Categories: Cẩm nang

Cách dùng long nhãn tẩm bổ cho người mới ốm dậy

Published by

Đối với người mới ốm dậy, suy nhược cơ thể ngoài việc nghỉ ngơi hợp lý thì chế độ dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng. Bởi dinh dưỡng là yếu tố quyết định đến khả năng phục hồi sức khỏe tới 80%. Tuy nhiên, để nấu được các món dinh dưỡng cho người suy nhược không phải đơn giản. Và ngay bây giờ, Kimhungmarket.com sẽ gợi ý cách chế biến những món ăn phục hồi sức khỏe cho người bệnh có sử dụng long nhãn hưng yên. Những món ăn bổ dưỡng từ thịt gà, thịt heo, thịt bò, cá, tổ yến, rau củ quả,… sẽ là gợi ý lý tưởng cho việc chăm sóc người mới ốm dậy! Cùng tham khảo ngay nhé!

Các món ăn phục hồi sức khỏe từ thịt gà

Thịt gà cực kỳ giàu chất đạm, ít chất béo lại đầy đủ các loại vitamin & khoáng chất. Vì vậy, người mới ốm dậy nên ăn nhiều món ăn từ thịt gà để tăng cường sức đề kháng, hấp thu nhiều chất dinh dưỡng quan trọng và nhanh hồi phục.

Hàm lượng dinh dưỡng trong 100g thịt ức gà có đến 31g chất đạm, 165cal và 3,6g chất béo. Tuy nhiên, thịt gà cũng có hàm lượng cholesterol cao và chất béo cũng khá cao. Vậy nên người bị bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch nên hạn chế ăn thịt gà.

Mỗi tuần bạn có thể ăn khoảng 3 lần thịt gà với mỗi lần không quá 150g và chủ yếu nên ăn thịt ức gà là tốt nhất.

Thịt gà có thể chế biến thành đa dạng các món ăn thơm ngon bổ dưỡng như cháo gà, súp gà, gà hầm thuốc Bắc,… Và dưới đây chính là cách chế biến món ăn phục hồi sức khỏe cho người bệnh từ thịt gà, đơn giản, bổ dưỡng và phù hợp với nhiều căn bệnh.

Cháo gà

Cháo gà là món ăn phù hợp với người mới ốm dậy, mới phẫu thuật, người mắc bệnh cảm cúm, người mắc bệnh tiêu hóa. Món này rất quen thuộc, dễ chế biến, nguyên liệu đơn giản và gần như bà nội trợ nào cũng làm được.

Nguyên liệu (4 người ăn):

  • Thịt ức gà: 800g
  • Gạo tẻ (nên chọn gạo cứng): 200g
  • Nấm hương 100g
  • Cà rốt 1 củ
  • Hành tím, gừng, hành lá
  • Gia vị

Cách chế biến:

  • Thịt ức gà rửa sạch, cho vào nồi, thêm 1,8 lít nước sạch, 2 của hành tím và 1 củ gừng nhỏ. Đậy nắp nồi và đun chín trong khoảng 20 phút.
  • Vớt ức gà ra ngoài, nếu còn xương thì để lại trong nồi rồi tiếp tục nấu cháo.
  • Thêm gạo đã vo sạch, các nguyên liệu như nấm hương (đã sơ chế, thái nhỏ), cà rốt băm nhỏ vào nồi nước luộc gà. Đun cho gạo và các nguyên liệu chín mềm.
  • Cháo được rồi thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn, thêm ít hạt tiêu.
  • Tắt bếp, múc cháo gà ra tô, thêm thịt ức gà xé sợi lên trên cùng, rắc ít hạt tiêu và hành lá thái nhỏ. Vậy là món cháo gà nóng hổi đã sẵn sàng phục vụ người bệnh rồi.

Canh gà hầm

Canh gà: Món ăn giúp người bệnh đau họng, cảm cúm, viêm họng, người ăn uống không ngon sau điều trị bệnh,… nhanh hồi phục.

Món canh gà cũng là một trong những món ăn ngon và dễ chế biến. Chỉ cần thêm chút rau củ, thảo mộc vào nữa và hầm trong đúng thời gian. Chắc chắn món canh thanh đạm, không hề ngán, đầy dinh dưỡng này sẽ kích thích vị giác của người bệnh.

Nguyên liệu (2 người ăn):

  • Gà: nửa con
  • Cà rốt: 1 củ
  • Hạt sen: 50g
  • Kỷ tử: 15g
  • Táo tàu: 50g
  • Nhãn nhục (Long nhãn): 20g
  • Hành tím: 1 củ
  • Hành lá, rau mùi: mỗi loại 3 nhánh
  • Gia vị: muối, tiêu, hạt nêm, giấm,…

Cách chế biến:

  • Gà đem rửa sạch và chặt khúc vừa ăn. Các nguyên liệu khác làm sạch.
  • Ướp sơ qua gà với ít hạt muối, hạt tiêu và bột ngọt. Để khoảng 10 phút cho gia vị ngấm đều.
  • Bắt nồi nấu canh gà lên bếp, cho dầu ăn, phi thơm hành tím đã băm nhuyễn. Hành thơm rồi thì thêm gà vào xào cho tái đều, sau đó tiếp tục cho hạt sen, kỷ tử, táo tàu, nhãn nhục vào nồi. Xào sơ qua một chút rồi thêm 300ml nước lọc vào nồi, thêm 1 muỗng muối nhỏ.
  • Đậy nắp nồi lại và hầm trên lửa liu riu khoảng 30 phút là gà vừa chín tới. Nêm nếm lại cho vừa ăn và tắt bếp.
  • Bạn cứ để nguyên nồi canh gà trên bếp và đậy kín nắp, gà sẽ mềm nhừ hơn sau khoảng 30 phút nữa.

Súp gà

Súp gà: Món ăn phục hồi sức khỏe cho người bệnh suy nhược cơ thể, người có sức khỏe yếu. Món súp gà không chỉ rất dễ ăn, hương vị thanh đạm, không gây ngấy mà lại rất nhẹ bụng, bổ dưỡng và dễ tiêu hóa. Cho nên trong danh sách những món ăn tẩm bổ hàng đầu cho người bệnh chính là món súp gà. Nàng Yến sẽ hướng dẫn cách chế biến rất đơn giản dành cho bạn!

