Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học đào tạo và nghiên cứu chất lượng cao và trình độ cao trong khoa học và công nghệ giáo dục, ứng dụng cho đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý và các nhóm nhân lực khác trong lĩnh vực giáo dục.
Triết lý giáo dục của nhà trường là nhân bản và khai phóng, hướng đến mục tiêu giáo dục là đào tạo người học có nhân cách trưởng thành, vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, có tinh thần chuyên nghiệp, thái độ tận tâm và sự sáng tạo trong công việc.
Bạn đang xem: Cựu sinh viên Trường ĐH Giáo dục: “Luôn tự hào vì là một phần của nhà trường”
Theo tìm hiểu, hoạt động kết nối cựu sinh viên luôn được Trường Đại học Giáo dục chú trọng và xem sự thành công của cựu sinh viên là động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.
Nhân kỷ niệm 25 năm ngày truyền thống Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội (sau đây viết tắt Trường Đại học Giáo dục), phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với một số cựu sinh viên của nhà trường.
Lựa chọn Trường Đại học Giáo dục như một “mối duyên lành”
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Đỗ Văn Bảo – cựu sinh viên Khoa Công nghệ Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục cho biết: “Tôi đã có 2 lần lựa chọn theo học tại Trường Đại học Giáo dục và đến thời điểm hiện tại, đó đều là những lựa chọn đúng đắn, là bước ngoặt trong cuộc đời và là điểm tựa trong sự nghiệp của tôi”.
Hiện tại, thầy Đỗ Văn Bảo đang làm việc tại Hệ thống giáo dục Vinschool.
Theo chia sẻ của thầy Bảo, sau khi học xong tại Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội (nay là Trường Đại học Thủ đô Hà Nội), thầy mong muốn được trau dồi thêm kiến thức, trải nghiệm thêm một môi trường sư phạm nữa. Qua tìm hiểu, thầy quyết định học tại Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội (nay là Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội).
Lần thứ hai, sau một thời gian tham gia công tác giảng dạy thực tế ở các trường, thầy nhận thấy bản thân cần nâng cao năng lực chuyên môn cũng như phương pháp giảng dạy. Quan trọng hơn, là có điều kiện kiểm chứng lại những phương pháp giảng dạy của cá nhân trong các môi trường làm việc thực tế đối với những lý thuyết giáo dục hiện đại để tiếp tục phát huy, thầy Bảo một lần nữa lựa chọn học cao học, tại Trường Đại học Giáo dục.
Còn thầy Nguyễn Hải Dương – cựu sinh viên ngành Sư phạm Vật lý, Trường Đại học Giáo dục xem lựa chọn theo học tại ngôi trường này như một “mối duyên lành”. Hiện tại, thầy Dương là giáo viên Trường Trung học phổ thông Khoa học Giáo dục.
“Tại thời điểm tôi dự kỳ thi tuyển sinh đại học cách đây 10 năm, công tác hướng nghiệp tại các trường trung học phổ thông chưa được quan tâm như bây giờ. Khi ấy, tôi lựa chọn ngành sư phạm vì tôi nghĩ đó là ngành mình hiểu nhất, tôi hình dung được công việc sau khi ra trường là gì, chắc hẳn sẽ giống như các công việc mà thầy cô giáo của tôi đang làm.
Sau khi tìm hiểu các trường đào tạo lĩnh vực này, tôi đã quyết định nộp duy nhất một bộ hồ sơ dự thi vào ngành Sư phạm Vật lý, Trường Đại học Giáo dục. Ngày nhận được giấy báo trúng tuyển, tôi vỡ òa trong hạnh phúc vì ước mơ đã thành hiện thực”, thầy Dương nhớ lại.
Kiến thức, kỹ năng được đào tạo tại Trường Đại học Giáo dục giúp sinh viên đáp ứng yêu cầu công việc ra sao?
