Tại Hội thảo “Đảm bảo chất lượng đào tạo trực tuyến trong các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam” do Câu lạc bộ Mạng lưới bảo đảm chất lượng giáo dục đại học Việt Nam (thuộc Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) phối hợp với Đại học Thái Nguyên tổ chức, đã có nhiều tham luận chia sẻ những “bài toán” từ thực tiễn.
Tại Hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nghiêm Xuân Huy – Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) trình bày tham luận: “Xu thế và thách thức trong đào tạo trực tuyến trong các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam”.
Bạn đang xem: Đề xuất có quy chế, hướng dẫn triển khai đào tạo trực tuyến đối với GDĐH
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nghiêm Xuân Huy – Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội). Ảnh: Mộc Hương.
Nếu không cung cấp đào tạo trực tuyến, sẽ có khoảng 63% người học không tìm đến
“Khi nhắc đến đào tạo trực tuyến, chúng tôi đã trải qua rất nhiều lần báo cáo về mô hình đào tạo và đã được tính toán rất kỹ lưỡng để đảm bảo một triết lý rất rõ ràng: Chất lượng đào tạo trực tuyến và chất lượng đào tạo trực tiếp không có sự khác biệt” – thầy Huy mở đầu.
Phó Giáo sư Nghiêm Xuân Huy cũng đề cập đến 4 thay đổi chiến lược trong giáo dục đại học và đặc biệt nhấn mạnh vào hai yếu tố:
Thứ nhất là “Borderless competition” – sự cạnh tranh không biên giới. Người học hiện nay người học toàn cầu và giáo dục đại học nếu muốn phát huy hết giá trị, tối ưu hóa nguồn lực, chắc chắn phải sử dụng hình thức đào tạo trực tuyến như một công cụ rất hữu hiệu để tăng cường năng lực cạnh tranh, mà bây giờ là cạnh tranh toàn cầu.
Thứ hai là “Omni channel learning” – kênh học tập toàn diện, làm sao thuận tiện nhất cho người học. Câu chuyện về cách học tập của người học hiện nay đã khác xưa, công nghệ 4.0, thiết bị di động mọi thứ đều thay đổi. Nên chúng ta phải cung cấp được môi trường học tập tốt, phải xác định “người học của chúng ta ở đâu, thì chúng ta phải ở đó”. Người học của chúng ta hiện nay hoạt động trên mạng rất nhiều, làm việc với thiết bị di động rất nhiều, thì chúng ta cũng phải ở đó. Rõ ràng, giáo dục cũng phải thay đổi, mà nếu chúng ta đứng ngoài câu chuyện đào tạo trực tuyến, sẽ đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ mất đi khối lượng “khách hàng” – đối tượng người học rất lớn. Nếu không cung cấp đào tạo trực tuyến, sẽ có khoảng 63% người học không đến với chúng ta nữa”.
Về bối cảnh đào tạo trực tuyến, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nghiêm Xuân Huy nhắc đến một số điểm: Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW: Đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số. Khuyến khích các mô hình giáo dục, đào tạo mới dựa trên các nền tảng số.
Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”: Xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập. Cung cấp các khóa học đại trà trực tuyến mở (MOOCs) cho tất cả người dân nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục nhờ công nghệ số, đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng số; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập.
Quyết định số 27/QĐ-UBQGCĐS ngày 15/3/2022 của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Chuyển đổi số ban hành Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia chuyển đổi số năm 2022: Thúc đẩy phát triển và sử dụng nền tảng dạy học trực tuyến, nền tảng đại học số và kho tài nguyên giáo dục số quốc gia. Xây dựng Đề án thí điểm triển khai 05 trường tham gia mô hình giáo dục đại học số trong đào tạo nhân lực công nghệ số.
“Sau hội thảo chuyển đổi số giáo dục đại học năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay đang giao cho các trường thí điểm việc triển khai chương trình đào tạo và xem xét có thể áp dụng không phải là 30% thời lượng chương trình đào tạo nữa, mà có thể thực hiện đến 50% chương trình đào tạo được đào tạo trực tuyến. Đó cũng là một sự thay đổi dần. Hiện nay, chắc chắn chưa có một chương trình đào tạo chính quy nào được cung cấp bằng hình thức trực tuyến hoàn toàn. Đồng thời, chúng ta có các quy chế đào tạo liên quan tới quy định về đổi mới cách dạy và học công nghệ số, khuyến khích mô hình giáo dục dựa trên nền tảng số.