Nguyên liệu (cho 4 người ăn):

  • Thịt gà (đùi gà, thịt nạc): 200g
  • Bắp Mỹ: 200g
  • Nấm kim châm 200g
  • Nấm hương khô 100g
  • Rau mùi
  • Bột năng: 15g
  • Gia vị: Muối, mắm, hạt nêm, hạt tiêu,…

Cách chế biến:

  • Sơ chế tất cả các nguyên liệu: Thịt gà rửa sạch để nguyên khối, nấm hương đem ngâm cho nở mềm – cắt nhỏ, nấm kim châm làm sạch cắt vừa ăn. Bắp Mỹ rửa sạch và tách lấy hạt.
  • Luộc chín thịt gà trong khoảng 20 phút. Tiếp tục luộc hạt bắp cho chín mềm.
  • Đổ chung nước luộc gà và nước luộc bắp vào nồi nấu súp. Đun với lửa lớn, khi nước sôi thì cho các loại nấm và bắp hạt đã luộc vào nồi. Đun sôi thêm 2 – 3 phút.
  • Sau đó cho bột năng đã hòa ít nước vào nồi súp, nêm nếm cho vừa ăn, đun lửa nhỏ khoảng chừng 10 phút.
  • Bây giờ bạn đem xé sợi thịt gà và cho vào nồi súp, thêm ít rau mùi, hành lá, hạt tiêu và tắt bếp.
  • Như vậy là món súp gà đã hoàn thành, rất đơn giản đúng không nào? Nàng Yến xin được lưu ý, vì món súp gà rất giàu protein nên những người bị bệnh về gan, bệnh gút, thừa cân,… nên hạn chế ăn món này.

Thịt gà chưng cách thủy

Thịt gà chưng cách thủy là món ngon bổ dưỡng dành cho những người bị suy nhược cơ thể, nhất là những ai mới trải qua cơn bạo bệnh. Ví dụ như khoảng 1 tháng sau phẫu thuật, phụ nữ sau khi sinh, người già bị cảm mạo, ốm yếu,…

Nguyên liệu:

  • Thịt gà ta: 200g
  • Đương quy: 15g
  • Long nhãn: 15g
  • Kỷ tử: 15g

Cách chế biến:

  • Cách chế biến món thịt gà chưng cách thủy cùng các vị thuốc Bắc cực kỳ dễ dàng. Mỗi tuần người bệnh nên ăn món này 1 lần để nhanh chóng hồi phục lại sức lực, tăng cường sức đề kháng và ngăn chặn bệnh tái phát trở lại.
  • Đầu tiên, bạn đem rửa sạch tất cả các nguyên liệu bên trên. Các loại thuốc Bắc cũng chỉ cần ngâm một chút chứ không ngâm lâu.
  • Cho thịt gà cùng tất cả thảo dược vào thố để hầm gà, thêm nước lọc cho ngập sâm sấp gà. Nêm nếm chút gia vị đường phèn, muối ăn.
  • Bây giờ đem thố gà đi hấp cách thủy là được. Hãy đợi cho đến khi thịt gà mềm đều thì có thể sử dụng ngay khi món ăn còn nóng.

Gà hầm thuốc Bắc

Gà hầm thuốc Bắc được xem là món ăn tuyệt vời dành cho nhiều đối tượng như phụ nữ mang thai và sau sinh, người bị suy yếu tay chân, người bị chứng ho khan, người bệnh có sức đề kháng yếu ớt.

Nguyên liệu:

  • 1 con gà ác là ngon nhất (không có thì dùng gà ta)
  • Thuốc Bắc (50g, ra tiệm thuốc Bắc hỏi mua)
  • Hạt sen tươi 20g
  • Nấm hương khô 50g
  • Ngải cứu tươi 200g
  • 1 nhánh gừng nhỏ
  • Các loại gia vị nấu ăn cơ bản

Cách chế biến:

  • Tất cả nguyên liệu cần được đem đi làm sạch, gà để nguyên con, nấm hương ngâm nở và thái nhỏ, ngải cứu lấy phần lá và rửa sạch.
  • Cho gà ác vào nồi hầm, đổ ngập 2/3 nước trên thân gà và đem đun sôi. Tiếp tục cho hạt sen, nấm hương và thuốc Bắc vào nồi. Hầm lửa nhỏ chừng 1 tiếng đồng hồ.
  • Bây giờ, bạn cho thêm ngải cứu vào nồi và hầm thêm chừng 15 – 20 phút nữa rồi tắt bếp. Nêm nếm lại cho vừa miệng rồi mời người bệnh sử dụng khi còn nóng sẽ ngon hơn.
  • LƯU Ý NHỎ: Món gà hầm thuốc Bắc kết hợp thịt gà tính ôn cùng những vị thuốc Bắc có tính cay nóng. Món ăn này kích thích phong nhiệt và có thể gây tăng huyết áp. Những người có bệnh cao huyết áp, bệnh về tim mạch nên chú ý không nên ăn gà hầm thuốc Bắc.

Xem thêm : Tại sao trái nhãn được coi là vị thuốc quý?

Các món ăn phục hồi sức khỏe  từ thịt heo

Trong danh sách món ăn phục hồi sức khỏe cho người bệnh không thể thiếu thịt heo. Đây là nguyên liệu hết sức quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Về thành phần dinh dưỡng, thịt heo cũng đầy đủ chất đạm, chất béo, năng lượng, vitamin và khoáng chất. Món ăn từ thịt heo rất dễ chế biến và thơm ngon bổ dưỡng, phù hợp cho người bệnh trong giai đoạn chăm sóc phục hồi.

Người bệnh có thể ăn những món như cháo thịt nạc, canh heo hầm, canh sườn heo rau củ, chân giò hầm thuốc Bắc… Mỗi tuần chỉ nên ăn thịt heo khoảng 2 – 3 lần, mỗi lần chừng 150g là được.

Chú ý: Món canh xương heo hầm hoặc sườn heo hầm chứa lượng chất béo khá cao. Do đó, món ăn này không có lợi cho những người mắc bệnh gout, bệnh mỡ máu cao, bệnh tăng huyết áp hay bệnh tiểu đường.

Canh sườn heo hầm rau củ

Sườn heo kết hợp với rau củ mang đến cho người bệnh món ăn loãng, rất thanh đạm, dễ ăn, dễ tiêu hóa. Với những bệnh nhân có hệ tiêu hóa kém, ăn uống không ngon, hay bị đắng miệng, nhạt miệng, người mới ốm dậy… Nên ăn canh sườn heo hoặc canh xương heo hầm rau củ. Dưới đây là cách chế biến dành cho bạn.

Nguyên liệu:

  • Sườn heo: 500g
  • Củ dền: 2 củ
  • Su su: 1 củ
  • Cà rốt: 2 củ
  • Khoai tây: 2 củ
  • Hành lá: 2 – 3 nhánh
  • Rau mùi: 3 – 4 nhánh
  • Gia vị: muối, tiêu, bột nêm,…

Cách chế biến:

  • Sơ chế, làm sạch và để ráo tất cả những nguyên liệu như sườn heo. Các loại rau củ thì rửa sạch, bỏ vỏ, cắt miếng vừa ăn. Rau mùi rửa sạch, để ráo và đem thái nhỏ.
  • Cho sườn heo vào nồi, thêm nước vừa và đun sôi trên lửa lớn. Khi nước sôi thì bạn vớt hết bọt nổi lên trên. Đậy nắp lại và tiếp tục đun sườn heo trên lửa nhỏ trong khoảng 40 phút.
  • Khi sườn heo đã chín tới thì bạn cho thêm rau củ vào đun cho đến khi rau củ mềm là được.
  • Tắt bếp, nêm nếm lại cho vừa ăn và thêm hành lá, hạt tiêu cho món ăn thêm dậy mùi.