Chia sẻ về chương trình đào tạo, đội ngũ, thực hành nghề nghiệp,… tại Trường Đại học Giáo dục dưới góc nhìn của một cựu sinh viên, đã có trải nghiệm thực tế, thầy Đỗ Văn Bảo cho hay: “Ở Trường Đại học Giáo dục, sinh viên được tiếp cận với chương trình và công nghệ rất gần gũi với thực tiễn. Nhà trường và bản thân mỗi giảng viên của nhà trường cũng liên tục cập nhật về xu hướng dạy học, công nghệ ứng dụng trong giáo dục để cung cấp cho người học những nội dung, kiến thức, công cụ hiệu quả, hiện đại nhất. Nhờ đó sau khi ra trường sinh viên, học viên có thể vận dụng ngay vào công việc giảng dạy”.
Thầy Bảo cũng cho rằng, việc vận dụng những kiến thức đã được học, hoặc một phương pháp dạy học nào đó của chính thầy cô giáo đã dạy ở trường, áp dụng vào công việc thực tế sẽ giúp đạt được những hiệu quả nhất định. Đó cũng chính là những trải nghiệm thường xuyên của thầy Bảo khi bước chân vào giảng dạy ở các trường.
Còn thầy Nguyễn Hải Dương thì chia sẻ, ngay từ những ngày đầu tiên đến giảng đường, mỗi sinh viên đã được nhà trường giới thiệu về chương trình đào tạo, các khối kiến thức, môn học tương ứng với số tín chỉ cần tích lũy. Theo thầy Dương, đây là một bước cực kỳ quan trọng để các tân sinh viên có định hướng đúng đắn ngay từ khi “khởi động”.
“Trong những học kỳ và năm học tiếp theo, nhà trường luôn quan tâm, tổ chức những buổi gặp gỡ, tọa đàm dành cho sinh viên, song hành với đó là định hướng về kiến tập, thực tập, bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm, qua đó giúp sinh viên có tâm thế sẵn sàng, tự tin trong mọi hoạt động. Đặc biệt, nhà trường đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm hiện đại giúp sinh viên có cơ hội được thực hành trực tiếp dưới sự hướng dẫn của giảng viên thay vì chỉ nghiên cứu lý thuyết hoặc dựa trên mô phỏng.
Xem thêm : Đáp ứng 10/10 tiêu chí điều kiện khi kiểm định sẽ là thách thức đối với CSGDĐH
Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên là các thầy cô có nền tảng kiến thức chuyên môn cao, nhiệt huyết, tận tuỵ và luôn cởi mở, đồng hành cùng sinh viên. Chính những điều đó đã giúp tôi là một cựu sinh viên của nhà trường luôn cảm thấy tự tin, dễ dàng thích ứng với mọi môi trường, với các yêu cầu, hoàn cảnh mới đặt ra trong quá trình phát triển giáo dục”, thầy Dương nhấn mạnh.
Thầy Nguyễn Văn Bảo nhận định thêm, kiến thức được đào tạo tại Trường Đại học Giáo dục giúp sinh viên đáp ứng tốt yêu cầu công việc nhờ vào chương trình học chất lượng, bài bản và định hướng ứng dụng thực tế.
“Với triết lý giáo dục nhân bản và khai phóng, nhà trường không chỉ tập trung vào việc cung cấp kiến thức lý thuyết mà còn chú trọng phát triển các kỹ năng nghề nghiệp và phẩm chất cá nhân của sinh viên”, thầy Bảo cho hay.
Theo thầy Bảo, sinh viên Trường Đại học Giáo dục được học tập về các phương pháp giảng dạy tiên tiến, khoa học quản lý giáo dục và cách thức ứng dụng công nghệ trong giáo dục, giúp người học sau khi tốt nghiệp có năng lực đáp ứng các yêu cầu công việc một cách hiệu quả và chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, nhà trường đặc biệt chú trọng vào việc phát triển các kỹ năng nghề nghiệp thiết yếu như kỹ năng sư phạm, quản lý lớp học, giao tiếp và tư duy phản biện. Các kỹ năng này giúp sinh viên có thể đối mặt và xử lý các tình huống thực tế trong giảng dạy và quản lý giáo dục, từ đó nâng cao hiệu suất công việc.
Đặc biệt, chương trình đào tạo tại Trường Đại học Giáo dục khuyến khích sinh viên tư duy sáng tạo, đổi mới và không ngừng phát triển bản thân. Điều này đặc biệt quan trọng khi sinh viên cần thích ứng với các xu hướng và yêu cầu thay đổi trong lĩnh vực giáo dục.
