5 người trong gia đình bị tiểu đường thích ăn cơm chiên và mì xào
Theo Yang Zhiwen – một chuyên gia y học gia đình và giảm cân tại Đài Loan (Trung Quốc), bà từng tiếp nhận một gia đình gồm 5 thành viên, cả gia đình đều được chẩn đoán mắc bệnh bệnh tiểu đường.
- Người đàn ông 45 tuổi có máu đục như sữa, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
- Cách pha trà hoa cúc mật ong & Công dụng tuyệt vời của loại trà này
- Bài thuốc chữa mất ngủ do tâm thận bất giao
- Người đàn ông ở Phú Thọ tiểu ra máu, đi khám bất ngờ phát hiện mắc ung thư hiếm gặp
- Hay tiếp xúc với bùn đất, người đàn ông 48 tuổi ở Hà Tĩnh mắc căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao
Trong khi tìm hiểu tiền sử bệnh tật, bà đã hỏi về thói quen ăn uống hàng ngày của gia đình và phát hiện ra rằng họ ăn cơm rang và mì xào ba bữa một ngày, luôn thêm nước sốt ớt và nước tương.
Bạn đang xem: 5 người trong gia đình cùng mắc bệnh tiểu đường thừa nhận thường xuyên ăn món ăn này
Hình minh họa
Sau khi thêm nước sốt ớt vào mỗi bữa ăn, mọi người trong gia đình có thể ăn liên tiếp 3 bát mà không cần thêm bất kỳ món ăn kèm nào khác. Vì họ chỉ ăn nhiều tinh bột nên họ nhanh chóng cảm thấy đói trở lại, và họ ăn như vậy để thỏa mãn cơn đói, khiến lượng đường trong máu tiếp tục tăng.
Sau khi làm xét nghiệm, bác sĩ cho biết, ăn như vậy thường xuyên, lượng đường trong máu của họ tăng vọt lên 4.500 mg/dl. Cùng với natri trong nước tương, nó làm tăng nguy cơ mất nước và dễ dẫn đến tăng đường huyết, tăng áp suất thẩm thấu. Đây là biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường và bạn phải cảnh giác.
Theo các chuyên gia, bệnh tiểu đường (tuýp 2) thường có tính di truyền. Nhưng điều này không có nghĩa là nếu một người trong gia đình bị tiểu đường thì những người khác cũng sẽ mắc bệnh. Do đó, chế độ ăn uống và lối sống đóng vai trò quan trọng trong việc bạn có bị tiểu đường hay không.
Nguyên tắc ăn uống cho người tiểu đường
Đối với những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, ngoài việc dùng thuốc, cần có chế độ ăn uống phù hợp trong phương pháp điều trị. Có 3 nguyên tắc trong chế độ ăn uống cho người tiểu đường bao gồm:
Xem thêm : Người đàn ông ở Hải Phòng bị thủng dạ dày, thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Nguyên tắc 1: Việc kiểm soát lượng năng lượng nạp vào cơ thể phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người.
Nguyên tắc 2:Ba thành phần tạo năng lượng gồm tinh bột, protein và chất béo cần được kiểm soát theo tỷ lệ cân bằng và đảm bảo đều đặn mỗi ngày. Khi kiểm soát được ba thành phần trên, người tiểu đường có thể kiểm soát được lượng đường trong máu ở mức an toàn. Chất xơ không tạo ra năng lượng và giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu.
Nguyên tắc 3: Bổ sung vitamin và khoáng chất giúp cơ thể hoạt động khỏe mạnh.
Ngoài ra, người bệnh cần ăn đúng giờ, đúng bữa, không nên ăn nhiều bữa nhỏ hoặc ăn vặt. Tránh ăn các loại đồ hầm, xay nhuyễn, chiên, nướng. Ăn chậm, nhai kỹ với lượng thức ăn vừa đủ cho nhu cầu của cơ thể. Tránh ăn khuya vì dễ làm tăng đường huyết vào buổi sáng. Không ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn đóng gói. Nên ăn các món ăn được chế biến bằng cách luộc, hấp.
Hình minh họa
Nhóm chất mà người tiểu đường nên ăn
Nhóm carbohydrate
Trên thực tế, chế độ ăn cho người tiểu đường không yêu cầu kiêng hoàn toàn đường và tinh bột. Trong chế độ ăn, bạn vẫn có thể lựa chọn ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là chất xơ tốt cho tiêu hóa cũng như làm chậm quá trình tăng đường huyết như: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu, gạo lứt, rau củ… chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa chiên, xào…
Bạn không nên ăn hoặc hạn chế các loại thực phẩm như bánh mì, bánh ngọt, mì, mì ống, v.v. Các loại củ như sắn cũng cung cấp nhiều tinh bột. Nếu người tiểu đường ăn những thực phẩm này, họ cần giảm hoặc cắt giảm cơm.
Nhóm protein
Xem thêm : 3 lý do nên ăn một nắm hạt mỗi ngày
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), thịt nạc có hàm lượng protein cao và rất ít chất béo bão hòa, do đó, đây là thực phẩm bổ sung phù hợp cho chế độ ăn của người bị tiểu đường ở mức độ vừa phải.
Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm không da, thịt bỏ mỡ… chế biến đơn giản như hấp, luộc, rán chảo để giảm mỡ. Không nên ăn các loại thịt nguội chế biến sẵn như xúc xích, salami, thịt xông khói…
Nhóm chất béo
Thực đơn cho người tiểu đường loại 2 cung cấp đủ chất béo tốt sẽ giúp bạn hạn chế cơn thèm ăn, giảm cân và kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.
– Thực phẩm chứa chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như: dầu đậu nành, vừng, hạnh nhân, dầu cá, mỡ cá, ô liu… Hạn chế thực phẩm chứa nhiều cholesterol và chất béo như: trứng, nội tạng động vật, thịt bò, thịt chó…
Nhóm rau và chất xơ
Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều rau trong thực đơn của mình thông qua các phương pháp chế biến đơn giản như hấp, luộc, salad. Các loại rau phù hợp với người bệnh tiểu đường bao gồm: Rau bina, cải xoăn, rau cải, măng tây…
Ngoài ra, người bệnh tiểu đường cũng cần bổ sung trái cây vào thực đơn. Trái cây không chỉ cung cấp chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp no bụng mà còn có thể dùng để thay thế đồ ngọt không lành mạnh.
Các loại trái cây tốt cho người tiểu đường gồm: việt quất, cam, dâu tây, mâm xôi, táo, mơ, nho, dưa chuột… Hạn chế ăn các loại trái cây chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín… Các loại trái cây sấy khô, đóng hộp.
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/5-nguoi-trong-gia-dinh-cung-mac-benh-tieu-duong-thua-nhan-thuong-xuyen-an-mon-an-nay-172240925115527785.htm
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Cẩm nang