Cháo thịt bằm

Ngay khi mới tỉnh dậy sau một cuộc phẫu thuật, món ăn tuyệt vời nhất chính là món cháo thịt bằm. Món ăn có tính an toàn cao, gần như không gây dị ứng và rất dễ ăn cho người bệnh. Cháo thịt bằm có vị ngon, tính ấm, giúp làm ấm người nhanh chóng cho những người đang bị cảm mạo, cảm lạnh. Món ăn này cũng giúp giảm cảm và hạ sốt nhanh hơn. Vậy chúng ta sẽ nấu cháo thịt bằm như thế nào?

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ 150g
  • Thịt heo 150g (nên chọn phần thịt thăn)
  • Trứng bách thảo 2 quả
  • 1 củ cà rốt nhỏ
  • Hành khô, hành lá, rau mùi
  • Gia vị

Cách chế biến:

  • Thịt heo rửa sạch, để ráo rồi đem bằm nhuyễn hoặc xay nhuyễn. Cà rốt, hành tím, rau gia vị đem rửa sạch băm nhỏ.
  • Đem rang gạo cho vàng giòn trên lửa vừa vừa. Sau đó đem gạo đi vo sạch và để ráo.
  • Bắt nồi nấu cháo lên bếp, thêm ít dầu ăn, cho hành tím đã băm nhuyễn vào phi thơm. Tiếp tục cho thịt bằm vào xào cho đều lên. Đổ thêm 1,5 lít nước vào nồi và đun sôi trên lửa nhỏ.
  • Khi nước sôi lên thì vớt bỏ bọt khí, thêm phần gạo rang đã vo sạch vào nấu cháo. Khi gạo đã chín mềm thì bạn tiếp tục cho cà rốt và trứng bách thảo vào đun thêm khoảng 10 phút. Nêm nếm cho vừa ăn, thêm các lá gia vị, ít hạt tiêu và tắt bếp.

Thịt heo hầm

Món ăn kết hợp thịt nạc heo và những thảo dược quý trong thuốc Bắc sẽ là món ăn phục hồi sức khỏe cho người bệnh vô cùng tuyệt vời. Những dưỡng chất trong thịt heo và các vị thuốc sẽ giúp cơ thể nhanh chóng hết các triệu chứng suy nhược, bệnh tật và sớm hết khso chịu. Cách chế biến món thịt heo hầm như sau.

Nguyên liệu:

  • Thịt heo nạc: 150g
  • Đẳng sâm và hoàng kỳ mỗi thứ 15g

Cách chế biến:

  • Thịt heo đem rửa sạch và cắt miếng vừa ăn. Hoàng kỳ và đẳng sâm rửa sạch và để ráo.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi hầm thịt, thêm nước ngập sâm sấp, nêm nếm gia vị vừa ăn.
  • Sau đó bạn chỉ cần bật bếp lên, đun thịt trên lửa vừa cho đến khi thịt mềm vừa ăn. Tắt bếp, thêm hành lá, ít hạt tiêu cho món thịt hầm thêm ngon hơn.

Chân giò hầm thuốc Bắc

Chân giò hầm thuốc Bắc là món ăn cực kỳ dinh dưỡng lại kết hợp thêm những vị thuốc Bắc. Món ăn này vừa bồi bổ cơ thể, tăng cường sức lực và có nhiều tác dụng đối với người bị suy nhược, phụ nữ mới sinh con, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Nguyên liệu:

  • 1kg chân giò heo
  • 1 gói thuốc Bắc
  • 1 lạng nấm đông cô
  • 1 trái dừa xiêm
  • 1 củ cà rốt
  • Các loại gia vị

Cách chế biến:

  • Các nguyên liệu đem sơ chế, rửa sạch. Cà rốt cắt khúc vừa ăn. Nấm đông cô ngâm cho nở.
  • Lấy phần nước dừa xiêm cho vào nồi, trộn thêm 150ml nước lọc, thêm thuốc Bắc vào.
  • Đun sôi cho đến khi thấy nước có màu nâu đỏ thì thêm chân giò vào nồi.
  • Khi chân giò đã chín vừa thì nêm nếm lại cho vừa ăn rồi thêm nấm đông cô và cà rốt vào, tiếp tục đun cho đến khi các nguyên liệu chín mềm. Tắt bếp, thêm hành lá, trang trí cho món ăn bắt mắt hơn và phục vụ cho người bệnh.
  • Lưu ý: Món thịt chân giò hầm thuốc Bắc quá bổ dưỡng, không tốt cho người bị bệnh gan mãn tính, sỏi thận, thừa cân béo phì.

Các món ăn phục hồi sức khỏe từ cá

Trong số những món ăn phục hồi sức khỏe cho người bệnh tốt nhất phải kể đến những món từ cá. Cá rất giàu protein, chất béo có lợi (omgega-3), các loại khoáng chất thiết yếu (kẽm, sắt, selen,…), vitamin A, B, E… Món ăn từ cá giúp bồi bổ thể lực, tốt cho tim mạch, giúp người mới ốm dậy tăng cường sức đề kháng và nhanh khỏi bệnh.

Có nhiều cách chế biến món ăn bổ dưỡng từ các loại cá dành cho người bệnh. Tuy nhiên bạn nên chọn những loại cá an toàn và bổ dưỡng như cá hồi, cá chép. Nên hạn chế cá ngừ, cá thu, cá kiếm, cá trích,… vì chúng chứa nhiều thủy ngân.

Ngoài ra, bạn cũng chú ý, cá thường kỵ với bí xanh, thịt chó, lá tía tô. Vậy nên khi chế biến món ăn từ cá bạn không nên kết hợp các nhóm thực phẩm kiêng kỵ với cá.

Cháo cá hồi

Cháo cá hồi là món ăn cực kỳ thích hợp để tẩm bổ cho người mới ốm dậy, người bị suy nhược cơ thể, người bị suy giảm thị lực. Món cháo cá hồi còn rất tốt cho người cần tăng trưởng cơ bắp sau phẫu thuật.