Nhà trường không chỉ đào tạo về kiến thức mà còn chú trọng xây dựng nhân cách và thái độ làm việc chuyên nghiệp cho sinh viên. Người học được rèn luyện tinh thần tận tâm, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp – những phẩm chất quan trọng giúp đáp ứng các yêu cầu của môi trường làm việc, đặc biệt trong môi trường giáo dục đòi hỏi sự cống hiến và tận tụy.
Khuôn viên cơ sở của Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội.
Hơn thế nữa, sinh viên có cơ hội thực hành, ứng dụng kiến thức thông qua các khóa học thực tập, nghiên cứu và chương trình làm việc thực tế tại các trường phổ thông liên kết. Nhờ đó, sinh viên không chỉ hiểu sâu hơn về lý thuyết mà còn có thể vận dụng ngay vào công việc sau khi tốt nghiệp.
Thầy Bảo nhấn mạnh thêm: “Đặc biệt, đội ngũ giảng viên tại Trường Đại học Giáo dục mang đến cho sinh viên không chỉ kiến thức chuyên môn mà còn kinh nghiệm thực tiễn, giúp sinh viên hình dung rõ hơn về những thách thức và yêu cầu trong công việc. Sinh viên, học viên có thể học được ở chính thầy cô giáo phong cách, phương pháp dạy học cũng như tinh thần nhiệt huyết, lòng yêu nghề sâu sắc”.
Đồng quan điểm, thầy Nguyễn Hải Dương nhận định, với lượng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ được trang bị tại Trường Đại học Giáo dục giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng tự nghiên cứu, có nền tảng kiến thức chuyên sâu và đồng thời xử lý những tình huống sư phạm một cách khéo léo, thuyết phục.
Thắt chặt kết nối giữa nhà trường và cựu sinh viên
Theo tìm hiểu, Trường Đại học Giáo dục thường xuyên có các hoạt động kết nối cựu sinh viên nhà trường. Đánh giá về hoạt động này, thầy Đỗ Văn Bảo cho rằng, kết nối cựu sinh viên giúp xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp và cơ hội hợp tác, cựu sinh viên có thể mở rộng mạng lưới quan hệ trong ngành giáo dục. Thông qua các sự kiện gặp mặt, hội thảo và các buổi giao lưu, cựu sinh viên có cơ hội kết nối với đồng nghiệp, các chuyên gia cùng ngành. Điều này tạo điều kiện cho các cơ hội hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và cập nhật xu hướng giáo dục mới.
Bên cạnh đó, hoạt động kết nối là cơ hội để cựu sinh viên chia sẻ những bài học, kinh nghiệm và kỹ năng mà họ đã tích lũy trong quá trình công tác. Qua đó, các thế hệ sinh viên hiện tại cũng có thể học hỏi, rút kinh nghiệm từ những người đi trước, giúp họ chuẩn bị tốt hơn cho con đường nghề nghiệp.
“Các hoạt động kết nối giúp cựu sinh viên duy trì sự gắn bó sâu sắc với Trường Đại học Giáo dục. Khi cựu sinh viên cảm thấy bản thân vẫn là một phần của nhà trường, họ có xu hướng hỗ trợ ngược lại cho trường trong các hoạt động khác nhau, như tài trợ học bổng, hỗ trợ giảng dạy hoặc các dự án nghiên cứu.
Thông qua mạng lưới cựu sinh viên, các cá nhân có thể tìm thấy cơ hội phát triển nghề nghiệp mới, từ việc tìm kiếm cơ hội việc làm, đến việc tham gia các khóa học nâng cao, hội thảo chuyên môn, hay thậm chí được hướng dẫn nghề nghiệp từ những người có kinh nghiệm”, thầy Bảo nhìn nhận.
Ngoài ra, theo thầy Bảo, cựu sinh viên thành công trong sự nghiệp cũng chính là minh chứng sống động cho chất lượng đào tạo của nhà trường. Sự kết nối liên tục giữa cựu sinh viên và trường cũng giúp củng cố uy tín, tạo ảnh hưởng tích cực đến hình ảnh của nhà trường trong mắt các tổ chức giáo dục, xã hội và cả người học.