Đặc biệt, gần đây, theo Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT về chuẩn cơ sở giáo dục đại học, tại tiêu chí 3.4 có nêu: “Số học phần sẵn sàng giảng dạy trực tuyến chiếm ít nhất 10% tổng số học phần giảng dạy trong năm”. Như vậy, nếu chúng ta không sớm triển khai vào thực tế một cách bài bản (trong khi đây là hệ chính quy chứ không phải hệ đào tạo từ xa), thì trong tương lai có đáp ứng tiêu chuẩn được không?…
Theo một thống kê trên Coursera năm 2023, Việt Nam là một trong “top 10” nước có tốc độ gia tăng về dạy học trực tuyến, chúng ta nhìn thấy đây là một tín hiệu đáng mừng và người học đã có một cái tâm thế rất sẵn sàng để tham gia vào câu chuyện đào tạo trực tuyến. Đây là một điều kiện tôi cho rằng là đặc biệt quan trọng. Bởi vì khi người học không sẵn sàng, thì chúng ta đưa ra một dịch vụ mới sẽ không có giá trị” – thầy Huy thông tin thêm.
Đào tạo trực tuyến không phải “làm mờ” vai trò của giảng viên
Về xu thế đào tạo trực tuyến, Phó Giáo sư Nghiêm Xuân Huy đưa ra một số “điểm sáng”: Một là, đổi mới mô hình đào tạo (cá thể hoá giáo dục). Hai là, nâng cao hiệu quả giảng dạy (đa dạng hoá học liệu; tích hợp đa dạng hoạt động dạy – học). Ba là, nâng cao hiệu quả kinh tế (thiết lập một lần, sử dụng nhiều lần; cung cấp đào tạo diện rộng; tối ưu hoá nguồn nhân lực). Bốn là, quản trị thuận tiện (dễ dàng cập nhật, đồng bộ và chuẩn hoá nội dung, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá; dễ dàng theo dõi, giám sát hoạt động dạy và học). Năm là, ứng dụng công nghệ mới.
Thầy Huy cũng nhấn mạnh: “Chúng ta đừng xem đào tạo trực tuyến như một cách để giảm tải sức lao động, cũng không phải cứ đào tạo trực tuyến rồi thì không phải đào tạo trực tiếp nữa, mà trực tuyến chỉ như một phương thức để cá thể hóa giáo dục, có thể học mọi lúc, mọi nơi và phù hợp với khả năng tiếp nhận và phù hợp với mục tiêu học tập của người học. Không thể “làm mờ” vai trò của giảng viên.
Giá trị mà chúng ta nên tính đến là vì lợi ích của người học. Và như vậy, giảng viên sẽ được lợi, khi số giờ đi thẳng lên lớp học sẽ được giảm đi, giảng viên sẽ có thêm thời gian để nghiên cứu khoa học, để tham gia vào thực tiễn, tích lũy vào bài giảng, nâng cao hiệu quả đào tạo. Đương nhiên, hiệu quả kinh tế rất tốt, đặc biệt khi giảng viên tiến hành số hóa bài giảng, đem lại ý nghĩa vô cùng lớn.
Ngoài việc mang đến công cụ học tập cho người học có thể học tại bất kỳ đâu, chúng ta còn có đội ngũ chuyên gia, giáo sư, nhà khoa học hàng đầu trong các lĩnh vực sẵn sàng “chia lửa”, những tinh hoa ấy, những tri thức ấy sẽ còn mãi, khi vừa có thể kết nối bài giảng truyền thống, vừa duy trì được cái giá trị học thuật của trường đại học”.
Về xu thế, chương trình đào tạo cho sinh viên sẽ phải quan tâm đến nhiều yếu tố chứ không chỉ là nội dung tri thức nữa. Chiến lược giáo dục phải có sự đổi mới sáng tạo, phải đào tạo đa ngành, phải có sự tham gia chủ động của sinh viên, thầy cô đóng vai trò là người hỗ trợ chứ không chỉ là người giảng dạy.
Chương trình đào tạo phải thiên về các kỹ năng giải quyết vấn đề, tự nghiên cứu, tự quản lý các hoạt động và thực hành. Chương trình đào tạo phải sử dụng công nghệ. Chương trình đào tạo phải có sự kiểm tra, đánh giá thông qua các tương tác với thực tiễn.
Đồng thời, tiếp cận nghề nghiệp mới, bằng cách thiết kế chương trình được trực tuyến hoặc kết hợp với đào tạo trực tiếp, có thể xây dựng những mô hình đào tạo rất chuyên sâu về nghề nghiệp, mà một sinh viên có thể theo học…
Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: Mộc Hương.