Nguyên liệu:

  • Cá hồi: 300g
  • Gạo tẻ: 200g
  • Gạo nếp: 60g
  • Cà rốt, hành tây, khoai tây: mỗi loại 1 củ
  • Gừng và hành lá: 2 nhánh
  • Gia vị: muối, tiêu, bột nêm,…

Cách chế biến:

  • Cá hồi đem phi lê, lấy thịt và loại bỏ phần da cá. Thái thịt cá thành những miếng nhỏ vừa ăn.
  • Sơ chế và rửa sạch các nguyên liệu khác.
  • Gạo đem vo sạch, để ráo nước. Bắt nồi lên bếp, thêm ít dầu ăn phi thơm hành tím, rồi cho gạo vào xào thơm trong vòng 6 – 10 phút. Bây giờ, bạn cần đổ thêm 1,5 lít nước vào nồi, đun sôi lên.
  • Khi thấy cháo đã sôi lên thì cho thêm hành tím và hành tây vào cho cháo dậy mùi hơn. Chừng nào gạo đã chín mềm thì bạn thêm cà rốt và gừng đã thái sợi nhỏ vào nồi cháo.
  • Khuấy nồi cháo khoảng 2 phút cho các nguyên liệu hòa trộn vào nhau. Sau đó bạn cho cá vào sau cùng và nêm nếm gia vị. Đun sôi cá trong vòng 5 phút nữa. Tắt bếp và thêm hành lá, ít hạt tiêu vào cho món cháo thơm ngon hơn.

Cháo cá chép

Món cháo cá chép cực kỳ thơm ngon và còn có giá cả bình dân hơn so với cháo cá hồi. Món ăn này cũng rất dễ chế biến và là một trong những món đại bổ dành cho bà bầu, trẻ nhỏ, người mới ốm dậy. Bây giờ, bạn cùng Nàng Yến vào bếp chế biến món ngon này nhé!

Nguyên liệu:

  • Cá chép: 1,2kg
  • Gạo tẻ 150g, gạo nếp 10g
  • Nấm rơm khô 100g
  • Đậu xanh bỏ vỏ 30g
  • Cà rốt, nghệ, gừng, hành tím, hành lá,…
  • Gia vị

Cách chế biến:

  • Cá chép mổ bụng, đánh sạch vảy. Bạn có thể khử mùi tanh của cá bằng cách chà cá với muối biển, hoặc rửa cá với gừng và rượu. Một cách khử mùi tanh cá khác là ngâm cá chép trong nước vo gạo.
  • Trộn chung gạo nếp, gạo tẻ và đậu xanh rồi đem vo sạch sẽ. Sau đó bạn ngâm trong nước ấm 30 phút cho gạo mềm hơn.
  • Các nguyên liệu khác bạn đem rửa sạch và cắt nhỏ.
  • Bây giờ bạn đổ 2 lít nước vào nồi, thêm hành tím, gừng và muối vào nồi đun sôi. Cho cá chép vào đun sôi thêm 5 phút thì tắt bếp. Vớt cá ra và lọc thấy phần thịt, bỏ hết toàn bộ xương cá. Phần xương cá này bạn đem đi xay nhuyễn hoặc giã nhuyễn. Đổ nước vào cối và khuấy đều, lọc qua rây để lấy phần nước cốt thêm vào nồi cháo cho ngọt.
  • Đun sôi lại phần nước luộc cá (nhớ lọc qua rây để tránh xương dăm và vảy cá còn sót lại), trộn luôn phần nước xay từ xương cá vào bạn nhé. Đun sôi lên, rồi cho phần gạo đã chuẩn bị vào nồi cháo. Nấu cho cháo chín nhừ.
  • Trong thời gian nấu cháo, bạn tiến hành xào cá cho thơm. Bắt một chảo lên bếp, thêm ít dầu ăn và xào thơm hành tím đã băm nhuyễn. Sau đó cho cà rốt và nghệ đã băm nhuyễn vào xào chín. Tiếp tục cho cá vào xào, nêm chút nước mắm rồi tắt bếp. Bạn nhớ đảo nhẹ tay để cá không bị nát.
  • Đợi cho cháo chín nhừ thì thêm cá đã xào vào, khuấy đều lên, nêm nếm cho vừa ăn và hầm thêm khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp.
  • Bạn chỉ cần thêm ít hành lá, hạt tiêu, hành phi vào cháo cho thơm và thưởng thức.

Cá chép hấp lá ngải cứu

Cá chéo hấp ngải cứu là món ăn phù hợp với người mới ốm dậy, người mới trải qua phẫu thuật. Món ăn này bồi bổ khí huyết, kích thích vị giác, trị bệnh đau đầu và suy nhược thần kinh. Đặc biệt, cá chép hấp lá ngải cứu rất phù hợp bồi bổ cho phụ nữ mang thai và sau khi sinh, có thể an thai, giúp cơ thể khỏe mạnh, kích thích tiết nhiều sữa mẹ hơn.

Nguyên liệu:

  • Cá chép: 1 con
  • Rau ngải cứu: 100g
  • Gừng: 1 củ
  • Ớt: 3 quả
  • Tỏi: 1 củ
  • Gia vị: nước mắm, muối, đường, hạt nêm, tiêu

Cách chế biến:

  • Cá đem làm sạch, đánh vảy (có thể để vảy nếu bạn thích ăn vảy cá chép rất mềm). Bỏ ruột và làm thật sạch phần ruột để cá đỡ tanh. Bạn có thể để nguyên con cá để hấp sẽ ngọt hơn.
  • Ướp cá với ít muối, hạt nêm, vài lát gừng và hạt tiêu khoảng chừng 20 phút là được.
  • Trước khi hấp cá, hãy cho lá ngải cứu và gừng thái lát vào phần bụng cá.
  • Đem cá đi hấp cách thủy, đun sôi nồi hấp trên lửa lớn rồi vặn nhỏ bếp, đun liu riu cho đến khi cá dậy mùi thơm và chín đều. Thêm 2 muỗng nước mắm ngon và tắt bếp. Như vậy là món cá chép hấp lá ngải cứu đã hoàn thành rồi.

Các món ăn phục hồi sức khỏe từ thịt bò

Hàm lượng lớn protein, vitamin B6, B12, sắt và các dưỡng chất khác trong thịt bò giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, giúp bệnh nhân nhanh hồi phục. Mặc dù thịt bò giàu dưỡng chất và rất hữu ích dành cho người bệnh nhưng một trường hợp không nên ăn thịt bò. Bao gồm: Người mắc bệnh da liễu, người bị sỏi thận, người bị viêm khớp, người mới phẫu thuật cắt ruột thừa, người bị tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao…

Ngoài món phở bò rất ngon để ăn sáng, bạn cũng có thể tự chế biến món ngon từ thịt bò tại nhà để phục vụ cho người bệnh.

Bò hầm nấm

Cùng Nàng Yến vào bếp nấu món ăn phục hồi sức khỏe cho người bệnh từ thịt bò và nấm đông cô bạn nhé!