Hoạt động kết nối cũng góp phần truyền cảm hứng và động lực cho sinh viên hiện tại. Bởi khi cựu sinh viên quay lại trường chia sẻ hành trình và thành tựu, họ trở thành nguồn cảm hứng về sự kiên trì và học hỏi không ngừng, các thế hệ sinh viên tương lai cũng có thể đạt được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực giáo dục.
“Nhìn chung, các hoạt động kết nối cựu sinh viên là cầu nối bền chặt giúp duy trì và phát triển mối quan hệ giữa cựu sinh viên và nhà trường, tạo ra môi trường hỗ trợ lẫn nhau và cùng phát triển. Những lợi ích này không chỉ giúp cựu sinh viên thành công trong công việc mà còn góp phần xây dựng một cộng đồng giáo dục mạnh mẽ, bền vững và đầy cảm hứng”, thầy Bảo nói.
Xem thêm : Ngành GD TPHCM đề ra 15 nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong năm học mới
Nhìn nhận về hoạt động này, thầy Dương bày tỏ: “Thông qua việc thường xuyên kết nối cựu sinh viên của nhà trường, cá nhân tôi cho rằng đầu tiên là giá trị tinh thần, tôi tin rằng bất kỳ ai trong chúng ta khi vẫn được nhớ đến, được chào đón dù đã ra trường sẽ luôn cảm thấy hạnh phúc, gần gũi, thân thuộc và ắt sẽ tìm về nhiều hơn. Nhờ đó phạm vi, quy mô kết nối mạng lưới cựu sinh viên ngày càng được mở rộng, lan tỏa, hoạt động có chiều sâu”.
Thầy Dương chia sẻ, không ít sinh viên của nhà trường sau khi hoàn thành chương trình đào tạo đã được chính các cựu sinh viên tuyển dụng. Nhiều cựu sinh viên tiếp tục quay trở lại Trường Đại học Giáo dục để học tập, nghiên cứu ở bậc cao hơn.
Với cá nhân thầy Dương, nhờ có hoạt động kết nối cựu người học, thầy có cơ hội được gặp gỡ, học hỏi, giao lưu với thêm nhiều đồng nghiệp trên cả nước, thấu hiểu hơn về điều kiện dạy và học ở mỗi vùng miền, biết thêm những câu chuyện, có thêm những bài học để củng cố niềm tin, tạo động lực cho chính bản thân thêm yêu và tự hào khi được gắn bó với nghề giáo.
Đôi lời nhắn nhủ đến thế hệ sinh viên Trường Đại học Giáo dục
Nhắn gửi lời khuyên tới các bạn sinh viên, thầy Nguyễn Hải Dương mong các em luôn nỗ lực, cố gắng hết mình, trong hành trình hoàn thiện bản thân không tránh khỏi những lúc nản lỏng nhưng chỉ cần chúng ta quyết tâm, sống có hoài bão, ước mơ thì ngọn lửa nhiệt huyết sẽ không bao giờ bị dập tắt.
“Trường Đại học Giáo dục đã giúp sinh viên có khả năng tự nghiên cứu, thích ứng cao. Vì vậy ngay khi tốt nghiệp ra trường hãy vận dụng điều đó thật khéo léo để giúp chúng ta có được con đường phù hợp nhất”, thầy Dương nhắn gửi.
Còn thầy Đỗ Văn Bảo thì chia sẻ: “Tôi có lời khuyên cho các bạn sinh viên, học viên hiện tại, hãy tranh thủ thời gian ở trường, học tập một cách tâm huyết và khát khao. Hãy nghiêm túc học hỏi tất cả những kiến thức, phong cách giảng dạy đang được các thầy cô truyền thụ. Đó là những bài học, kinh nghiệm quý báu giúp bạn rút ngắn đáng kể con đường vươn lên thành công trong sự nghiệp sau này”.
Trải qua nhiều năm giảng dạy và hướng dẫn, thầy Bảo hiểu rằng, giáo dục là một hành trình không ngừng học hỏi và cải thiện. Kinh nghiệm từ thực tế đã giúp thầy nhìn nhận sâu sắc hơn về nghề giáo, về vai trò của người thầy không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là người truyền cảm hứng và định hướng cho học sinh. Do đó, thầy luôn cố gắng truyền tải cho các học sinh, sinh viên một thái độ học tập tích cực cùng với lòng yêu nghề và đam mê không ngừng hoàn thiện.
