máu Nguyên nhân gây chảy máu…
Ngày 30 tháng 10 năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông…
Việc tuyển dụng giảng viên nước ngoài vào các trường đại học trong nước đang…
Qualcomm vừa công bố bộ vi xử lý Snapdragon 8 Elite cao cấp mới nhất…
iPhone SE 4 sắp ra mắt, dự kiến ra mắt vào đầu năm 2025, dự…
4 thói quen xấu thường gặp ở trẻ có nguy cơ mắc bệnh răng miệng…