Nguyên liệu:

  • 1kg thịt dẻ sườn bò
  • 400g nấm đông cô
  • Cà rốt 1 củ nhỏ
  • Hành boa rô, hành lá, hành tím, tỏi, gừng, chanh, ngò gai
  • Gia vị cần thiết

Cách chế biến:

  • Bạn đem sơ chế và rửa sạch hành tím, tỏi, gừng, hành boa rô, hành lá…
  • Nấm đông cô rửa sạch rồi đem ngâm nước ấm trong 30 phút. Sau đó đem rửa sạch, cắt bỏ một chút phần chân nấm.
  • Lấy một ít vỏ của quả chanh.
  • Hành tím để nguyên củ, gừng và hành boa rô cắt khúc. Đem những nguyên liệu này xào sơ qua trên chảo nóng, không cho dầu ăn, xào cho các nguyên liệu có mùi thơm và hơi cháy xém là được.
  • Thịt bò đem rửa sạch, để ráo nước, sau đó cắt thành miếng vuông vừa ăn. Thêm vài lát gừng vào tô thịt, trộn đều rồi để trong 15 phút để thịt bò đỡ mùi hôi.
  • Lấy một chảo chống dính bắt lên bếp cho nóng, thêm dầu ăn và xào hành tím, hành boa rô, gừng đã xào cháy xém lúc nảy. Sau đó cho thịt bò vào xào cho săn lại.
  • Tiếp tục cho vào nồi khoảng 1,5 lít nước rồi đậy nắp lại, bật lửa lớn cho mau sôi. Sau khi nước sôi rồi thì hạ xuống mức lửa thấp nhất, hầm thịt bò trong khoảng 1 tiếng đồng hồ.
  • Trong quá trình hầm thịt, khi đã hầm được khoảng 30 phút, bạn mở nắp nồi, nêm nếm gia vị cho vừa ăn, có thể cho thêm cà rốt và nấm đông cô để món thịt bò hầm thêm thơm ngon.

Cháo thịt bò

Có nhiều cách chế biến cháo thịt bò bổ dưỡng cho người bệnh. Dưới đây, Nàng Yến sẽ gợi ý công thức nấu cháo thịt bò cà rốt, là món ăn rất đơn giản, dễ chế biến, ít tốn thời gian. Mời bạn cùng tham khảo.

Nguyên liệu:

  • 100gr thịt bò ngon
  • Nửa chén gạo
  • Hành tím, hành lá, rau mùi, gia vị

Cách chế biến:

  • Thịt bò và cà rốt đem rửa sạch rồi băm nhỏ cả hai nguyên liệu. Sau đó trộn đều chúng lại và thêm vào nửa chén nước lọc.
  • Gạo đem vo cho sạch rồi để ráo nước và rang vàng lên, khi nấu cháo sẽ thơm hơn.
  • Quan sát thấy gạo rang vàng lên thì cho thêm 700ml nước vào nồi để nấu cháo. Khi nấu hãy khuấy thường xuyên để đáy nồi không bị cháy xém. Bạn hầm chừng khoảng 1 tiếng là cháo cũng chín nhừ. Lúc này hãy cho thêm thịt bò và cà rốt đã trộn nước vào (làm như vậy thịt sẽ không bị vón cục). Khuấy cho đều tay rồi nêm nếm gia vị vừa ăn. Đun cháo thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp.
  • Múc cháo ra tô, thêm hành lá, rau mùi, hạt tiêu vào cho thơm.

Các món cháo bổ dưỡng tẩm bổ cho người mới ốm dậy

Ngay sau khi tỉnh dậy từ một ca mổ hoặc khi bác sĩ cho bệnh nhân bắt đầu được ăn uống. Món cháo chính là một lựa chọn phù hợp nhất. Cháo loãng dễ ăn uống, chứa đầy đủ dinh dưỡng lại rất dễ hấp thu, dễ tiêu hóa. Vậy nên bạn hãy học ngay những cách chế biến món cháo thơm ngon để giúp người bệnh nhanh khỏe lại nhé!

Cháo chim bồ câu hạt sen đậu xanh

Thịt chim bồ câu thậm chí còn tốt hơn cả thịt gà, thịt bò, thịt dê, thịt lợn. Món cháo chim bồ câu, hạt sen và đậu xanh đầy dinh dưỡng sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng khỏe trở lại. Và dưới đây là nguyên liệu cùng cách chế biến món ăn phục hồi sức khỏe cho người bệnh từ nguyên liệu chim bồ câu.

Nguyên liệu:

  • 1 con chim bồ câu (chim ra ràng sẽ càng bổ hơn)
  • 300gr thịt lợn bằm (hoặc xay nhuyễn)
  • 180gr gạo tẻ
  • 100gr đậu xanh
  • 100g hạt sen tươi đã bỏ tim sen
  • Hành lá, hành tím, gừng, ngò rí
  • Các loại gia vị

Cách chế biến:

  • Bạn nên nhờ người bán chim bồ câu làm sạch lông và mổ bụng. Sau đó bạn chỉ cần khử mùi tanh của chim bằng rượu và gừng. Rửa sạch bằng nước lọc rồi cắt khúc vừa ăn, để ráo nước. Ướp thịt chim bồ câu và thịt băm trong 2 tô khác nhau, đợi 15 phút cho ngấm gia vị.
  • Gạo đem vo sạch rồi ướp với ít dầu ăn.
  • Đậu xanh đem vo sạch và ngâm nở chừng 15 phút.
  • Cho khoảng 5 muỗng canh dầu ăn vào chảo, thêm hành tím băm nhỏ vào phi thơm. Tiếp tục cho thịt chim bồ câu vào xào cho chín trong khoảng 10 phút. Sau đó thêm toàn bộ phần thịt băm vào xào chung, tầm 5 phút nữa là được.
  • Tiến hành nấu cháo: Cho gạo và đậu xanh đã sơ chế sạch sẽ vào nồi, thêm 1,5 lít nước rồi đun sôi. Khi nước sôi thì vớt bọt ra, tiếp tục thêm hạt sen vào nồi cháo, nấu cho đến khi gạo, đậu xanh, hạt sen chín đều.
  • Thấy cháo đã chín, bạn cho phần thịt chim bồ câu và thịt bằm vào cháo. Nêm nếm lại cho vừa ăn. Đun thêm khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp. Múc cháo ra tô và thêm hành lá, rau mùi, ít hạt tiêu vào cháo cho thơm.

Cháo đậu đỏ

Cháo đậu đỏ thơm ngon, giàu dinh dưỡng, bồi bổ cho người suy nhược và nhiều đối tượng mới khỏi bệnh. Món ngon này cũng rất dễ chế biến và lại thơm ngon, giúp kích thích khẩu vị, dễ hấp thu và dễ tiêu hóa.

