Tuyến giáp Tuyến giáp là tuyến nội tiết, có vai trò quan trọng trong việc điều hòa hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể như hệ tim mạch, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa.
Khi rối loạn chức năng tuyến giáp có thể gây ra bệnh tuyến giáp chẳng hạn như: cường giáp, suy giáp, bướu cổ lành tính… và ung thư tuyến giáp.
Bạn đang xem: 9 dấu hiệu cảnh báo bệnh tuyến giáp, cần được khám sớm
Hình minh họa
Bệnh tuyến giáp là thuật ngữ chung cho các rối loạn hormone do tuyến giáp sản xuất quá nhiều hoặc quá ít. Khi hormone không được tiết ra đủ để duy trì tỷ lệ trao đổi chất bình thường của cơ thể, nó sẽ dẫn đến suy giáp. Ngược lại, khi hormone được sản xuất quá nhiều, tỷ lệ trao đổi chất tăng bất thường, dẫn đến cường giáp. Một số bệnh khác có thể không liên quan đến quá trình sản xuất hormone tuyến giáp, chẳng hạn như bướu cổ (nốt tuyến giáp), ung thư tuyến giáp.
Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai. Đặc biệt, tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở phụ nữ cao gấp 5-8 lần so với nam giới. Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ khác bao gồm: Tiền sử gia đình mắc bệnh tuyến giáp, người bị thiếu máu ác tính, đái tháo đường týp 1, suy tuyến thượng thận nguyên phát, viêm khớp dạng thấp, người trên 60 tuổi, đặc biệt là phụ nữ, người đã điều trị bệnh tuyến giáp hoặc ung thư…
Hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến hầu hết mọi bộ phận của cơ thể. Khi tuyến giáp bất thường, cụ thể là tình trạng tăng hoặc giảm quá mức tiết hormone tuyến giáp, nó có thể ảnh hưởng đến nhiều hoạt động và chức năng trong cơ thể, cụ thể:
Hình minh họa
– Bướu cổ, cổ sưng, khó thở hoặc khó nói.
– Tê và ngứa ran ở cánh tay, đau cơ và khớp, cứng và khó phối hợp các chi.
– Tóc yếu, giòn, khô, dễ gãy và da khô, bong tróc.
– Kinh nguyệt không đều, chu kỳ kinh nguyệt đến sớm hoặc muộn với tần suất bất thường.
– Mức cholesterol thay đổi thất thường.
– Rối loạn tiêu hóa, táo bón hoặc tiêu chảy và đau bụng.
Xem thêm : Luộc trứng cút lộn bao lâu thì chín? Cách luộc trứng cút lộn chín tới không vỡ
– Huyết áp không ổn định, quá cao hoặc quá thấp
– Mệt mỏi, chán nản, lo âu, mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc.
– Cân nặng thay đổi, ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân hoặc không ăn mà vẫn tăng cân bất thường.
Nhìn chung, các triệu chứng trên có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau, nhưng rất có thể liên quan đến bất thường về tuyến giáp.
Các chuyên gia khuyến cáo rằng khi thấy những dấu hiệu cảnh báo trên, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/9-dau-hieu-canh-bao-benh-tuyen-giap-can-duoc-kham-som-17224082917590966.htm
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Cẩm nang
This post was last modified on %s = human-readable time difference 10:43 sáng
Trại sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Đại học Bách khoa…
Anh Tim cho biết, trước khi làm huấn luyện viên thể hình, anh từng làm…
Bệnh nhân tiểu đường có ăn được cá hồi không?Cá hồi, một loại thực phẩm…
Xiaomi đã âm thầm tung ra bản cập nhật HyperOS 2 mới nhất. Công ty…
Đau thắt ngực là tình trạng tương đối phổ biến, là tình trạng đau ngực…
Nguyên nhân gây viêm loét đại tràng và chảy máu Nguyên nhân gây chảy máu…