Hơi thở buổi sáng là kết quả của vi khuẩn trong miệng tiêu hóa các hạt thức ăn còn sót lại trên răng, nướu và lưỡi. Tình trạng này kéo dài, hình thành mảng bám và theo thời gian, mùi hôi tăng lên.
Ban ngày, miệng liên tục tiết nước bọt để rửa trôi các mảnh vụn thức ăn, giúp hơi thở sạch sẽ và thơm mát. Tuy nhiên, quá trình trao đổi chất của cơ thể chậm lại khi ngủ, sản xuất ít nước bọt hơn. Nước bọt giảm gây khô miệng, dẫn đến hôi miệng. Thở bằng miệng khi ngủ, hút thuốc và uống rượu cũng là nguyên nhân gây khô miệng.
Bạn đang xem: 5 cách ngăn mùi hơi thở buổi sáng
Ngoài việc đánh răng kỹ lưỡng, còn có nhiều cách khác để chống lại hơi thở có mùi vào buổi sáng và giữ cho miệng luôn thơm tho.
Đánh răng và dùng chỉ nha khoa vào ban đêm
Xem thêm : Luộc trứng cút lộn bao lâu thì chín? Cách luộc trứng cút lộn chín tới không vỡ
Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyến cáo bạn nên đánh răng ít nhất hai phút, hai lần một ngày, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Bàn chải đánh răng điện được ưa chuộng hơn để làm sạch bề mặt răng tốt hơn. Dùng chỉ nha khoa hàng ngày sau bữa ăn có thể giúp ngăn ngừa hôi miệng. Dùng chỉ nha khoa trước khi đi ngủ cũng giúp giữ cho miệng sạch sẽ trước khi đi ngủ.
Sử dụng dụng cụ cạo lưỡi
Nhiều người thường quên hoặc bỏ qua việc vệ sinh bề mặt lưỡi. Đây cũng là nơi sản sinh ra nhiều vi khuẩn, vụn thức ăn và tế bào chết. Khi không được vệ sinh sạch sẽ, những yếu tố này có thể dẫn đến tình trạng hôi miệng do vi khuẩn. Song song với việc đánh răng, mọi người thường chải lưỡi bằng dụng cụ chuyên dụng trước khi đi ngủ. Sử dụng nước súc miệng không chứa cồn để tránh tình trạng khô miệng – một yếu tố nguy cơ gây hôi miệng.
Tránh một số loại thực phẩm
Hành tây và tỏi làm tăng thêm hương vị thơm ngon cho bữa ăn, nhưng chúng cũng có xu hướng có tác dụng lâu dài đối với mùi hôi miệng. Để ngăn ngừa hơi thở buổi sáng, hãy cân nhắc tránh những thực phẩm này vào bữa tối.
Xem thêm : Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải
Điều trị các bệnh liên quan
Một số tình trạng bệnh lý có thể góp phần làm hơi thở buổi sáng tệ hơn. Bao gồm chứng ngưng thở khi ngủ (ngủ há miệng hoặc ngáy, có thể gây khô miệng), trào ngược axit hoặc trào ngược dạ dày thực quản. Những người mắc các tình trạng này nên đi khám sớm.
Kiểm tra răng định kỳ
Hãy đến nha sĩ ít nhất hai lần một năm để làm sạch cao răng và mảng bám gây hôi miệng. Nha sĩ hoặc bác sĩ của bạn có thể phát hiện bệnh nướu răng, sâu răng, nhiễm trùng và mất xương liên quan đến viêm nướu. Đây đều là những nguyên nhân chính gây hôi miệng và cần được điều trị càng sớm càng tốt.
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/5-cach-ngan-mui-hoi-tho-buoi-sang-172240828104158073.htm
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Cẩm nang
This post was last modified on %s = human-readable time difference 2:47 chiều
Nhân viên y tế trường THPT Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên) khám sức khỏe…
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mất nước nghiêm trọng là tình trạng mất…
Gladys McGarey sinh năm 1920 tại Fatehgarh, Ấn Độ. Cô là một bác sĩ, tiến…
Màu da bất thường Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể, thường là…
Trại sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Đại học Bách khoa…
Anh Tim cho biết, trước khi làm huấn luyện viên thể hình, anh từng làm…