Nguyên liệu:

  • Gạo 200g
  • Đậu đỏ 200g
  • Nước cốt dừa
  • Gia vị

Cách chế biến:

  • Đậu đỏ đem vo sạch rồi ngâm qua đêm cho mềm ra.
  • Vo sạch gạo, thêm đậu đỏ, ít muối và khoảng 1,5 lít nước vào nồi, đun sôi to rồi hạ nhỏ lưa liu riu đến khi cháo chín nhừ.
  • Khi cháo đã chín nhừ thì thêm nước cốt dừa vào khuấy đều.
  • Bây giờ bạn có thể thưởng thức món cháo béo ngậy hấp dẫn rồi.

Cháo chim cút

Cháo chim cút không chỉ ngon mà còn bồi bổ, bổ máu, giúp người bị suy nhược cơ thể nhanh chóng hồi phục trở lại. Người bị ốm yếu, xanh xao, người bị suy dinh dưỡng, mệt nhọc sau điều trị bệnh nên ăn cháo chim cút 2 lần/tuần.

Nguyên liệu:

  • 2 con chim cút
  • 1 nắm gạo tẻ và gạo nếp
  • Hành khô, hành lá, các loại gia vị cần thiết

Cách chế biến:

  • Chim cút làm sạch lông và bỏ nội tạng, có thể giữ lại quả tim. Tốt nhất bạn nên nhờ người bán sơ chế chim cút sạch sẽ để đỡ phải làm khâu này.
  • Dùng rượu và gừng hoặc chỉ cần dùng muối hột để khử mùi tanh của chim cút. Sau đó rửa sạch lại với nước và chặt thành từng miếng vừa ăn.
  • Ướp thịt với ít gia vị, để khoảng 15 phút để thịt ngấm đều.
  • Gạo vo sạch, để ráo nước rồi đem rang vàng.
  • Phi thơm hành tím và đổ thịt chim cút vào xào săn lại, thêm 1,5 lít nước rồi thêm gạo vào. Nấu cho đến khi thịt chim và gạo chín mềm, gạo bung nở đều thì nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.
  • Múc cháo ra bát, thêm hành lá, rau mùi và ít hạt tiêu để cháo dậy mùi hơn.

Các món ăn phục hồi sức khỏe từ rau củ

Trong chế độ ăn của người mới ốm dậy không thể thiếu các loại rau củ quả tươi ngon. Những món canh rau củ, hoa atiso đầy dinh dưỡng, thanh đạm, rất dễ ăn uống, hấp thu và tiêu hóa dễ dàng. Hơn nữa, lượng chất xơ khá lớn trong các loại rau củ rất hữu ích, tốt cho hệ tiêu hóa của người bệnh mới khỏi, hạn chế tình trạng táo bón, khó tiêu. Người bệnh ăn nhiều rau củ quả trong giai đoạn phục hồi cũng hấp thu được nhiều vitamin và khoáng chất có lợi. Các chất chống oxy hóa trong rau củ cũng giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, chống chọi tốt và giảm những biến chứng của bệnh tật.

Theo các chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày, người bệnh nên ăn khoảng 100 – 200g trái cây và 300g rau xanh. Và bây giờ, Nàng Yến sẽ gợi ý một số cách chế biến món ăn phục hồi sức khỏe cho người bệnh.

Chè hạt sen long nhãn

Chè hạt sen long nhãn là một món ăn vô cùng thanh mát, thanh nhiệt, giải độc, phù hợp với mùa hè và những người bệnh. Món chè thơm ngon này rất tốt cho trí nhớ, giúp an thần, hỗ trợ bệnh suy nhược thần kinh, bồi bổ khí huyết và giúp người bệnh nhanh khỏi.

Nguyên liệu:

  • Hạt sen tươi đã làm sạch, bỏ tim sen: 100g
  • Nhãn lồng tươi, chọn loại cùi dày: 100g
  • Đường phèn: 500g
  • Vani: 1 ống nhỏ.

Cách chế biến:

  • Đem hạt sen đi rửa sạch và thêm nước vào nồi để nấu chín mềm. Tắt bếp, vớt hạt sen ra để riêng. Phần nước luộc sen đó bạn thêm đường phèn vào và nấu cho tan đều. Điều chỉnh độ ngọt của nước cho vừa đủ bằng cách thêm đường hoặc thêm nước lọc vào.
  • Bây giờ, bạn cho hạt sen đã luộc lúc nảy vào nồi nước đường. Nấu liu riu cho hạt sen ngấm vị ngọt rồi tắt bếp và vớt ra để riêng.
  • Bạn hãy rửa sạch những quả nhãn tươi, bỏ vỏ, bỏ hạt (sao cho phần cùi nhãn vẫn còn nguyên vẹn).
  • Tiếp theo, bạn cần nhét hạt sen đã ngấm đường bên trên vào từng quả nhãn. Xong rồi thì cho toàn bộ phần nhãn hạt sen vào nồi nước đường, đun lại một chút cho món chè đậm đà.
  • Món chè này ngon hơn khi ăn lạnh.
  • Chú ý: Món chè hạt sen long nhãn không phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường.

Rau luộc

Rau luộc rất dễ ăn và cũng là những món ăn đầy dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất phong phú. Hơn nữa, chất xơ trong rau luộc cũng tốt cho hệ tiêu hóa, giảm chứng táo bón. Ăn rau xanh là một lựa chọn hoàn hảo để người bệnh mới ốm dậy được hồi phục nhanh hơn.

Mỗi bữa ăn của người bệnh nên có khoảng 300g rau luộc như bông cải xanh, rau ngót, bắp cải, cần tây, rau cải xanh,… Ăn kèm các món khác.

Canh hoa Atiso

Hoa Atiso chứa đến 2,8g/100g chất chống oxy hóa Polyphenol, là một chất chống oxy hóa hàng đầu. Hơn nữa, hoa Atiso còn chứa rất nhiều nhóm vitamin E, C, kẽm và nhiều vi khoáng chất khác. Không ngạc nhiên khi khoa học công bố hoa atiso có nhiều tác dụng trong việc phục hồi sức khỏe cho người bệnh. Cũng như ngăn chặn các bệnh ung thư, cải thiện hệ tim mạch, ngăn chặn bệnh gan mật và tốt cho hệ tiêu hóa.

Canh hoa Atiso là một món ăn phù hợp để giúp người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe.

Nguyên liệu:

  • Giò heo: 1kg
  • Bông Atiso: 3 cái
  • Cà rốt: 1 củ
  • Bông cải trắng: 1 củ
  • Hành lá và ngò rí: 50g
  • Ớt sừng: 3 quả
  • Gia vị: muối, bột nêm, bột ngọt,…

Cách chế biến:

  • Các nguyên liệu đem rửa sạch, để ráo và cắt khúc vừa ăn.
  • Đem phi thơm dầu ăn với hành tỏi đã băm nhỏ, cho giò heo vào xào cho săn lại rồi đổ nước vào ngập giò heo rồi đun sôi.
  • Hầm giò heo tầm 30 phút cũng đã khá chín rồi, bây giờ bạn thêm hoa Atiso, cà rốt và bông cải trắng vào nồi. Tiếp tục hầm cho đến khi tất cả các nguyên liệu chín nhừ. Nêm nếm lại cho vừa ăn và tắt bếp. Múc canh ra tô lớn và trang trí là hoàn thành.
  • Lưu ý: Những người mắc bệnh ở mật thì không nên ăn hoa Atiso. Những người có cơ địa hàn, tỳ vị hư cũng không nên ăn món này.