Triết lý giáo dục được thầy Bảo tự xây dựng cho bản thân là: “Nếu dạy học bằng cái đầu trí tuệ, sẽ tạo ra những học sinh xuất sắc. Nhưng nếu dạy học bằng trái tim ấm nóng, sẽ tạo ra những học sinh trưởng thành”.
Kỷ niệm ở trường đại học là hành trang đẹp mang theo suốt cuộc đời
Thầy Đỗ Văn Bảo bồi hồi nhớ lại những ngày được cùng đội nghiệp vụ sư phạm của trường thử sức ở Hội thi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc. Thông qua sân chơi này, thầy Bảo học hỏi thêm được nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích, đồng thời, giao lưu thêm cùng nhiều bạn bè đến từ các trường đại học, cao đẳng khác nhau.
Thầy Bảo bộc bạch: “Hồi ấy, đội của chúng tôi có 10 thành viên, từ các ngành học khác nhau. Chúng tôi gắn kết, phối hợp ăn ý, sáng tạo trong các hoạt động của hội thi, giành được huy chương vàng, huy chương bạc ở những hạng mục chuyên môn, nghiệp vụ. Đó cũng là dấu mốc đánh dấu những bước trưởng thành của mỗi sinh viên, nhưng quan trọng hơn, chứng tỏ được sản phẩm đào tạo của nhà trường ngày càng hoàn thiện hơn”.
Còn thầy Nguyễn Hải Dương thì bày tỏ, việc được học tập tại ngôi trường có đội ngũ cán bộ, giảng viên là những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục là điều may mắn. Quãng thời gian học tập, rèn luyện tại Trường Đại học Giáo dục giúp thầy Dương có thêm những định hướng về công việc, vạch ra những lộ trình sự nghiệp phù hợp. Bên cạnh nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, thầy Dương cũng bén duyên với công tác Đoàn khi là sinh viên năm thứ 2 và tiếp tục gắn bó với màu áo xanh cùng các bạn học sinh, sinh viên cho đến hiện tại.
“Nhắc lại thời thanh niên sôi nổi ấy với màu áo xanh, tôi nhớ đến những kỷ niệm bên thầy cô, anh chị, bạn bè trong các đợt Tiếp sức mùa thi, Mùa hè xanh, Đông ấm và đặc biệt là triển khai chương trình Hiến máu tình nguyện, thành lập các Câu lạc bộ đầu tiên tại Trường Đại học Giáo dục mà tôi đóng vai trò là người dẫn dắt, đồng hành”, thầy Dương cho biết thêm.
Trong 25 năm hình thành và phát triển, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã không ngừng khẳng định vị thế của mình trong ngành giáo dục, góp phần đào tạo ra những thế hệ thầy cô tài năng, mang đến những giá trị bền vững cho xã hội.
Sự kiện kỷ niệm 25 năm truyền thống không chỉ là thời điểm để tri ân những đóng góp của các thế hệ đi trước, mà còn là cơ hội để tất cả các thế hệ cán bộ và người học cùng nhìn về phía trước, hướng tới tương lai với những ước mơ lớn lao. Nhà trường sẽ tiếp tục xây dựng và phát triển nền giáo dục bền vững, tạo dựng những giá trị lâu dài cho xã hội.
Chuỗi thời gian các hoạt động kỷ niệm 25 năm truyền thống của Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội như sau:
Thi Thi
https://giaoduc.net.vn/cuu-sinh-vien-truong-dh-giao-duc-luon-tu-hao-vi-la-mot-phan-cua-nha-truong-post246806.gd
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục
This post was last modified on Tháng mười một 12, 2024 9:03 sáng
Khám phá bộ sưu tập meme thất tình buồn với hơn 68+ meme thất tình…
Hình ảnh các kiểu tóc đẹp và phong cách nhất dành cho nam và nữ.…
Một mùa Giáng sinh nữa lại sắp đến, đã đến lúc bạn dọn dẹp, trang…
Giải trí và xả stress với những meme cháy nhà hài hước nhất. Chia sẻ…
Hình ảnh tóc nam ngắn đẹp được yêu thích nhất năm nay. Cập nhật các…
Ở bài viết này, chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn những hình ảnh…