Xem thêm : UEF: Nguồn thu từ nghiên cứu khoa học khiêm tốn, chỉ chiếm 0,18% tổng thu
Phó Giáo sư Nghiêm Xuân Huy cũng chỉ ra một số mô hình đào tạo trực tuyến trên thế giới hiện nay:
Mô hình giáo dục tiến hóa (Evolutionary): Các trường đại học truyền thống tận dụng công nghệ và phương pháp giảng dạy mới để cung cấp trải nghiệm giáo dục tốt hơn cho người học.
Mô hình đại học siêu quy mô (The Mega University): Độc lập mô hình đào tạo truyền thống, sử dụng công nghệ và nền tảng đào tạo trực tuyến để cung cấp nội dung học tập chất lượng, tương tác với sinh viên và hỗ trợ sinh viên từ xa. Cung cấp khóa học và chương trình đào tạo cho số lượng lớn sinh viên.
Mô hình trường trực tuyến (The Online Campus): Cơ sở giáo dục đại học xây dựng và phát triển môi trường đào tạo trực tuyến tổ chức dạy học và cấp bằng.
Mô hình nền tảng tổng hợp (The Aggregator): Nền tảng đào tạo trực tuyến cho phép tổng hợp khóa học, chương trình đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau như các trường đại học, tổ chức giáo dục, giảng viên hoặc từ nền tảng đào tạo trực tuyến khác.
Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning Model): Mô hình này kết hợp giữa học trực tuyến và học trực tiếp. Sinh viên tham gia học trực tuyến qua các bài giảng và tài liệu số, và tham gia các buổi học trực tiếp để thực hành và tương tác với giảng viên và bạn học.
Mô hình học tập theo yêu cầu (On-Demand Learning): Sinh viên có thể truy cập và học tập theo nhu cầu cá nhân bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu. Các khóa học được thiết kế linh hoạt để phù hợp với thời gian biểu của người học, giúp người học có thể học tập và hoàn thành khóa học theo tiến độ cá nhân.
Mô hình học tập mở đại trà (Massive Open Online Courses – MOOCs): Mô hình này cung cấp các khóa học trực tuyến mở cho một số lượng lớn người học, thường là miễn phí hoặc với chi phí thấp. MOOCs tạo điều kiện cho mọi người tiếp cận giáo dục chất lượng từ các trường đại học và tổ chức danh tiếng trên toàn thế giới.
Giải “bài toán” quy mô giảng viên tăng không kịp so với quy mô tuyển sinh
“Hiện nay, có một vấn đề, quy mô tuyển sinh ngày càng tăng mạnh, tuy nhiên, quy mô giảng viên có lẽ không tăng kịp so với quy mô tuyển sinh. Vậy, “bài toán” giải quyết thế nào để tạo ra chất lượng?
Bây giờ giảng viên căng mình ra giảng dạy trên lớp, vậy nghiên cứu khoa học ai sẽ làm và làm vào lúc nào, việc thâm nhập thực tiễn để lấy thực tiễn làm chất liệu cho giảng dạy… sẽ thực hiện vào lúc nào? Do đó, nếu triển khai tốt đào tạo trực tuyến, chúng ta sẽ giải phóng thời gian cho giảng viên. Chúng ta sẽ áp dụng “lớp học đảo ngược” hoặc thay vì lên lớp 3 tín chỉ, thì chỉ lên lớp khoảng 1,5 tín chỉ…
Chúng ta hình dung hiện nay, học sinh phổ thông thường có bài tập về nhà, sinh viên phải làm bài tiểu luận ở nhà. Tuy nhiên, trong lúc làm bài tập ấy, là lúc các em phải áp dụng tư duy bậc cao, tư duy đánh giá – áp dụng – vận dụng, nhưng thực ra, đó là lúc cần vai trò người thầy nhất thì lại không có, còn tư duy bậc thấp là nhớ – hiểu thì lại được thực hiện ở trên lớp, các thầy cô chỉ giúp học sinh nhớ và hiểu.
Bây giờ “đảo ngược” lại, việc nhớ – hiểu, sinh viên có thể xem video ở nhà, đến lớp để giải quyết các bài toán thực tiễn, đến lớp để thảo luận và áp dụng kiến thức đã học đó,… như vậy, khi nào sinh viên cần người thầy nhất thì người thầy ở đó” – thầy Huy lý giải.
Đề xuất xây dựng, ban hành quy chế, hướng dẫn triển khai các học phần và chương trình đào tạo trực tuyến
Tuy nhiên, Phó Giáo sư Nghiêm Xuân Huy cũng chỉ ra một số thách thức khi áp dụng vào thực tiễn.