Các món ăn phục hồi sức khỏe cho người bệnh siêu bổ dưỡng từ yến sào

Chúng ta không thể phủ nhận yến sào là một trong những món ăn phục hồi sức khỏe cho người bệnh tốt nhất. Trong số những thực phẩm tuyệt vời để tẩm bổ cho người mới ốm dậy, yến sào là món ăn đứng vị trí số 1.

Với thành phần dinh dưỡng chứa lượng chất đạm rất cao lại là chất đạm cực kỳ dễ hấp thụ, thậm chí có lợi cho người bị bệnh về gan thận hay hệ tiêu hóa. Tiếp đến, 18 loại axit amin quý hiếm (Alanine, Aspartic, Histidine, Glycine, Isoleucine, Cysteine,…) và 31 nguyên tố vi lượng với những nguyên tố rất hiếm có (mangan, crom, selen,…). Có thể nói, yến sào là thực phẩm vàng cho sức khỏe mọi đối tượng. Từ em bé, phụ nữ mang thai cho đến người bệnh, người bình thường, người già,… đều nên sử dụng.

Riêng với yến sào, bạn cần lưu ý, món ăn này không cần ăn quá nhiều một lần mà phải ăn đều đều mới tốt. Mỗi tháng người bệnh nên ăn chừng 100gr tổ yến tinh chế và chia đều ăn cách ngày. Trung bình một lần có thể dùng 5 – 10gr tổ yến là được.

Món ăn từ yến sào cực kỳ đa dạng và cũng khá dễ để chế biến. Đặc biệt, món tổ yến chưng đường phèn hoặc những dạng yến chưng kết hợp với các nguyên liệu khác là dễ dàng nhất. Những món ăn này cũng gần như giữ được giá trị dinh dưỡng cao nhất và cũng dễ ăn cho tất cả mọi người.

Bây giờ, hãy cùng Nàng Yến vào bếp chế biến món ăn bổ dưỡng từ yến sào cho người thân yêu của bạn nhé!

  • Đầu tiên, bạn cần mua tổ yến tinh chế để dễ dàng khi chế biến món ăn yến sào. Đỡ tốn công sức và thời gian hơn. Hãy chú ý mua tổ yến ở những địa chỉ an toàn, uy tín, để tránh mua nhầm hàng giả.
  • Với loại yến tinh tế, bạn đem về chỉ cần ngâm 1 tổ yến vào nước lạnh khoảng 30 phút rồi cắt nhỏ yến ra một chút. Vớt yến bằng rây để tránh sót sợi yến, gây lãng phí. Rồi, sau đó bạn chỉ cần đem yến đã sơ chế đi chế biến những món ăn mà bạn muốn như gợi ý bên dưới đây!
  • Chú ý: Tuyệt đối không ngâm tổ yến trong nước nóng, nước ấm, sẽ làm mất chất dinh dưỡng.

Tổ yến chưng đường phèn

Tổ yến chưng đường phèn cực kỳ ngon, tươi mát, bổ dưỡng và có giá trị dinh dưỡng cực kỳ cao. Món ăn này phù hợp với hầu hết những chứng bệnh, giúp người bệnh phục hồi tốt hơn. Những người bị bệnh tiểu đường nên tránh dùng đường phèn, thay bằng đường dành riêng cho người bị tiểu đường.

Cách chế biến:

  • Tổ yến sơ chế như hướng dẫn bên trên.
  • Đem bỏ yến vào tô hấp bằng sứ, thêm 400ml nước tinh khiết.
  • Sau đó mang thố yến có nắp đậy đi hấp cách thủy chừng 30 phút là yến chín mềm.
  • Mở nắp ra, thêm đường phèn vào với lượng vừa khẩu vị của người thân bạn. Đậy thố yến và nồi hấp lại, chưng thêm 10 phút cho đường phèn tan hết ra. Tắt bếp, dùng yến ngay khi còn nóng hoặc trữ lạnh ăn sẽ ngon hơn.

Lưu ý:

  • Để tiết kiệm thời gian hơn, bạn nên xay nhuyễn đường phèn ra để đường nhanh tan và bạn chỉ cần chưng thêm 5 phút sau khi bỏ đường vào là được.
  • Món yến chưng đường phèn có thể bảo quản lạnh khoảng 10 ngày.
  • Bạn có thể thêm táo đỏ, kỷ tử, hạt sen đã hấp chín, lê, gừng, lá dứa, long nhãn, đông trùng hạ thảo, nhân sâm… vào thố yến cùng với tổ yến và đem đi chưng như hướng dẫn bên trên.
  • Tổ yến giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao nhất khi đem chưng cách thủy. Bạn không nên ngâm tổ yến quá lâu cũng không chưng quá lâu so với hướng dẫn từ đơn vị cung cấp (vì còn tùy độ già của tổ yến mà họ cung cấp cho bạn, xuất xứ yến là yến đảo hay yến già, loại yến vụn/yến sợi/chân yến,…).

Tổ yến hầm bồ câu

Tổ yến hầm chim bồ câu là món ăn đại bổ, cực kỳ tốt cho người thiếu máu, suy nhược cơ thể, kiệt sức, những người mới trải qua một trận bạo bệnh. Đặc biệt là phụ nữ sau sinh và những người mới phẫu thuật rất nên ăn yến hầm hồ câu để lấy lại sức lực.

Nguyên liệu:

  • 10g tổ yến tinh chế (1 tai yến)
  • 1 con chim bồ câu
  • 60g hạt sen tươi
  • 60g táo tàu
  • Vỏ quýt khô
  • Các loại gia vị

Cách chế biến:

  • Sơ chế tất cả các loại nguyên liệu bên trên. Tổ yến sơ chế như hướng dẫn đầu tiên của mục này.
  • Chim bồ câu cho vào nồi, đổ nước vừa ngập sâm sấp rồi đem đi hầm cho nhừ. Thêm chút gia vị cho vừa ăn. Sau đó cho các nguyên liệu như hạt sen tươi, táo tàu, vỏ quýt vào nồi. Hầm thêm chừng 20 phút nữa.
  • Sau khi tất cả các nguyên liệu đã được hầm chín nhừ và có vị ngon lành vừa miệng. Bạn cho tổ yến vào nấu thêm khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
  • Chú ý: Tuyệt đối không nấu tổ yến quá thời gian quy định (5 phút), nếu không yến sẽ nở quá to, nhão, không còn vị sần sật rất lạ miệng. Hơn nữa, nấu yến đã dễ bay hết dinh dưỡng, nấu quá lâu thì chẳng còn dinh dưỡng gì để mà bồi bổ nữa.

