Khi người bệnh tiểu đường chọn sai thực phẩm, nó có thể dễ dàng làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, nhiều người kiêng quá mức, thậm chí tránh gia vị. Điều này có cần thiết không?
- 12 thực phẩm quen thuộc giúp thải độc gan tự nhiên
- Bảng giá xe Honda Wave Alpha mới nhất 05/2024
- Bảng giá xe Honda Winner X mới nhất (tháng 05/2024)
- Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (2): Đứng 12 tiếng ghép tạng ‘được’ 280.000 đồng; cả tháng trực ‘thua’ ship hàng 1 ngày
- Giá thịt sóc bao nhiêu tiền 1kg hiện nay? (Mới nhất 2024)
Các nhà nghiên cứu dinh dưỡng cho biết có hơn 100 loại gia vị phổ biến được sử dụng trong nấu ăn trên khắp thế giới và một số loại đã được chứng minh là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa – chất bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương.
Bạn đang xem: 4 loại gia vị có lợi cho sức khỏe người đái tháo đường
Theo nghiên cứu được công bố trên ScienceDirect (cơ sở dữ liệu thư mục các ấn phẩm khoa học và y khoa của nhà xuất bản Elsevier của Hà Lan), nhiều loại gia vị có hàm lượng dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe cũng như hỗ trợ điều trị và kiểm soát bệnh tiểu đường.
Tác dụng của một số loại gia vị đối với bệnh tiểu đường dường như được trung gian thông qua kích thích tiết insulin tuyến tụy hoặc can thiệp vào quá trình hấp thụ glucose hoặc tác dụng tiết kiệm insulin của các hợp chất hoạt tính sinh học (tức là hợp chất phenolic). Gia vị rất giàu hợp chất chống oxy hóa có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc sử dụng các loại gia vị như quế, gừng, nghệ, thìa là Ai Cập, hạt tiêu đen, cà ri, rau mùi, mù tạt, hồi, hành tây, tỏi, nhân sâm, cỏ cà ri và nigella có liên quan đến việc kiểm soát bệnh tiểu đường.
Một số loại gia vị có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm, được biết là có tác dụng tích cực đến việc kiểm soát lượng đường trong máu và phản ứng đường huyết.
1. Quế là một loại gia vị tốt cho người tiểu đường
Quế tốt cho những người có lượng đường trong máu cao. Thêm quế vào thức ăn sẽ tăng thêm vị ngọt mà không cần thêm đường, và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quế có thể làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Quế cũng có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch, chẳng hạn như giảm mức cholesterol và triglyceride trong máu cao. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường, những người có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.
Xem thêm : Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan
Lưu ý rằng quế không phải là chất thay thế cho thuốc điều trị tiểu đường hoặc chế độ ăn kiểm soát carbohydrate, nhưng nó là một chất bổ sung hữu ích cho chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, những người đang dùng thuốc làm loãng máu nên trao đổi với bác sĩ trước khi thêm quế vào chế độ ăn uống của họ, vì quế có đặc tính làm đông máu có thể ảnh hưởng đến thuốc và tình trạng sức khỏe.
2. Gừng hữu ích trong việc hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường
Gừng có thể giúp hạ lượng đường trong máu.
Người bị tiểu đường có thể sử dụng gừng như một phần trong chế độ ăn uống của họ. Tuy nhiên, họ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về gừng như một chất bổ sung. Gừng có đặc tính chống tiểu đường và chống oxy hóa giúp kiểm soát lượng đường trong máu và cải thiện độ nhạy insulin. Một nghiên cứu cho thấy ở bệnh tiểu đường loại 2, gừng có thể làm giảm lượng đường trong máu lúc đói và tình trạng kháng insulin.
Cẩn thận không nên dùng quá nhiều cùng một lúc, vì gừng có thể gây ợ nóng hoặc đau dạ dày. Mặc dù nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng có thể hữu ích trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường, nhưng vẫn nên thận trọng. Không nên dùng quá 4 gam gừng mỗi ngày.
3. Tỏi giúp duy trì lượng đường trong máu
Tỏi tốt cho người bị tiểu đường, giúp duy trì lượng đường trong máu nhờ đặc tính hạ lipid và chống viêm. Một nghiên cứu cho thấy tỏi cải thiện khả năng kiểm soát lượng đường trong máu trong 24 tuần ở những người bị tiểu đường loại 2 và có thể làm giảm tình trạng kháng insulin.
Tiêu thụ quá nhiều tỏi cũng có thể gây ra mùi cơ thể nồng, ợ nóng, đầy hơi, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy, đặc biệt là nếu ăn sống. Tỏi cũng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, vì vậy không nên sử dụng trong những tuần trước khi phẫu thuật. Ngoài ra, nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu, tốt nhất nên trao đổi với bác sĩ trước khi tiêu thụ tỏi thường xuyên.
4. Nghệ chứa Curcumin có thể làm giảm các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường
Xem thêm : Top 5 loại rau mọc đâu cũng tốt được lương y dùng làm thuốc
Người bệnh tiểu đường chỉ nên sử dụng nghệ như một loại gia vị khi nấu ăn.
Thành phần hoạt chất trong nghệ, curcumin, có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và có lợi cho những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Một đánh giá nghiên cứu năm 2021 cho thấy curcumin có thể làm giảm lượng đường trong máu và giảm các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường. Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng curcumin có thể có vai trò trong việc phòng ngừa bệnh tiểu đường. Cần có nhiều thử nghiệm lâm sàng trên người hơn để hiểu rõ hơn về tác dụng của curcumin và nghệ.
Lưu ý rằng nghệ thường được coi là an toàn để tiêu thụ, nhưng dùng quá nhiều curcumin có thể gây ra tác dụng phụ khó chịu. Tốt nhất là người bị tiểu đường không nên ăn quá nhiều nghệ và chỉ sử dụng nghệ như một loại gia vị trong nấu ăn. Việc sử dụng nghệ hoặc thực phẩm bổ sung nghệ hàng ngày nên được thảo luận với bác sĩ để xem liệu nó có phù hợp với tình trạng của bạn hay không.
5. Người bị tiểu đường nên tránh những loại gia vị nào?
Hầu hết các loại gia vị đều không gây hại cho người bị tiểu đường miễn là chúng được tiêu thụ ở mức độ vừa phải. Nếu ăn ở mức độ vừa phải, người bị tiểu đường có thể ăn bất kỳ loại gia vị hoặc thảo mộc nào họ muốn. Trên thực tế, một số loại gia vị và thảo mộc có thể cải thiện tích cực sức khỏe và các triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Chỉ cần tránh các loại gia vị có đường như tương cà hoặc nước sốt trộn salad chế biến sẵn và hạn chế nước ép trái cây vì chúng có thể làm lượng đường trong máu tăng đột biến nhanh chóng.
Các bác sĩ tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương khuyến cáo: Một chế độ ăn giúp bệnh nhân tiểu đường quản lý thời điểm, loại thực phẩm và lượng thức ăn cần ăn để có đủ chất dinh dưỡng trong khi vẫn kiểm soát được lượng đường trong máu mục tiêu. Một chế độ ăn tốt sẽ dựa trên mục tiêu lượng đường trong máu, sở thích và lối sống của bệnh nhân, cũng như thuốc men.
Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên và duy trì chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp.
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/4-loai-gia-vi-co-loi-cho-suc-khoe-nguoi-dai-thao-duong-172240903213153348.htm
Nguồn: https://truonglehongphong.edu.vn
Danh mục: Cẩm nang