Thứ nhất, trong nhận thức, đầu tư và chính sách: Nhận thức chưa đầy đủ về đào tạo trực tuyến của lãnh đạo nhà trường và giảng viên.
Chưa có thay đổi trong thiết kế chương trình đào tạo, học phần, phương pháp kiểm tra, đánh giá.
Chưa có chính sách đầu tư, hỗ trợ nguồn lực để giảng viên đổi mới, điều chỉnh nội dung đào tạo.
Năng lực tổ chức giảng dạy trực tuyến hoặc kết hợp của giảng viên chưa cao.
Năng lực xây dựng học liệu điện tử của giảng viên còn hạn chế, dẫn tới phụ thuộc hoàn toàn vào việc dạy thông qua video conferencing (livestream).
Chính sách, quy định về triển khai chương trình đào tạo trực tuyến chưa hoàn thiện và đồng bộ.
Thứ hai, một số thách thức trong tổ chức đào tạo:
Xem thêm : Thi viết và bình chọn “Trường học hạnh phúc”
Thứ ba, thách thức về đảm bảo chất lượng:
Thứ tư, thách thức về góc nhìn giảng viên:
Từ đó, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nghiêm Xuân Huy nêu một số kiến nghị, đề xuất:
Đối với cơ quản quản lý nhà nước: Xây dựng và ban hành quy chế và các hướng dẫn để triển khai các học phần và chương trình đào tạo trực tuyến.
Ban hành nguyên tắc và quy định về chuyển đổi tín chỉ trong đào tạo trực tuyến.
Ban hành các bộ quy chuẩn về chất lượng khóa học trực tuyến và chương trình đào tạo trực tuyến.
Thiết lập các chuẩn kỹ thuật về trao đổi sinh viên và liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục.
Đổi mới phương thức tính và quy đổi định mức lao động của giảng viên trong đào tạo trực tuyến.
Ban hành khung định mức kỹ thuật trong xây dựng nội dung, tổ chức đào tạo và cơ chế phối hợp tổ chức đào tạo trực tuyến.
Đối với cơ sở giáo dục: Xây dựng chiến lược phát triển giáo dục trực tuyến và đầu tư nguồn lực triển khai.
Xây dựng và vận hành đơn vị chuyên trách để điều phối và tổ chức đào tạo trực tuyến.
Huấn luyện và nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên về xây dựng nội dung và tổ chức đào tạo trực tuyến.
Có lộ trình triển khai hợp lý, bắt đầu từ những học phần chung, phục vụ cho nhiều chương trình đào tạo khác nhau.
Có cơ chế khai thác nguồn xã hội hóa trong xây dựng nội dung và tổ chức đào tạo.
Truyền thông nội bộ về đào tạo trực tuyến (những giá trị mang lại; sự tác động đối với công việc của giảng viên.
Phát triển hạ tầng kỹ thuật: Đầu tư vào hạ tầng mạng và thiết bị học tập.
Đào tạo kỹ năng cho giảng viên và sinh viên: Tổ chức các khóa đào tạo về kỹ năng sử dụng công nghệ và phương pháp giảng dạy trực tuyến.
Xây dựng nội dung học tập chất lượng cao: Phát triển các tài liệu học tập tương tác và hấp dẫn.
Đảm bảo chất lượng đào tạo: Xây dựng các tiêu chuẩn và quy trình đánh giá chất lượng đào tạo trực tuyến.
Khuyến khích sự tương tác và hợp tác: Tạo ra các hoạt động nhóm và diễn đàn thảo luận để tăng cường tương tác giữa người học.
Mộc Hương
https://giaoduc.net.vn/de-xuat-co-quy-che-huong-dan-trien-khai-dao-tao-truc-tuyen-doi-voi-gddh-post243059.gd
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục
This post was last modified on %s = human-readable time difference 10:36 sáng
Trại sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Đại học Bách khoa…
Anh Tim cho biết, trước khi làm huấn luyện viên thể hình, anh từng làm…
Bệnh nhân tiểu đường có ăn được cá hồi không?Cá hồi, một loại thực phẩm…
Xiaomi đã âm thầm tung ra bản cập nhật HyperOS 2 mới nhất. Công ty…
Đau thắt ngực là tình trạng tương đối phổ biến, là tình trạng đau ngực…
Nguyên nhân gây viêm loét đại tràng và chảy máu Nguyên nhân gây chảy máu…