Cháo tổ yến thịt bằm

Cháo tổ yến thịt bằm là một trong những món ăn phục hồi sức khỏe cho người bệnh cực kỳ tốt. Món ăn bổ dưỡng từ nguyên liệu yến sào kết hợp với các loại rau củ khác không những thơm ngon mà còn giúp bệnh nhân nhanh chóng khỏe lại. Món ăn này giúp ích cho người suy nhược, mệt nhọc quá độ, mới ốm dậy, người già có sức đề kháng suy yếu, trẻ nhỏ và cả phụ nữ mang thai.

Nguyên liệu:

  • Gạo nếp + gạo tẻ: 200g (150g gạo tẻ, 50g gạo nếp)
  • Tổ yến: 1 tai yến 10gr
  • Thịt lợn bằm: 100g
  • Nước lọc
  • Các loại gia vị và rau củ khác tùy sở thích

Cách chế biến:

  • Tổ yến đem sơ chế như hướng dẫn bên trên.
  • Gạo đem vo sạch rồi để ráo nước. Sau đó đem gạo đi rang sơ qua để nấu cháo sẽ ngon hơn.
  • Dùng một chảo sạch, thêm chút dầu ăn để phi thơm hành tỏi đã băm nhuyễn. Sau đó cho thịt bằm vào xào cho chín thơm.
  • Cho gạo vào nồi, thêm nước lọc, nấu cho cháo chín nhừ. Trong quá trình nấu cháo thì bắt đầu đem tổ yến đi chưng cách thủy (tương tự món tổ yến chưng đường phèn bên trên, nhưng không cho đường phèn). Và bạn cũng chỉ cần chưng yến khoảng 20 phút là được.
  • Cháo chín nhừ thì thêm tổ yến đã chưng cách thủy và thịt bằm đã xào vào nồi cháo. Khuấy đều một chút, nêm nếm gia vị cho vừa ăn, đun thêm 5 phút thì tắt bếp.
  • Hãy múc cháo ra bát và thêm ít hành hoa, hạt tiêu. Thưởng thức món cháo yến thịt bằm ngay lúc còn nóng, vừa ngon thơm lại giàu dinh dưỡng nhất.

Súp cua yến sào

Súp cua tổ yến là một lựa chọn hoàn hảo để bồi bổ cho người bệnh, người mới ốm dậy, phụ nữ mới sinh nở. Món ăn giàu dinh dưỡng, vitamin, axit amin, khoáng chất,… này sẽ bổ sung năng lượng, tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể người bệnh nhanh hồi phục. Cùng Nàng Yến học cách nấu súp cua tổ yến ngay bây giờ bạn nhé!

Nguyên liệu:

  • 10gr tổ yến khô
  • 1 con cua nhỏ khoảng 100g
  • 10g nấm đông cô
  • 100g dăm bông
  • 2 chén nước dùng gà
  • 1 quả bắp Mỹ
  • 280g bí đỏ
  • 2 muỗng bột bắp
  • Gia vị, hành lá, hạt tiêu,…

Cách chế biến:

  • Cua rửa sạch rồi đem hấp chín, tách lấy phần thịt cua, riêng phần càng cua thì chỉ xé sợi phần chân càng, giữ lại phần đầu càng cho đẹp.
  • Tổ yến đem ngâm nở rồi đem đi chưng cách thủy trong khoảng 20 phút.
  • Bắp tách hạt rửa sạch. Nấm đông cô ngâm nở rồi đem cắt nhỏ ra làm ba.
  • Bí đỏ đem gọt bỏ vỏ, rửa sạch, hấp chín rồi nghiền nhuyễn.
  • Đổ hai chén nước dùng gà vào nồi, cho hạt bắp vào nấu khoảng 5 phút.
  • Tiếp tục cho phần bí đỏ đã nghiền nhuyễn vào và khuấy đều.
  • Tiếp đến, hãy cho nấm đông cô, dăm bông và thịt cua vào, khuấy đều lên. Nêm nếm cho súp vừa ăn.
  • Nồi súp đang sôi, bạn đổ hỗn hợp 2 muỗng bột bắp + nửa chén nước vào nồi, khuấy đều cho nồi súp sánh lại thì tắt bếp.
  • Bây giờ, bạn có thể cho tổ yến đã chưng lên trên chén súp, trang trí thêm lá ngò cho đẹp mắt và thơm ngon hơn.

Ngoài ra, còn có rất nhiều cách chế biến món ăn bổ dưỡng cho người bệnh từ nguyên liệu yến sào. Chúng tôi tin rằng bạn sẽ dễ dàng nấu được những món ăn hấp dẫn khi có trong tay những nguyên liệu thượng hạng, tốt cho người bệnh và người mới ốm dậy.

This post was last modified on Tháng mười một 13, 2024 5:27 sáng

Lê Hồng Phong

truonglehongphong.edu.vn là website chuyên về blog, tin tức, tại đây tổng hợp các thông tin hay mỗi ngày, cũng như những tin tức mới nhất, hay những thông tin, kinh nghiệm hay nhất

Published by

Bài đăng mới nhất

Những Ảnh Naruto Chibi Cute Ngầu, 3D Đẹp Nhất 2022

Hình ảnh chibi Naruto, Cửu Vĩ, 3D đẹp nhất, chất lượng cao, dễ thương thích…

2 phút ago

[1000+] Ảnh anime màu xanh lá cây – Vẻ đẹp của sức sống

Trong thế giới anime, màu sắc đã trở thành yếu tố quan trọng thể hiện…

5 phút ago

Meme Cười Nham Hiểm, Nguy Hiểm [55+ Ảnh Chế Meme Anime]

Mang đến cho độc giả Symbols.vn bộ sưu tập các meme cười nham hiểm và…

9 phút ago

Acecook Việt Nam “Trao hạnh phúc” với chương trình học bổng 2024 dành cho sinh viên

Lần thứ 9 - chắp cánh ước mơ bay cho hàng nghìn bạn trẻ Việt…

18 phút ago

Hình Ảnh Naruto Vs Hinata Ngọt Ngào, Hạnh Phúc Nhất

Những hình ảnh Naruto vs Hinata ngọt ngào, lãng mạn, vui vẻ, đẹp nhất dành…

21 phút ago

Top 50+ hình ảnh anime cổ trang đẹp ngất ngây càng nhìn càng cuốn

Nếu bạn đang tìm kiếm những hình ảnh anime cổ trang đẹp mắt với trang…

23 phút ago