Để cơ thể khỏe mạnh, cần bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng vào chế độ ăn uống hàng ngày và sữa là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh đó. Sữa rất giàu chất dinh dưỡng như protein, canxi, vitamin A, B6, D, K, phốt pho, magiê, iốt… Tuy nhiên, có một số thực phẩm không nên dùng chung với sữa.
- Code Football Pro VTC mới nhất 2024, Cách nhập Giftcode
- Mách bạn 2 cách nấu lẩu nấm chay và lẩu thái chay thơm ngon bổ dưỡng
- Cách lọc thịt chó nhanh gọn đơn giản tại nhà
- Người đàn ông nhập viện vì gặp rắc rối ở vùng kín, thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
- Mực trứng là mực gì? [Mực trứng làm gì ngon nhất?]
Kết hợp các loại thực phẩm với nhau làm phong phú thêm món ăn, nhưng không phải tất cả các kết hợp thực phẩm đều đúng. Theo Ayurveda – một trong những hệ thống chữa bệnh lâu đời nhất thế giới được phát triển cách đây hơn 5.000 năm tại Ấn Độ, có một số loại thực phẩm không nên kết hợp với sữa vì chúng có thể làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, thậm chí gây khó chịu hoặc ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Bạn đang xem: 8 thực phẩm tránh dùng chung với sữa
Dưới đây là danh sách 8 loại thực phẩm nên tránh kết hợp với sữa để tiêu hóa tốt và có sức khỏe tốt theo chuyên gia ẩm thực Ayurvedic, Tiến sĩ Surya Bhagwati (Ấn Độ):
1. Uống sữa trong khi ăn cá gây ra vấn đề tiêu hóa
Sữa và cá kết hợp có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa.
Cá được coi là rất tốt cho sức khỏe nhưng không nên tiêu thụ sữa và cá cùng nhau vì hai loại thực phẩm này không tương thích, kết hợp chúng có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa, thay đổi phản ứng hóa học của cơ thể, làm suy yếu thêm hệ thống miễn dịch…
Do đó, sau khi ăn cá, bạn nên đợi ít nhất 2 giờ trước khi uống sữa. Điều này cho phép cơ thể có thời gian tiêu hóa protein và axit từ cá trước khi bổ sung thêm protein từ các sản phẩm từ sữa.
2. Sữa và chuối gây khó tiêu
Ăn chuối và sữa cùng nhau có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn. Chuối chứa một loại enzyme gọi là amylase dễ dàng phân hủy protein trong sữa, dễ gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi hoặc đau bụng dữ dội.
Ngoài ra, ăn sữa cùng lúc với chuối có thể làm trầm trọng thêm các bệnh về đường hô hấp và tăng chất nhầy ở những người bị viêm xoang, cảm lạnh và ho.
3. Sữa, sữa đông – phô mai làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và các vấn đề về đường ruột
Ayurveda khuyên: Sữa chua, sữa đông và phô mai là những sản phẩm lên men không nên ăn cùng sữa vì sự kết hợp này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và các vấn đề về đường ruột.
4. Sữa pha với trái cây họ cam quýt gây nôn mửa hoặc đau bụng
Sữa và cam kết hợp với nhau có thể gây đầy hơi, nôn mửa, đau dạ dày và tiêu chảy.
Mặc dù sữa và cam đều là những thực phẩm có lợi, nhưng bạn không nên kết hợp chúng với các loại thực phẩm họ cam quýt (cam, quýt, bưởi, v.v.) vì protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C trong cam.
Xem thêm : Uống bia nhiều hại sức khoẻ thế nào?
Sữa thường mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa và khi kết hợp với thực phẩm chua hoặc có tính axit, có thể gây ợ nóng hoặc dẫn đến hình thành khí trong cơ thể. Một số người cũng không dung nạp lactose. Điều này có nghĩa là họ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa đường lactose trong cơ thể.
Trái cây họ cam quýt khi kết hợp với sữa dễ gây đầy hơi, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy. Do đó, không nên kết hợp hai loại này. Nếu muốn uống, hãy sử dụng cách nhau khoảng 2 giờ.
5. Sữa và dưa
Sữa và trái cây thường được coi là thực phẩm rất lành mạnh nhưng các loại trái cây như dưa nếu ăn cùng sữa thường có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe.
Dưa lưới được biết đến là loại quả giàu nước và sữa có tác dụng nhuận tràng. Sự kết hợp thực phẩm không tương thích này có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, có thể gây nôn mửa. Do đó, tốt nhất là tránh kết hợp này.
6. Sữa và củ cải
7. Sữa và đồ ăn cay
Thức ăn cay có thể kích thích sản xuất axit trong dạ dày, khi kết hợp với sữa có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa ở một số người. Thức ăn cay làm tăng nguy cơ trào ngược axit hoặc khó tiêu khi dùng cùng sữa.
8. Sữa và thực phẩm giàu protein
Mặc dù sữa là nguồn cung cấp protein tốt, nhưng việc tiêu thụ sữa cùng với các thực phẩm giàu protein khác như trứng, thịt hoặc đậu có thể làm quá tải hệ tiêu hóa. Sự kết hợp của nhiều nguồn protein khó tiêu hóa, dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/8-thuc-pham-tranh-dung-chung-voi-sua-172240803132727067.htm
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Cẩm nang